WHO xem xét lại hướng dẫn về bệnh mù đường sông (onchocerciasis) khi các quốc gia tiến gần đến mục tiêu loại trừ
22/1/2016. GENEVA. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)xem xét lại hướng dẫn về bệnh mù đường sông (onchocerciasis)khi các quốc gia tiến gần đến mục tiêu loại trừ (WHO revises onchocerciasis guidelines as countries approach elimination targets).WHO đặt mục tiêu loại trừ onchocerciasis (hay còn gọi là bệnh mù đường sông) tại Mỹ Latinh, tại các nước châu Phi được chọn lọc và tại Yemen vào năm 2020 như được nhấn mạnh trong “Lộ trình của WHO về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên” WHO Roadmap on neglected tropical diseases (NTDs). Khi các nước đến gần cuối giai đoạn điều trị, WHO đã xuất bản hướng dẫn sửa đổi kết hợp bằng chứng mới thu thập được trong suốt 15 năm qua. "Những hướng dẫn dựa trên bằng chứng này đến ở một thời điểm khi các quốc gia đang có tiến bộ vững chắc và hướng đến mục tiêu loại trừ", Tiến sĩ Dirk Engels, Giám đốc Khoa kiểm soát các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Department of Control of Neglected Tropical Diseases) cho biết: "Họ cung cấp các khuyến nghị trên khi ngừng các chương trình điều trị có quy mô lớn và tiến hành các hoạt động giám sát sau điều trị trong một thời gian tối thiểu là 3 năm trước khi xác nhận sự gián đoạn của lan truyền và do đó loại trừ căn bệnh này, các hướng dẫn này cũng bao gồm các bước để thực hiện quá trình xác minh việc loại bỏ sự lây truyền". WHO công bố hướng dẫn về bệnh mù đường sống mới nhất vào năm 2001, từ đó Chương trình loại trừ bệnh này cho châu Mỹ (Onchocerciasis Elimination Program for the Americas_OEPA) đã làm ngừng sự lây truyền ở hầu hết các ổ bệnh. Với sự tiến bộ bền vững, WHO ước tính rằng 12 quốc gia ở châu Phi (Benin, Burundi, Chad, Kenya, Mali, Guinea-Bissau, Guinea, Malawi, Niger, Senegal, Sierra Leone và Togo) sẽ loại trừ căn bệnh này vào năm 2020. Sau khi kết thúc Chương trình phòng chống bệnh mù đường sông ở châu Phi (African Programme for onchocerciasis Control_APOC) vào ngày 31/12/2015, một thực thể mới-Dự án đặc biệt về loại trừ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên mở rộng (Expanded Special Project for Elimination of Neglected Tropical Diseases_ESPEN) được phát động vào tháng 5/2016 sẽ thúc đẩy một cách tiếp cận lồng ghép nhằm giải quyết bệnh mù đường sông cùng với bốn bệnh nhiệt đới bị lãng quên khác gây ra gánh nặng cao, bao gồm cả bệnh giun chỉ bạch huyết, đau mắt hột, bệnh sán máng và bệnh giun truyền qua đất. WHO đang thúc đẩy cho sự ra mắt của một chương trình loại trừ ở Yemen (nơi bệnh mù đường sông lưu hành) trong sự phối hợp với Bộ Y tế và Dân số, Ngân hàng Thế giới (WB) và các đối tác quốc tế khác.Tiến bộ (Progress)Sự dịch chuyển từ phòng chống sang loại trừ căn bệnh này đến sau nhiều năm đạt được tiến bộ ở các nước bị ảnh hưởng ở châu Phi-đầu tiên thông qua các nỗ lực tiên phong của OCP ở Tây Phi (1974-2002) và sau đó thông qua chương trình điều trị trực tiếp ở cộng đồng của APOC (1995- 2015). Chỉ tính riêng trong năm 2014, hơn 112 triệu người đã được điều trị ở 22 quốc gia trong khu vực châu Phi, đại diện cho 65% độ bao phủ toàn cầu chống lại onchocerciasis, hơn 34 triệu người bổ sung đã nhận được với các can thiệp y tế bổ sung bằng cách sử dụng mạng lưới các nhân viên y tế được đào tạo. Ở Mỹ Latinh, WHO đã xác nhận ba nước-Colombia, Ecuador và Mexico như là các quốc gia không còn bệnh. Một nhóm nghiên cứu quốc tế sẽ đến thăm một quốc gia thứ tư- Guatemala vào giữa năm 2016 để xác minh việc loại bỏ sự lây truyền. "Có một sự cam kết quốc tế rộng lớn hướng tới loại trừ bệnh mù đường sông", Tiến sĩ Gautam Biswas-Điều phối viên của bộ phận phòng chống sự lan truyền và Hóa trị dự phòng nói: "Một cách tiếp cận lồng ghép để giải quyết bệnh mù đường sông và bệnh giun chỉ bạch huyết, cùng tồn tại ở nhiều quốc gia tại lục địa châu Phi sẽ là một phương pháp chi phí hiệu quả mang lại lợi ích cho toàn bộ những người bị ảnh hưởng".
Bệnh mù đường sông (The disease)Bệnh onchocerciasis ở người còn được gọi là bệnh mù đường sông là một bệnh ký sinh trùng gây ra bởi giun chỉ Onchocerca volvulus. Nhiễm trùng lây truyền qua loài ruồi đen (Simulium spp.) mà nó sinh sản ở các suối và sông chảy nhanh, chủ yếu ở các ngôi làng hẻo lánh nằm gần đất màu mỡ nơi mà người dân dựa vào nông nghiệp. Bệnh onchocerciasis là một căn bệnh của mắt và da, các triệu chứng bị làm trầm trọng thêm bởi cái chết của giun con (microfilariae) mà nó lưu thông trong các mô dưới da và trong mắt, gây phản ứng viêm dữ dội, người bị nhiễm bệnh có thể có các triệu chứng như ngứa trầm trọng và có các tổn thương mắt và da. WHO khuyến cáo điều trị hàng năm bằng ivermectin cho ít nhất trong vòng 10-15 năm, ưu tiên cho điều trị 6 tháng được chỉ định nơi dữ liệu dịch tễ học không đi đúng hướng để đạt được loại trừ vào đúng thời gian đặt ra mục tiêu. Hơn 99% số người bị nhiễm sống ở 31 quốc gia ở vùng cận Saharan châu Phi, bệnh mù đường sông cũng được tìm thấy ở Yemen và ở một số nước Mỹ Latinh như Brazil và Guatemala.
|