Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 1 2 6 5
Số người đang truy cập
3 6 7
 Hoạt động hợp tác
Ngày sức khỏe thế giới 2016 (WHD): cùng nhau phòng chống bệnh tiểu đường

Ngày 6/4/2016 | Geneva. Ngày sức khỏe thế giới (World Health Day_WHD) năm 2016, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi hành động toàn cầu nhằm ngăn chặn sự gia tăng và cải thiện việc chăm sóc cho những người bị bệnh tiểu đường (2016: WHO calls for global action to halt rise in and improve care for people with diabetes).

Báo cáo toàn cầu đầu tiên của WHO về bệnh tiểu đường công bố trước WHD: 422 triệu người lớn bị bệnh tiểu đường, tăng gấp gần 4 lần so vớinăm 1980chủ yếu ở các nước đang phát triển,các nhân tố làm gia tăng mạnh mẽ này bao gồm thừa cân và béo phì.WHO đang đánh dấu WHDhàng năm vào ngày 7/4và kỷ niệm ngày thành lập của tổ chức vào năm 1948 bằng cách phát hành một lời kêu gọi hành động về bệnh tiểu đường. Trong "Báo cáo toàn cầu về bệnh tiểu đường" đầu tiên, WHO nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh việc phòng chống và điều trị căn bệnh này.

Môi trường tăng cường sức khỏe làm giảm các yếu tố nguy cơ(Health-promoting environments reduce risk factors)

Các biện pháp cần thiết như mở rộng môi trường tăng cường sức khỏe để làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường giống như bất hoạt thể lực và chế độ ăn uống không lành mạnh, tăng cường năng lực quốc gia giúp đỡ những người bị bệnh tiểu đường nhận được sự điều trị và chăm sóc mà họ cần để xứ lý các tình trạng bệnh lý của họ.Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO cho biết: "Nếu chúng ta tạo ra bất kỳ bước tiến nào nhằm ngăn chặn sự gia tăng bệnh tiểu đường thì cần phải suy nghĩ lại về cuộc sống hàng ngày của chúng ta: ăn uống lành mạnh, hoạt động thể lực và tránh tăng cân quá mức. Ngay cả trong các nơi nghèo nhất thì các chính phủ cũng phải bảo đảm rằng mọi người có thể thực hiện những sự lựa chọn lành mạnh và các hệ thống y tế có thể chẩn đoán và điều trị cho người bị bệnh tiểu đường". Bệnh tiểu đường là một bệnh không lây nhiễm (NCDs), mãn tính và tiến triển được đặc trưng bởi sự gia tăng nồng độ đường trong máu (đường huyết) xảy ra hoặc khi tuyến tụy không sản xuất đủ hormone insulin, chất điều hòa lượng đường trong máu, hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó sản xuất.

Những phát hiện chính từ "Báo cáo toàn cầu về bệnh tiểu đường" của WHO (Key findings from WHO’s “Global report o­n diabetes”)

Trong số những phát hiện chính từ "Báo cáo toàn cầu về bệnh tiểu đường" là số người bị bệnh tiểu đường và sự phổ biến của nó đang gia tăng ở tất cả các vùng trên thế giới, trong năm 2014: 422 triệu người lớn (8,5% dân số) đã bị bệnh tiểu đường so với 108 triệu người lớn (4,7%) vào năm 1980. Dịch bệnh tiểu đường gây ra tác động to lớn đến sức khỏe và kinh tế xã hội, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong năm 2014, hơn 1 trong 3 người lớn ở độ tuổi trên 18 bị thừa cân và hơn 1 trong 10 người bị béo phì. Các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến cơn đau tim, đột quỵ, mù mắt, suy thận và cắt cụt chi dưới, ví dụ tỷ lệ cắt cụt chi dưới cao hơn từ 10 đến 20 lần ở những người bị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường gây ra 1,5 triệu ca tử vong trong năm 2012, lượng đường huyết cao hơn mức tối ưu gây ra thêm 2,2 triệu ca tử vong bằng cách làm tăng các nguy cơ tim mạch và các bệnh lý khác. Nhiều trong số các trường hợp tử vong (43%) xảy ra sớm, trước tuổi 70, phần lớn có thể ngăn ngừa được thông qua việc áp dụng các chính sách tạo môi trường hỗ trợ cho các lối sống khỏe mạnh và phát hiện tốt hơn và điều trị bệnh. Xử lý tốt bao gồm việc sử dụng một loạt các loại thuốc: các can thiệp nhằm thúc đẩy lối sống lành mạnh, giáo dục bệnh nhân nhằm thúc đẩy cho việc tự chăm sóc, sàng lọc thường xuyên để phát hiện và điều trị các biến chứng sớm.

Cam kết toàn cầu nhằm làm giảm bệnh tiểu đường (Global commitments to reduce diabetes)

"Nhiều trường hợp bị bệnh tiểu đường có thể được ngăn chặn, và các biện pháp hiện có để phát hiện và xử lý tình trạng bệnh lý, cải thiện tỷ lệ sống lâu và khỏe mạnh ở những người bị bệnh tiểu đường", Tiến sĩ Oleg Chestnov-Trợ lý Tổng giám đốc của WHO về các bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần (NCDs and Mental Health) cho biết: "Nhưng thay đổi lớn phụ thuộc vào việc các chính phủ làm nhiều hơn kể cả việc thực hiện các cam kết toàn cầu để giải quyết bệnh tiểu đường và NCDs khác" bao gồm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) nhắm mục tiêu 3.4 và kêu gọi nhằm làm giảm tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm, bao gồm cả bệnh tiểu đường tới 30% vào năm 2030. Các chính phủ cũng đã cam kết đạt được 4 cam kết quốc gia đúng thời gian đặt ra trong năm 2014 của Đại hội đồng UN về "Kết quả tài liệu về các bệnh không lây nhiễm" (Outcome Document o­n Noncommunicable Diseases) và đạt đến 9 mục tiêu toàn cầu đặt ra của WHO trong "Kế hoạch hành động toàn cầu trong phòng chống NCDs" (Global Action Plan for the Prevention and Control of NCDs) bao gồm ngăn chặn sự gia tăng bệnh tiểu đường và béo phì. "Khoảng 100 năm sau khi hormone insulin được phát hiện,"Báo cáo toàn cầu về bệnh tiểu đường" cho thấy rằng các loại thuốc thiết yếu bệnh tiểu đường và các công nghệ như insulin cần thiết cho việc điều trị thường có sẵn chỉ có ở 1 trong 3 quốc gia nghèo nhất thế giới", Tiến sĩ Etienne Krug- Trưởng bộ phận xử lý các bệnh không lây nhiễm, tật nguyền, bạo lực và phòng chống thương tích (Management of NCDs, Disability, Violence and Injury Prevention) của WHO cho biết: "Tiếp cận tới insulin là một vấn đề của cuộc sống hay cái chết cho nhiều người bị bệnh tiểu đường, cải thiện việc tiếp cận tới insulin và các thuốc cho NCD nói chung nên được ưu tiên". Các nỗ lực toàn cầu đang được tiến hành để sản xuất ra các thuốc chữa bệnh kể cả đối với các bệnh không lây nhiễm, có sẵn và giá cả phải chăng hơn. Các cam kết từ các nhà lãnh đạo thế giới bao gồm cả SDGs: "Tuyên bố chính trị của UN về phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiếm" (UN Political Declaration o­n the Prevention and Control of Noncommunicable Diseases) năm 2011, "Kết quả tài liệu về các bệnh không lây nhiễm" (Outcome Document o­n Noncommunicable Diseases) của Đại Hội đồng UN năm 2014, công việc của ủy ban cấp cao của Tổng thư ký UN về tiếp cận thuốc thiết yếu nhằm cải thiện khả năng và sự sẵn có của các loại thuốc thiết yếu cho những người sống chung với bệnh tiểu đường.

Ghi chú của Ban biên tập (Note to editors)

Có ba thể chính của bệnh tiểu đường: typ1, typ 2 và bệnh tiểu đường thai nghén, nguyên nhân của bệnh tiểu đường typ 1 chưa được biết và những người sống chung với nó đòi hỏi phải tiêm insulin hàng ngày để tồn tại. Typ 2 chiếm đại đa số người sống chung với bệnh tiểu đường trên toàn cầu, phần lớn là do trọng lượng cơ thể dư thừa và thiếu hoạt động thể lực. Là typ bệnh chỉ bắt gặp ở người lớn, nay bệnh tiểu đường typ 2 ngày càng xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh tiểu đường thai nghén là một tình trạng bệnh lý tạm thời xảy ra trong thai kỳ và mang nguy cơ lâu dài của bệnh tiểu đường typ 2 xuất hiện khi các giá trị đường huyết cao hơn bình thường nhưng vẫn còn thấp hơn so với các giá trị chẩn đoán của bệnh tiểu đường.

 

Ngày 08/04/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ: who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích