|
Các chất thải của cá từ các nhà máy chế biến cá được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời tại Masese, trước khi được bán tới Congo Masese, Uganda, ngày 01/11/2006 |
Cần xử lý nước thải an toàn để tránh nhiễm ký sinh trùng
Ngày 8/4/2016. VOA News-Nghiên cứu: Cần xử lý nước thải an toàn để tránh nhiễm ký sinh trùng (Study: Parasites Prompt Need for Safe Waste Management). Theo một nghiên cứu mới: Những người sống trong các khu đô thị mở rộng một cách nhanh chóng ở các nước có thu nhập thấp có nguy cơ lớn nhất bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Tiếp xúc vớiphân người và động vật ở những khu vực nơi mà việc xử lý chất thải phân và nước thải an toàn còn thiếu gây ra các bệnh nhiễm trùng như giun móc và các bệnh đường ruột.Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu từ Viện y tế công cộng và nhiệt đới Thụy Sĩ (Swiss Tropical and Public Health Institute) và các đồng nghiệp của họ ở Uganda kiểm tra về tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ gây nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở các vùng ngoại ô ngày càng gia tăng của Kampala, nơi chỉ có một tỷ lệ nhỏ nước thải được xử lý, phần lớn nước thải của thành phố được thải mà không qua xử lý thoát ra các kênh nước mưa mở, gây nguy hiểm về sức khỏe cho những người tiếp xúc với chúng.Tiến sĩ Samuel Fuhrimann, tác giả chính của nghiên cứu cho biết những phát hiện này kêu gọi gia tăng các biện pháp bảo vệ y tế công cộng cho các nông dân ở đô thị và các nhóm bị thiệt thòi,nghiên cứu cũng cho thấy rằng nước thải có thể tái chế thành công để thúc đẩy sản xuất lương thực."Nghiên cứu này được tiến hành trong khuôn khổ của dự án phục hồi tài nguyên và tái sử dụng với một mục tiêu rõ ràng ở các trung tâm đô thị tại các nước có mức thu nhập thấp và trung bình", Fuhrimann cho biết: "Hiện chúng tôi có một nguồn lực lớn, đó là nước thải và điều này tạo ra rất nhiều sinh kế khi nó được tái sử dụng, đặc biệt là trong các đô thị,có rất nhiều dưỡng chất và sự sẵn có quanh năm nên điều này có rất nhiều lợi ích cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở những nơi này". Nghiên cứu sử dụng một điều tra cắt ngang của 5 nhóm với tổng số khoảng 950 người,các vũng nước mà con người có khả năng sẽ có nguy cơ tiếp xúc với nước thải, bao gồm các công nhân lao động tại các cơ sở xử lý nước thải, công nhân thu gom bùn phân từ các hố bằng các xe tải không có nơi che đậy, các nông dân đô thị và cư dân khu ổ chuột.Trong khi việc xét nghiệm mỗi người chỉ có một mẫu phân được sử dụng, Fuhrimann cho rằng các kết quả nêu ra các vấn đề quan trọng liên quan đến việc xử lý chất thải phân thích hợp: "Khi đô thị hóa tiếp tục ở một tốc độ nhanh chóng, điều này đặt ra những thách thức đặc biệt đối với việc xử lýnước thải an toàn và cả với bùn phân, mà thực sự được thu gom từ hố xí" và ông cho biết thêm khoảng 90%người dân Kampalans sử dụng hố vệ sinh làm nhà vệ sinh, gây ra một thách thức lớn đối với việc xử lý chất thải an toàn. Giảm nguy cơ về sức khỏe(Reducing health risks) Fuhrimann cũng cho biết mục tiêu hiện nay là làm giảm nguy cơ sức khỏe cho những người này, đặc biệt là các nông dân thành thị là những người có nguy cơ cao nhất đối với ký sinh trùng đường ruột do ô nhiễm phân: "Ví dụ, các công nhân vệ sinh bị phơi nhiễm [hàng ngày] thực sự có nguy cơ thấp nhất và cũng có tỷ lệ hiện mắc thấp nhất tất cả các loại giun nhưng đồng thời chúng tôi thấy 76% nông dân đô thị đã bị nhiễm các ký sinh trùng đường ruột vì vậy đây là những gì chúng ta thường bắt gặp ở một vùng nông thôn chứ không phải trong một nơi đô thị vì nơi đó sẵn có tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe và đặc biệt với giun móc và Schistosoma mansoni-cả hai loại này có thể xâm nhập vào da. Chúng tôi cũng có thể xác định rằng trình độ học vấn là một trong những yếu tố chính có mối liên kết với các nhiễm trùng này". Fuhrimann nhấn mạnh tầm quan trọng là các nông dân đô thị và các công nhân khác là những người có thể bị phơi nhiễm bởi các vấn đề chất thải cần thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ cho chính họ hàng ngày do tiếp xúc với chất thải của con người và động vật bao gồm mặc quần áo bảo hộ và sử dụng nước sạch để rửa thiết bị: "Việc rửa tất cả các thiết bị này là rất quan trọng, nhiều người dân ở đó rửa các thiết bị trực tiếp với nước thải, và tất nhiên điều này lại làm ô nhiễm các thiết bị một lần nữa". Fuhrimann ghi nhận tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân và nhấn mạnh rằng rửa tay sau khi làm việc là rất quan trọng và lưu ý rằng việc đại tiện ngoài trời vẫn đang xảy ra với một tỷ lệ cao và người dân nên sử dụng nhà vệ sinh bất cứ khi nào có thể: "Và cuối cùng đó là tẩy giun thường xuyên và điều này không xảy ra, chúng tôi sẽ khuyên nông dân xổ giun cho chính mình cứ mỗi 2 hoặc 3 tháng".
|