'Tự phá hủy' ngăn chặn miễn dịch bảo vệ chống lại bệnh sốt rét
Ngày 28/12/2015. Malaria News-'Tự phá hủy' ngăn chặn miễn dịch bảo vệ chống lại bệnh sốt rét ('Self-sabotage' prevents immune protection against malaria). Các nhà khoa học Australia lần đầu tiên tiết lộ cách ký sinh trùng sốt rét gây ra một phản ứng viêm phá hủy khả năng của cơ thể để tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh này. Phát hiện này được công bố trên Tạp chí Cell mở ra khả năng cải thiện các vắc-xin sốt rét mới hay hiện có bằng cách thúc đẩy các tế bào miễn dịch quan trọng cần thiết cho miễn dịch lâu dài, thậm chí có thể bao gồm các loại vắc-xin trước đây không hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng. Các nhà nghiên cứu từ Viện Walter và Eliza của Melbourne phát hiện ra rằng các phân tử viêm tương tự dẫn đến đáp ứng miễn dịch trong sốt rét lâm sàng và sốt rét nặng cũng ngăn chặn cơ thể phát triển các kháng thể bảo vệ chống lại ký sinh trùng, TS. Diana Hansen, TS. Axel Kallies và TS. Victoria Ryg-Cornejo dẫn đầu một nhóm nghiên cứu đã kiểm tra cách mà hệ miễn dịch đáp ứng với nhiễm sốt rét do Plasmodium falciparum. TS. Hansen cho biết đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đã xác định chính xác lý do tại sao hệ thống miễn dịch thất bại để phát triển khả năng miễn dịch trong thời gian nhiễm bệnh sốt rét: "Với nhiều lần nhiễm bệnh thì một lần phơi nhiễm duy nhất tới tác nhân gây bệnh là đủ để kích thích sản xuất kháng thể bảo vệ bạn cho phần đời còn lại của bạn, tuy nhiên với bệnh sốt rét điều này có thể mất đến 20 năm đối với một người nào đó để xây dựng đủ khả năng miễn dịch để được bảo vệ, trong thời gian đó con người bị phơi nhiễm với bệnh sốt rét rất dễ bị tái nhiễm và bị bệnh nhiều lần cũng như lan truyền bệnh". Trước đây bệnh sốt rét khó xử lý vì cơ thể không giỏi phát triển miễn dịch lâu dài với ký sinh trùng và điều đó đã cản trở sự phát triển vắc-xin, TS. Hansen cho biết thêm: "Điều này là phức tạp bởi thực tế chúng tôi không biết đó là do chính ký sinh trùng sốt rét hoặc phản ứng viêm đối với bệnh sốt rét đã thực sự ức chế khả năng phát triển miễn dịch bảo vệ. Bây giờ chúng tôi đã chỉ ra rằng đó là một con dao hai lưỡi: trong thực tế lâm sàng bệnh sốt rét nặng phản ứng viêm mạnh đi kèm cũng chịu trách nhiệm cho việc bịt miệng các tế bào miễn dịch quan trọng cần thiết cho sự bảo vệ lâu dài chống lại ký sinh trùng". Tiến sĩ Kallies cho rằng các phân tử viêm được phóng thích bởi cơ thể để chống lại nhiễm trùng đã ngăn chặn các kháng thể bảo vệ thực hiện "Miễn dịch lâu dài với bệnh sốt rét và các mầm bệnh khác đòi hỏi các đáp ứng kháng thể", ông nói: "Các tế bào miễn dịch chuyên biệt gọi là tế bào T tham gia cùng với các tế bào B để tạo ra các kháng thể bảo vệ này, tuy nhiên chúng tôi cho thấy rằng trong thời gian nhiễm bệnh sốt rét các phân tử viêm quan trọng thực sự ngăn chặn sự phát triển của các tế bào T và do đó các tế bào B không nhận được các hướng dẫn cần thiết để tạo ra các kháng thể".
| Các nhà khoa học Australia lần đầu tiên tiết lộ cách ký sinh trùng sốt rét gây ra một phản ứng viêm phá hoại khả năng của cơ thể để tự bảo vệ mình chống lại bệnh.TS. Axel Kallies (trái) và Tiến sĩ Diana Hansen (phải) |
Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nhất ở người với khoảng 250 triệu trường hợp lâm sàng mỗi năm, trẻ em đặc biệt dễ bị sốt rét nặng vì có ít hoặc không có miễn dịch đối với ký sinh trùng gây ra các triệu chứng như thiếu máu, khó thở, suy thận, hôn mê và có thể tử vong nhanh chóng. TS. Hansen cho biết những phát hiện này có thể dẫn đến những hướng đi mới trong việc tìm kiếm các loại vắc-xin sốt rét hiệu quả: "Nghiên cứu này mở ra cánh cửa cho việc tiếp cận tới các phương pháp điều trị nhằm tăng tốc phát triển miễn dịch bảo vệ bệnh sốt rét và cải thiện hiệu quả của vắc-xin sốt rét, cho đến nay vắc xin sốt rét đã cho những kết quả đáng thất vọng. Bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy một cách nhằm cải thiện các đáp ứng này bằng cách thiết kế hoặc tạo ra loại vắc-xin thúc đẩy sự phát triển của các tế bào T mà nó sẽ cho phép cơ thể tạo ra các kháng thể bảo vệ mà mục tiêu là ký sinh trùng sốt rét".
|