Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 23/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Finance & Retail Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Tấm gương tiểu biểu
Tập thể điển hình tiên tiến
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 9 2 9 1 0
Số người đang truy cập
6 6 2
 Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Trong năm 2015, Việt Nam có nhiều bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế được hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ sức khỏe nhân dân (Ảnh Internet)
Chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng cao toàn diện trong năm 2015

Theo Bộ Y tế (MOH), năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên Hợp quốc (UN), Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu MDGs về chăm sóc sức khỏe người dân và có nhiều tiềm năng hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của UN đến năm 2030.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Y học hiện đại

- Chỉ tiêu khám chữa bệnh tăng cao: Báo cáo của Bộ Y tế cho biết các chỉ tiêu tổng hợp như số lần khám bệnh, số bệnh nhân nội trú, ngoại trú, số ngày điều trị nội, ngoại trú, số phẫu thuật, thủ thuật, chẩn đoán, xét nghiệm đều tăng so với năm 2014, đạt bình quân 2,34 lượt khám/người/năm.


Các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương và tuyến tỉnh dần dần tiệm cận trang thiết bị y tế hiện đại trên thế giới

- Đột phá trong giảm quá tải bệnh viện và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến: Ngành y tế cả nước đang tích cực triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp nhằm giảm tải bệnh viện như thực hiện thông tư quy định về chuyển tuyến, ban hành thông tư quy định đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) và chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đặc biệt là người có thẻ BHYT. Mở rộng và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinhtheo “Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020”; đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và tư vấn khám chữa bệnh từ xa (Telemedicine); phê duyệt bổ sung 13 bệnh viện, nâng số bệnh viện vệ tinh lên 60 của 15 bệnh viện hạt nhân, tỷ lệ chuyển tuyến từ tuyến dưới lên tuyến trên của các bệnh viện vệ tinh giảm rõ rệt. Các đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao gói kỹ thuật, thực hiện nghĩa vụ luân phiên theo Quyết định 14 của Thủ tướng nên nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện các kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch, ghép thận, ung thư, hầu hết các bệnh viện đa khoa tỉnh đã thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện.Tập trung các nguồn vốn đầu tư để hoàn thành một số bệnh viện, dự án, hạng mục phục vụ công tác giảm tải, kê thêm giường bệnh. Số giường bệnh/1 vạn dân năm 2011 là 21,5, đến năm 2015 đã tăng lên 24,0; các bệnh viện cũng đã sắp xếp, bố trí lại các khoa, phòng, kê thêm hàng chục ngàn giường để phục vụ nhân dân, trong đó các bệnh viện tuyến trung ương đã kê thêm 4.800 giường. Các bệnh viện TW đã và đang thực hiện cam kết giảm quá tải, nằm ghép nên tại một số bệnh viện đã giải quyết cơ bản tình trạng quá tải, nằm ghép như: Bệnh viện K, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Việt Đức (giảm từ 60-70% số giường phải nằm ghép nay còn 6-7%). Bộ Y tế và UBND thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng đang đẩy mạnh triển khai Đề án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của một số bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tập trung nguồn lực để giải quyết tình trạng quá tải của bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy. Hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh ở thành phố lớn đã giảm được số khoa có nằm ghép; đồng thời tăng công suất sử dụng giường bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.


Cải tiến công tác khám chữa bệnh hướng đến sự hài lòng của người bệnh

- Cải tiến công tác khám chữa bệnh hướng đến sự hài lòng của người bệnh: Các bệnh viện tiếp tục triển khai quyết liệt Quyết định 1313 về quy trình khám bệnh, đầu tư thêm và sử dụng 15% số tiền khám bệnh thu được để cải tạo khu vực khám bệnh, lắp đặt hệ thống phát số tự động, trang bị thêm ghế chờ, bàn khám, các máy móc xét nghiệm, tăng cường nhân lực, kéo dài thời gian làm việc (nhiều bệnh viện đón bệnh nhân đến khám từ 5-6 giờ sang, đặt mục tiêu khám hết bệnh nhân trong ngày mới nghỉ), cải tiến quy trình thu viện phí và thanh toán BHYT, giảm từ 6 xuống còn 4 chữ ký trong bản kê thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, quy trình khám bệnh giảm từ 12-14 bước xuống còn 4-7 bước, trung bình giảm được 48,5 phút một lượt khám bệnh, tại nhiều bệnh viện, nếu chỉ đi khám thông thường, không phải làm các chiếu, chụp, xét nghiệm thì thời gian chỉ mất 20-30 phút. Thực hiện kiểm tra, đánh giá bệnh viện theo Bộ tiêu chí mới với 83 tiêu chí, đã có 55,4% bệnh viện trên toàn quốc thành lập phòng hoặc tổ quản lý chất lượng. Hệ thống kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm được hình thành với 3 trung tâm và gần 1.400 phòng xét nghiệm, các hướng dẫn chuyên môn được ban hành với số lượng lớn như gần 4.000 hướng dẫn quy trình chuyên môn.


Các đơn vị, địa phương tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động của đường dây nóng để ghi nhận những ý kiến phản ánh của người dân, giám sát thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời những tấm gương tốt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cần thiết phải chuyển công tác hoặc cho ra ngoài ngành đối với các trường hợp vi phạm nặng hoặc vi phạm nhiều lần. Trong 9 tháng năm 2015 có 2.095 trường hợp bị nhắc nhở, xử lý kỷ luật 63 trường hợp, 62 cán bộ bị cắt thi đua, khen thưởng.


Y học cổ truyền ngày càng
phát huy vai trò tích cực trongchẩn trị bệnh

Y dược học cổ truyền

Mạng lưới khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tiếp tục ổn định và phát triểnvới 61 bệnh viện y học cổ truyền (YHCT), 90% các bệnh viện y học hiện đại có khoa, tổ YHCT, 74,3%các trạm y tế có bộ phận khám chữa bệnh bằng YHCT. Đặc biệt sau khi có Quyết định số 362/QĐ-TTg, ngày 11/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014 - 2025, nhiều địa phương đã đầu tư nâng cấp bệnh viện y học cổ truyền như Bệnh viện YHCT Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Định....Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT so với tổng khám chữa bệnh chung của từng tuyến đã có bước cải thiện đáng kể, tuy nhiên chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượt khám chữa bệnh chung, tuyến tỉnh là 8,8%, tuyến huyện là 9,1% và tuyến xã là 24,6%. Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện Quyết định số 647/QĐ-BYT, ngày 14/02/2015 của Bộ Y tế ban hành tiêu chí xác định xã tiên tiến về y dược cổ truyền, đôn đốc triển khai Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020, đến nay đã có 52/63 tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư về phát triển nền đông y và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp được cấp các đơn hàng nhập khẩu dược liệu; kiểm tra, kiểm soát chất lượng dược liệu tại một số cơ sở khám chữa bệnh và các đơn vị kinh doanh dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền. Tập huấn về nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng dược liệu cho các cán bộ y học cổ truyền của các khoa YHCT bệnh viện đa khoa và một số cơ sở hành nghề y tế tư nhân.


Chất lượng dịch vụ
dân số & kế hoạch hóa gia đình ngày càng được nâng cao

Dân số & kế hoạch hóa gia đình

Năm 2015, số trẻ em sinh ra tăng 1,4%, trong đó số trẻ em sinh ra là con thứ 3 trở lên tăng 0,39% so với cùng kỳ năm 2014; tỷ số giới tính khi sinh cả nước là 112,8. Số bà mẹ mang thai được sàng lọc sàng lọc trước sinh lần 1, lần 2 tăng 31,8%, 32,7%; sàng lọc sơ sinh tăng 1% so cùng kỳ năm 2014. Chất lượng dịch vụ Dân số & kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) từng bước được nâng cao, công tác truyền thông được đẩy mạnh với nhiều hình thức tới nhiều đối tượng khác nhau. Dịch vụ KHHGĐ được đưa đến gần với người dân tại 5.700 xã có vùng mức sinh cao, vùng khó khăn. Bảo đảm cung cấp đủ các phương tiện tránh thai cấp miễn phí theo quy định, đồng thời đẩy mạnh tiếp thị xã hội phương tiện tranh thai. Đánh giá cả giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng dân số được khống chế ở khoảng 1,05%/năm, quy mô dân số năm 2015 là 91,7 triệu người đạt mục tiêu để ra (<93 triệu người), mô hình gia đình ít con ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế vào năm 2006 và được duy trì liên tục cho đến nay. Chất lượng dân số ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình ngày càng cao. Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã được mở rộng từ 11 tỉnh, thành phố lên 63/63 tỉnh, thành phố; tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã tăng lên qua các năm: sàng lọc trước sinh tăng từ1,5% năm 2011 lên 15% năm 2015, sàng lọc sơ sinh tăng từ 6% năm 2011 lên 30% năm 2015. Đến năm 2015, mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân đã triển khai mở rộng và ngày càng được triển khai có chiều sâu tại 63 tỉnh/thành phố. Tích cực triển khai các hoạt đồng truyền thông thay đổi hành vi để kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2011-2015 chỉ tăng 0,18 điểm%/năm (từ 111,9 lên 112,8 bé trai trên 100 bé gái), so với giai đoạn 2009-2011 là tăng 0.7 điểm%/năm. Từ năm 2011, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số”. Trong thời gian qua ngành y tế đã chuẩn bị cho việc xây dựng các chính sách, chương trình hành động phù hợp, triển khai Đề án Chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại 29 tỉnh, thành phố có tỷ lệ người cao tuổi cao.


Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em hướng tới thực hiện các SDGs đến năm 2030

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ & trẻ em

Nhằm duy trì kết quả thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, hướng tới thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) về lĩnh vực này; ngay từ đầu năm Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 09/01/2015 về tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Nhiều văn bản quản lý, hướng dẫn chuyên môn thuộc lĩnh vực sức khỏe sinh sản được cập nhật, bổ sung, sửa đổi và xây dựng mới để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, cũng như các Kế hoạch quốc gia, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật. Triển khai đồng bộ các giải pháp và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát (kể cả các phòng khám tư nhân) và hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới nhằm hạn chế tai biến sản khoa. Công tác truyền thông vận động chính sách, truyền thông thay đổi hành vi cũng được chú trọng. Ngày 28/01/2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Từ đầu năm 2015, đã có 3 bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật này là Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế và Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM). Bệnh viện Phụ sản trung ương có 60 hồ sơ được duyệt, trong đó đã thực hiện 46 ca, cháu đầu tiên dự kiến chào đời vào tháng 01/2016; bệnh viện Từ Dũ có 33 Hồ sơ được duyệt, đã thực hiện 19 ca.

Trong giai đoạn 2011-2015, độ bao phủ của hầu hết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu đều được mở rộng ở cả tuyến huyện và tuyến xã, đặc biệt là các can thiệp thiết yếugiúp giảm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh như mổ đẻ, truyền máu, nuôi dưỡng và điều trị trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng, xử trí tai biến sản khoa. Cho đến cuối năm 2015, toàn quốc đã đào tạo được 1.737 cô đỡ thôn, bản. Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BYT ngày 08/03/2013 về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản, trong đó cô đỡ được coi là một loại hình nhân viên y tế thôn bản, được hưởng mức phụ cấp như y tế thôn bản. Đội ngũ cô đỡ đã đóng góp đáng kể vào việc cải thiện sức khoẻ bà mẹ, trẻ em ở các vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh công tác giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân đã giảm từ 17,5% vào năm 2010 xuống còn 13.7% năm 2015, thể thấp còi cũng giảm mạnh từ 29,3% vào năm 2010 xuống còn 24,2% năm 2015.Việt Nam đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm tử vong bà mẹ xuống 58,3 trên 100.000 trẻ đẻ sống, giảm tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống 14,7‰ (mục tiêu 14,8‰). Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thai kỳ đạt trên 90%, tỷ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ y tế đã qua đào tạo đỡ đạt 98%, tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc tuần đầu sau sinh đạt 81%.


Nhân viên y tế cơ sở tuyên truyền và kiểm tra sức khỏe cho đồng bào vùng sâu, vùng xa

Nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu

Củng cố và bao phủ mạng lưới y tế cơ sở

Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và bao phủ rộng khắp toàn quốc, 100% số xã, phường, thị trấn đã có cán bộ y tế hoạt động, nhưng vẫn còn khoảng 1% chưa có cơ sở mà trạm y tế phải sử dụng nhờ nhà dân hoặc cơ quan khác; 78% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc, 96% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; khoảng 60% số trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã. Thời gian qua, mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư từ trái phiếu chính phủ để xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất cho 598 bệnh viện/trung tâm y tế huyện và một số phòng khám đa khoa khu vực. Nhiều trạm y tế xã cũng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới từ nguồn ngân sách địa phương và viện trợ. Về tổ chức bộ máy, Chính phủ ban hành Nghị định 117/2014/NĐ-CP quy định trạm y tế xã xã là đơn vị trực thuộc trung tâm y tế huyện và nhân lực trạm y tế xã xã là viên chức đã giúp cho trạm y tế xã xã chính thức được quản lý và chỉ đạo theo ngành dọc. Các hoạt động y tế dự phòng và chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai có hiệu quả tại mạng lưới y tế cơ sở. Cung ứng dịch vụ tại mạng lưới y tế cơ sở được mở rộng, bước đầu đã tập trung vào quản lý dựa vào cộng đồng trong việc phòng chống một số bệnh không lây nhiễm. Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình từ năm 2013, sau 2 năm đã đạt được một số kết quả ban đầu tích cực với 240 phòng khám bác sỹ gia đình được thành lập.


Bộ trưởng Bộ Y tế trao tặng 300 tủ thuốc và dụng cụ Y tế cho đại diện ngư dân đảo Lý Sơn

Củng cố mạng lưới y tế biển đảo và đẩy mạnh quân dân ykết hợp

Tiếp tục tập trung củng cố mạng lưới y tế biển, đảo; nghiên cứu thực trạng, xác định nhu cầu và đề xuất giải pháp chính sách, mô hình cung ứng dịch vụ y tếcho các huyện đảo giai đoạn 2015-2020, làm cơ sở xây dựng chuẩn về y tế các huyện đảo. Đôn đốc việc thành lập bộ môn Y học biển tại Đại học y dược Huế và TP. Hồ Chí Minh và tổ chức một số khóa tập huấn kiến thức y tế cho ngư dân. Tiếp tục phong trào “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển”, triển khai xây dựng danh mục các dự án đầu tư thực hiện đề án 317 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020, hỗ trợ hoạt động tư vấn, khám sức khỏe cho phụ nữ 15-49 tuổi, bà mẹ mang thai, trẻ em tại các xã thuộc huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh; phối hợp với Cục Quân y - Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện mô hình truyền thông và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho bộ đội và nhân dân tại các huyện đảo của các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Kiên Giang. Nâng cao hiệu quả tham mưu của hệ thống “Ban quân dân y” các cấp cho lãnh đạo UBND triển khai công tác y tế quân sự địa phương; chỉ đạo Ban quân dân y các cấp tổ chức tốt hành trình “chung tay vì sức khỏe cộng đồng” do Bộ Quốc phòng phát động, xây dựng bệnh viện dã chiến dự bị động viên; tổ chức khám sức khỏe cho thanh niên nhập ngũ bảo đảm chất lượng; duy trì các đội cơ động cấp cứu ngoại viện, đội cơ động phòng chống dịch và khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, vận động tặng trang thiết bị y tế cho các trạm y tế vùng sâu, vùng xa.


Truyền thông phòng chống bọ gậy muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Truyền thông, giáo dục sức khỏe

Trong năm 2015, với phương châm truyền thông chủ động, truyền thông đi trước một bước, Bộ Y tế đã chỉ đạo, quán triệt trong toàn ngành y tế việc thực hiện và tăng cường công tác truyền thông cung cấp thông tin y tế; chủ động cung cấp thông tin thường xuyên, đột xuất cho báo chí, xử lý kịp thời và hiệu quả các thông tin nóng về y tế. Các cơ sở y tế trên toàn quốc và ngành y tế các địa phương ngày càng chú trọng và thực hiện hiệu quả công tác cung cấp thông tin y tế. Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế với các cơ quan báo chí tuyên truyền phổ biến kiến thức sức khỏe cũng như các chủ trương, chính sách và hoạt động ngành y tế; thông qua hàng chục cuộc giao ban Tổng Biên tập, hơn 20 cuộc họp báo, gặp mặt báo chí do Bộ Y tế tổ chức; cung cấp tin, bài, mời hàng trăm lượt phóng viên của hàng trăm cơ quan báo chí tham gia các hoạt động của ngành y tế; hợp tác với gần 40 đài, báo chí xây dựng hơn 3.000 tin, bài, phóng sự, hơn 50 lượt diễn đàn, giao lưu, tọa đàm trực tuyến, đối thoại…Tổ chức Chiến dịch truyền thông “Y tế Việt Nam - 60 năm làm theo lời Bác dạy”; truyền thông thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành.


Truyền thông giáo dục sức khỏe chuyển đổi hành vi nâng cao nhận thức tự bảo vệ sức khỏe

Giai đoạn 2011-2015, ngành y tế đã từng bước kiện toàn tổ chức bộ máy truyền thông: thành lập Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng năm 2012; kiện toàn hệ thống Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương và tỉnh, thành phố; hướng dẫn,chỉ đạo về hoạt động Người phát ngôn và bộ phận thực hiện công tác truyền thông cung cấp thông tin trong các đơn vị của ngành y tế từ Trung ương đến địa phương. Chú trọng ký kết và triển khai các chương trình phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên Giáo Trung ương và một số ban của Đảng, các tổ chức chính trị, xã hội, Bộ, ngành có liên quan nhằm tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và thu hút sự vào cuộc của các cấp ủy, đảng, chính quyền, các cơ quan truyền thông.Chủ động, công khai, minh bạch cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các cơ quan báo chí và dư luận xã hội, từng bước định hướng thông tin, tạo sự gắn kết giữa ngành y tế và báo chí, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi nâng cao sức khỏe đến mỗi người dân và cộng đồng.


Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh

Hợp tác quốc tế

Năm 2015, tổ chức thành công Hội nghị quan chức cao cấp về phát triển y tế của ASEAN và nhiều hội nghị chuyên đề với các nước trong khu vực và quốc tếcông tác vận động viện trợ cho ngành từ các đối tác tiềm năng đã được tăng cường thông qua việc kêu gọi được các dự án cho lĩnh vực y tế như: Dự án xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Việt Nhật Chợ Rẫy (cơ sở 2), kinh phí dự kiến 287 triệu USD; EU tài trợ 114 triệu Euro cho Việt Nam theo hình thức hỗ trợ ngân sách; World Bank tài trợ 120 triệu USD cho dự án phát triển nguồn nhân lực; Quỹ Toàn cầu đã phê duyệt nguồn tài trợ 158,4 triệu USD cho 4 lĩnh vực sốt rét, lao, HIV/AIDS và tăng cường hệ thống y tế (HSS) trong giai đoạn 2015-2017 tạiViệt Nam; Dự án "An ninh y tế khu vực tiểu vùng Mê Kông" do ADB tài trợ với kinh phí dự kiến 84 triệu USD và nhiều Dự án hợp tác khác.

 

Ngày 28/01/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo Báo cáo của Bộ Y tế)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích