Sốt rét xuyên biên giới gây ra mối lo ngại cho Bangladesh
Ngày 7/6/2016. Malaria News-Sốt rét xuyên biên giới gây ra mối lo ngại cho Bangladesh (Cross-border malaria worries Bangladesh). Các quan chức y tế Bangladesh cho biết quốc gia này đã giảm một nửa số trường hợp mắc bệnh sốt rét trong vòng 7 năm qua nhưng sự lan truyền sốt rét qua biên giới đặt ra một "thách thức mới" (new challenge) trong việc thanh toán căn bệnh do muỗi truyền vào năm 2030.Khoảng 85.000 bệnh nhân được xác định mắc bệnh sốt rét vào năm 2008 nhưng số lượng đã giảm xuống gần 40.000 ca vào năm 2015, theo chương trình phòng chống sốt rét (MCP) của chính phủ số người chết do sốt rét giảm từ 154 ca xuống còn9 ca. Tiến sĩ Muktadir Kabir, người đứng đầu chương trình sốt rét của BRAC-đơn vị thực hiện các chương trình của chính phủ cho biết: "nhưng tỷ lệ hiện mắc sốt rét ở nước láng giềng Myanmar và tình trạng di cư qua biên giới đã xuất hiện như một thách thức mới". Tổng Giám đốc các dịch vụ sức khỏe-GS. Deen Muhammad Nurul Haque thống nhất tại một hội nghị bàn tròn ở Dhaka vào hôm thứ ba: "Nếu chúng ta không thể giải quyết vấn đề xuyên biên giới thì sẽ rất khó để có được con số 'không' ca bệnh sốt rét vào năm 2030".Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Mohammed Nasimcó vẻ lạc quan, và nói rằng 'Bangladesh chắc chắn sẽ không còn sốt rét vào một ngày nào đó". NGO BRAC và MCP của chính phủ đã tổ chức các cuộc thảo luận cùng với Bangla hàng ngày, đại diện của NGOs khác nhau nghiên cứu về bệnh sốt rét, WHO và các bác sĩ của chính phủ đều tham dự.
Sốt rét lưu hành tại một số huyện của Bangladesh với một tỷ lệ hiện mắc cao trong các khu vực đồi núi gần với Myanmar, WHO cho biết sự chuyển động của bệnh sốt rét qua các biên giới quốc tế đặt ra một trở ngại lớn để đạt được việc loại trừ bệnh sốt rét ở nhiều nước đã cam kết mục tiêu này. Theo các quan chức, tỷ lệ bệnh ở khu vực biên giới thường cao hơn ở những nơi khác do các dịch vụ y tế không đầy đủ và thái độ của người dân.Họ cũng nhấn mạnh những khó khăn trong việc thực hiện các chương trình phòng chống tới các cộng đồng khó tiếp cận ở các địa hình khó khăn và những vấn đề này đặt ra bởi một sự di dân liên tục của người dân qua các biên giới quốc gia còn lỏng lẻo. TS. Uday Shankar Chakma-bác sĩ phẫu thuật dân sự, cho biết mặc dù sốt rét giảm ổn định từ năm 2008 nhưng đã có một đợt gia tăng mạnh trong năm 2014 "do sự gia tăng trong các khu vực biên giới Myanmar".Một chuyên gia của WHO về bệnh sốt rét, TS. Qamar Rezwan cho biết chương trình sốt rét của Bangladesh tuy 'thành công' (successful) nhưng cảnh báo đề phòng sự lan rộng của sốt rét kháng thuốc tại nhiều nơi khác nhau của thế giới: "Kháng thuốc cũng đã được phát hiện tại Myanmar nhưng đến nay chúng tôi không tìm thấy tình trạng này ở Bangladesh, nếu kháng thuốc xuất hiện chúng tôi sẽ gặp rắc rối lớn vì không có thuốc để điều trị chúng".
|