Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 1 3 4 4
Số người đang truy cập
3 8 7
 Hoạt động hợp tác
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm 2016 tiếp tục chủ đề “Thu hẹp khoảng cách tiêm chủng”

Ngày 21/4/2016 | Geneva | Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Tuần lễ Tiêm chủng thế giới (World Immunization week) năm 2016 được tổ chức vào tuần cuối tháng Tư (24/4 đến 30/4/2016). Đây là năm thứ hai tiếp tục chủ đề “Thu hẹp khoảng cách tiêm chủng”(Close the Immunization Gap), WHO nhấn mạnh mức tăng tỷ lệ tiêm chủng những năm gần đây và vạch ra các bước tiếp theo nhằm đáp ứng các mục tiêu tiêm chủng toàn cầu vào năm 2020 (global vaccination targets by 2020).

Trên thế giới hiệu quả tiêm chủng đã góp phần tích cực ngăn chặn từ 2 đến 3 triệu người chết vì bệnh dịch mỗi năm nhưng WHO cho rằng hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 triệu trường hợp tử vong có thể phòng tránh được nếu tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu được cải thiện và tổ chức này ước tính khoảng 18,7 triệu trẻ sơ sinh-gần 1/5 trẻ em toàn thế giới đang bị bỏ qua việc tiêm chủng định kỳ đối với các bệnh có thể phòng ngừa, như bạch hầu, ho gà, uốn ván. Trong năm 2012, Hội đồng Y tế thế giới (WHA) đã thông qua Kế hoạch toàn cầu hành động vaccine (Global Vaccine Action Plan_GVAP), một cam kết để đảm bảo rằng không ai bỏ qua tiêm chủng cần thiết.


Năm 2015, Nhóm chuyên gia tư vấn Chiến lược Tiêm chủng (the Strategic Advisory Group of Experts o­n Immunization_SAGE) đã xác định 5 yếu tố để đạt được những kết quả đáng kể trong bao phủ tiêm chủng bao gồm chất lượng và sử dụng dữ liệu (quality and use of data), sự tham gia của cộng đồng (community involvement), tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tiêm chủng cho các nhóm dân cư thiệt thòi hoặc di cư (better access to immunization services for marginalized and displaced populations); xây dựng hệ thống y tế vững mạnh (strong health systems), tiếp cận với vắc xin ở mọi nơi vào mọi thời điểm (access to vaccines in all places at all times).


Tuy nhiên, những tiến bộ đạt được các mục tiêu tiêm chủng đề ra đã bị đình trệ tại một số quốc gia do thiếu tiếp cận với các dịch vụ y tế, thiếu thông tin chính xác về chủng ngừa, thiếu sự hỗ trợ của hệ thống chính trị và tài chính và không cung cấp đầy đủ các loại vaccine ở một số khu vực. Để nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng, WHO kêu gọi các nước tiếp cận với trẻ em bị bỏ qua bởi hệ thống tiêm chủng định kỳ, đặc biệt là trẻ em đang sống ở các quốc gia, khu vực có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin dưới 80% hoặc các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc các trường hợp khẩn cấp. Cùng với đó, khi một đứa trẻ hoặc một người lớn không được tiêm chủng đầy đủ vì bất kỳ lý do gì, hồ sơ tiêm chủng của họ cần được kiểm tra lại bởi nhân viên y tế và tiêm bổ sung các loại vắc xin mà họ thiếu.


Lợi ích của việc tiêm chủng mở rộng không chỉ bảo vệ trẻ em mà cho cả thanh thiếu niên và người lớn nhằm chống lại các dịch bệnh truyền nhiễm đe dọa đến tính mạng ở tuổi trưởng thành như cúm, viêm màng não và ung thư. WHO khuyến khích các chính phủ tham gia chiến dịch của Tuần lễ tiêm chủng năm 2016 và giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tiêm chủng, tăng nhu cầu về vaccine vì sức khỏe của cả cộng đồng, cải thiện dịch vụ tiêm chủng vì những lợi ích của việc chủng ngừa là có sẵn và như nhau đối với tất cả mọi người.


Theo Bộ Y tế (MOH), hoạt động Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2016 ở Việt Nam nhằm thúc đẩy việc sử dụng vắc xin ở tất cả các nhóm tuổi để chủ động phòng chống các bệnh có thể phòng được bằng vắc xin với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm chủng vaccine, duy trì thành quả của tiêm chủng mở rộng, huy động sự tham gia, hưởng ứng, đầu tư của chính quyền các cấp, các tổ chức trong và ngoài nước cho hoạt động tiêm chủng; nêu cao trách nhiệm của người dân trong việc chủ động, tự giác thực hiện tiêm chủng cho con em mình đầy đủ và đúng lịch. Đặc biệt trong dự thảo Nghị định về tiêm chủng trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành có những điểm mới được xã hội quan tâm như tăng cường sự tiếp cận của người dân với dịch vụ tiêm chủng thông qua việc cho phép bất kỳ cơ sở y tế nào cũng có thể thành lập điểm tiêm chủng và có thể tiêm chủng các loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng bên cạnh việc tiêm vắc xin dịch vụ nếu đảm bảo quy định, quy chuẩn của Bộ Y tế, nhất là có thêm quy định hướng dẫn về điểm tiêm chủng lưu động tại nhà đối với các xã miền núi, vùng sâu vùng xa. Có cơ chế cụ thể trong vấn đề định giá vắc xin, bao gồm việc tính đúng tính đủ giá dịch vụ tiêm chủng xác định rõ cơ chế đầu tư trong tiêm chủng nhằm tạo điều kiện để tiêm chủng thực hiện tốt. Đề cập việc bồi thường trong tiêm chủng theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm để giải quyết quyền lợi của người tiêm chủng khi thực hiện tiêm chủng bắt buộc theo nghĩa vụ.


Bộ trưởng Bộ Y tế trực tiếp chỉ đạo công tác tiêm chủng

Bộ Y tế mong muốn với những đổi mới trong công tác tiêm chủng trên nhiều mặt như bổ sung vắc xin mới an toàn, hiệu quả; triển khai nhiều giải pháp trong quản lý cũng như điều hành công tác tiêm chủng, người dân Việt Nam ngày càng được phòng nhiều bệnh truyền nhiễm hơn nữa thông qua tiêm chủng nhiều loại vắc xin hiệu quả, an toàn. Tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiên tới loại trừ bệnh sởi, giảm tỷ lệ mắc viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi dưới 1% và khống chế thành công các bệnh có vắc xin phòng bệnh nhằm làm tốt công tác bảo vệ sức khoẻ cho người dân, góp phần chống quá tải bệnh viện và đảm bảo an sinh xã hội.

 


 

Ngày 05/05/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và MOH)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích