Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 1 8 6 2
Số người đang truy cập
5 4 1
 Hoạt động hợp tác
Ngày Quốc tế phụ Nữ: Tiến bước vì bình đẳng giới cùng mục tiêu chăm sóc sức khỏe phụ nữ

Ngày 7/3/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ngày Quốc tế phụ Nữ: Tiến bước vì bình đẳng giới (International Women’s Day: Step it up for gender equality). Ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ và chủ đề năm 2016 là "Hành tinh 50-50 đến năm 2030: Tiến bước vì bình đẳng giới" (Planet 50-50 by 2030: Step it up for gender equality) tạo đà cho sự thực thi hiệu quả những Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mới của Liên Hợp quốc.

Theo Tổ chức Phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women), với chủ đề ngày quốc tế phụ nữ năm 2016 "Hành tinh 50-50 đến năm 2030: Tiến bước vì bình đẳng giới"UN sẽ suy nghĩ làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ các chương trình nghị sự đến năm 2030 là thời hạn chót phải đạt được các mục tiêu SDGs, tạo nguồn lực cho việc thực hiện hiệu quả các mục tiêu SDGs mới của UN, trong đó có bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ cũng như đảm bảo các quyền con người của phụ nữ và bé gái. Đặc biệt nhân sự kiện này, Quỹ Nhi đồng UN (UNICEF) và Quỹ Dân số UN (UNFPA) công bố một sáng kiến mới nhằm thúc đẩy nỗ lực chấm dứt tình trạng tảo hôn trên thế giới vào năm 2030, bảo vệ quyền của hàng triệu trẻ em gái đang trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất thế giới. UN Women cho rằng sáng kiến này góp phần tích cực ngăn chặn nạn tảo hôn ở trẻ em gái vị thành niên ở châu Phi, châu Á và Trung Đông, nơi có tỷ lệ hôn nhân dưới tuổi trưởng thành cao nhất hiện nay.


Ảnh: UN Women/Ryan Brown

Các nghiên cứu của WHO về sức khỏe phụ nữ trước khi kết thúc mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015 cho thấy mặc dù đã đạt được những tiến bộ quan trọng nhưng kết quả không đồng đều, nhất là chỉ tiêu giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 800 phụ nữ tử vong do sinh con và các biến chứng thai kỳ khác có liên quan, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới vẫn chiếm tỷ lệ cao với gần trong 1 trong 3 phụ nữ từng bị ảnh hưởng bởi bạo lực trong đời. Thực hiện mục tiêu SDGs từ năm 2016, UN Women đề xuất các chỉ tiêu tiến tới bình đẳng giới bao gồm không còn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, triển khai những hành động cụ thể nhằm xóa bỏ nỗi sợ hãi đến suy kiệt và trải nghiệm về bạo lực; bình đẳng giới trong phân phối năng lực-kiến thức, sức khỏe tốt, sức khỏe tình dục và sinh sản tốt, quyền sinh sản của phụ nữ và các trẻ em gái vị thành niên; bình đẳng giới trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội, bao gồm về đất đai, việc làm bền vững và trả công bình đẳng để củng cố sự an toàn kinh tế và an sinh xã hội của phụ nữ. Bình đẳng giới trong quyền năng ra quyết định trong các tổ chức công và tư, trong quốc hội các nước, hội đồng địa phương, các phương tiện truyền thông và xã hội dân sự, trong công tác quản lý và quản trị của các công ty, và trong các gia đình và cộng đồng.

Đối với nhiệm vụ của WHO, bình đẳng giới bao hàm chăm sóc sức khỏe phụ nữ và giảm tỷ lệ tử vong do sinh con cũng như các biến chứng thai kỳ. WHO cho biết trên thế giới trong năm 2010 có 287.000 phụ nữ tử vong trong và sau khi mang thai và sinh đẻ là do các biến chứng trong và sau khi mang thai và sinh đẻ mà hầu hết những biến chứng này phát triển trong quá trình mang thai. Các biến chứng khác có thể tồn tại trước khi mang thai nhưng trở nên tồi tệ hơn trong quá trình mang thai như những biến chứng chủ yếu chiếm tới 80% tử vong mẹ là chảy máu nhiều, nhiễm trùng (sau sinh), huyết áp cao trong khi mang thai (tiền sản giật và sản giật) và phá thai không an toàn, những biến chứng còn lại do hoặc liên quan với những bệnh như sốt rét và AIDS trong khi mang thai. 99% tử vong mẹ xảy ra ở những nước đang phát triển và cao hơn ở những phụ nữ sống tại nông thôn và trong cộng đồng nghèo hơn, trẻ gái vị thành niên phải đối mặt với nguy cơ biến chứng và tử vong cao hơn khi mang thai so với những phụ nữ lớn tuổi hơn, việc chăm sóc có kỹ năng lành nghề trước, trong và sau sinh có thể cứu hàng chục ngàn phụ nữ và trẻ sơ sinh. Trong khi tiêu chuẩn chăm sóc phụ nữ có thai đang ngày càng tăng ở nhiều nơi trên thế giới trong thập kỷ qua, thì chỉ có 46% phụ nữ ở những nước thu nhập thấp được lợi từ viêc chăm sóc có kỹ năng lành nghề trong khi sinh đẻ.


Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm làm giảm tử vong mẹ (MMR)

Ở Việt Nam bình đẳng giới luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Chính phủ đã đề ra mục tiêu tổng quát về bình đẳng  giới: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, tạo mọi điều kiện cần thiết để thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ, để họ tham gia và hưởng lợi đầy đủ và bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội”, theo đó nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ luôn được đặt lên hàng đầu. Theo đó trong khuôn khổ MDGs, sức khoẻ bà mẹ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm chính của ngành y tế cũng như cam kết của Chính phủ Việt Nam với Chiến lược toàn cầu của Liên Hợp Quốc về Sức khoẻ của Phụ nữ và Trẻ em (United Nations Global Strategy for Women's and Children's Health) nhằm cứu sống hơn 16 triệu phụ nữ và trẻ em trong vòng 4 năm tới. Theo WHO, từ năm 1990 tử vong mẹ đã giảm tại Việt Nam và đang trên lộ trình thực hiện MDG5 (giảm 3/4 tử vong mẹ từ 1990 đến 2015), sức khoẻ bà mẹ và việc tiếp cận các dịch vụ sức khoẻ sinh sản đã liên tục được cải thiện. Tỷ lệ tử vong mẹ (maternal mortality ratio_MMR) đã giảm từ 200/100.000 trẻ sinh sống năm 1990 xuống 80/100.000 trẻ sinh sống năm 2005 và hiện tại ước tính khoảng 65/100.000 trẻ sinh sống và cuộc đẻ có trợ giúp của nhân viên y tế được đào tạo đã tăng từ 85% năm 2000 lên 94.7% năm 2008. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế (MOH) giai đoạn 2011-2015, tỷ số tử vong mẹ giảm từ 68/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2010) xuống còn khoảng 58,3/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2015); tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 15,8‰ (năm 2010) xuống còn 14,7‰ (năm 2015); tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 23,8‰ (năm 2010) xuống còn 22,1‰ (năm 2015); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 17,5% (năm 2010) xuống 14,1% (năm 2015). Nhờ đó, Việt Nam đạt hầu hết các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 và các mục tiêu MDGs liên quan đến y tế được UN, WHO và các tổ chức quốc tế khác liên quan về lĩnh vực này đánh giá cao.


Tỷ lệ tử vong mẹ chiếm tỷ lệ cao ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn

Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được, Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít thách thức như cần phân bổ nguồn lực lớn hơn cho sức khoẻ sinh sản và bà mẹ và nên nhằm vào nhóm dễ bị tổn thương nhất; can thiệp mang tính chi phí-hiệu quả đã có và hầu hết những can thiệp này có thể thực hiện ở những nơi cơ sở thiếu thốn, vấn đề là làm sao để có thể nhân rộng những can thiệp này và tiếp cận được những người bị thiệt thòi và bị ở bên lề xã hội; có những sự khác biệt lớn giữa những nhóm kinh tế xà hội, một nghiên cứu do WHO hỗ trợ cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng cao của miền Bắc, chủ yếu là vùng nghèo gần như cao gấp 10 lần so với các những vùng trù phú khác ở các khu vực đông nam và đồng bằng sông Hồng; trong khi độ bao phủ về chăm sóc trước sinh đạt hơn hơn 90%, một phụ nữ ở miền Bắc hoặc Tây nguyên sẽ ít có khả năng hơn một phụ nữ ở vùng giàu có hơn để nhận được chăm sóc trước sinh và tiêm vắc xin phòng uốn ván. Từ những thách thức nêu trên, WHO cho rằng có 3 lĩnh vực lớn cần được cải thiện nếu Việt Nam muốn đạt được tiến bộ hơn nữa về sức khoẻ bà mẹ bao gồm sự sẵn có của đội ngũ lành nghề đỡ đẻ và dịch vụ cấp cứu sản khoa toàn diện, đặc biệt là vùng miền núi (Availability of skilled birth attendants and comprehensive emergency obstetric care services, particularly in mountaneous areas); chất lượng của dịch vụ sức khoẻ sinh sản và năng lực của người cung cấp dịch vụ và nhà quản lý y tế để cung cấp đủ loại can thiệp được khuyến cáo trong giai đoạn người phụ nữ mang thai, trong và sau sinh (Quality of reproductive health services and competencies of health providers and managers to provide the full range of recommended interventions during pregnancy, childbirth and the postpartum period); tăng cường kiến thức của phụ nữ, gia đình và cộng đồng về sức khoẻ bà mẹ và dinh dưỡng, về các dấu hiệu bình thường hoặc nguy hiểm trong lúc mang thai, trong sinh và sau sinh, và về lợi ích của chăm sóc trước sinh, sự trợ giúp của đội ngũ nhân viên đỡ đẻ lành nghề và sự chăm sóc sau sinh (Increasing knowledge of women, families and communities o­n maternal health and nutrition, o­n normal and danger signs during pregnancy, childbirth and the postpartum, and o­n the benefits of antenatal care, skilled birth attendance and postnatal care).


WHO, MOH và các đối tác nỗ lực hết mình cải thiện sức khỏe sinh sản phụ nữ Việt Nam

Từ năm 2016, Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới bước vào thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), theo đó chỉ tiêu giảm tỷ lệ tử vong mẹ (MMR) và trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 5 tuổi tiếp tục nhân được sự quan tâm của WHO hợp tác với các đối tác quốc tế khác nhằm hỗ trợ Bộ Y tế trong việc hoàn thành cam kết đối với Chiến lược toàn cầu của Liên Hợp quốc về Sức khoẻ Phụ nữ và Trẻ em. Theo đó WHO cam kết tiếp tục cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật cho MOH bao gồm tăng cường chính sách cải thiện tiếp cận và chất lượng của dịch vụ cấp cứu sản khoa và chăm sóc bà mẹ; cập nhật và phổ biến hướng dẫn chuẩn quốc gia về dịch vụ sức khoẻ sinh sản, dựa vào những bằng chứng; cải thiện giám sát và đánh giá về dịch vụ và chương trình Làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh; xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm tra sổ sách tử vong mẹ; tăng cường năng lực của người quản lý và cung cấp dịch vụ y tế trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát chương trình làm mẹ an toàn.


Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một trong những nội dung tổng kết công tác y tế năm 2015,
kế hoạch năm 2016 và nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016-2020

Theo kế hoạch của Bộ Y tế năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016-2020, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Việt Nam tập trung vào các khâu tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em; rà soát, cập nhật, xây dựng bổ sung những chính sách, quy định, chương trình, tài liệu đào tạo liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt ưu tiên cho công tác làm mẹ an toàn và triển khai đơn nguyên/góc sơ sinh ở các tuyến. Tăng cường các hoạt động mang tính chất dự phòng không đòi hỏi kỹ thuật cao tại tuyến xã/phường như: khám và quản lý thai nghén, sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh ở trẻ em, tầm soát ung thư sinh sản. Tổ chức và hướng dẫn các địa phương triển khai mở rộng đào tạo nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu sản khoa, sơ sinh cho các cơ sở cung cấp dịch vụ đỡ đẻ; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tử vong mẹ ở các tuyến; rà soát, củng cố và tăng cường đào tạo mạng lưới cô đỡ thôn bản tại vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn và còn tồn tại các tập quán lạc hậu trong sinh đẻ. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tai biến sản khoa tại các cơ sở khám chữa bệnh sản phụ khoa và nhi khoa (kể cả cơ sở y tế tư nhân).

 

Ngày 17/03/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO, UN Women và MOH)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích