|
Tiến sĩ Jules Mugabo, đại diện WHO phát biểu trong cuộc họp với đại diện Nhật Bản Shunji Nagaї (trái) và Tracy Burn điều phối viên PEPFAR. |
Châu Phi: Nhiều ngân quỹ hơn là cần thiết để chống lại AIDS, Lao và Sốt rét
Châu Phi: Nhiều ngân quỹ hơn là cần thiết để chống lại AIDS, Lao và Sốt rét (Africa: More Funds Needed to Fight Aids, TB and Malaria). Cuộc thảo luận nhằm thúc đẩy sự ủng hộ để có thêm gói tài trợ trong nước và các nhà tài trợ cho thấy vẫn cần nhiều ngân quỹ hơnđể duy trì tiến bộ đã đăng ký trong cuộc chiến của các nước để chấm dứt ba căn bệnh gây chết người này.
Alice Kayongo, nhà quản lý vận động và chính sách khu vực Quỹ chăm sóc sức khoẻ AIDS, cho biết có nhu cầu để vận động hành lang về nguồn tài trợ toàn cầu lớn hơn nhằm duy trì những gì đã đạt được cho đến nay: "Cách tốt nhất để chống lại các bệnh này là huy động các nguồn lực, đó là lý do chúng tôi đang vươn tới các nước này và biết rằng các nền kinh tế của họ đủ mạnh để họ có thể đưa ra một cái gì đó đáng kể trong cuộc chiến chống lại ba căn bệnh này.Nếu không nhất thiết phải đưa ra con số, tôi sẽ nói rằng chắc chắn HIV, lao và sốt rét vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Đông Phi hay toàn bộ vùng cận Sahara châu Phi. Cách tốt nhất có thể chống lại chúng là đầu tư nhiều nguồn lực như chúng ta có thể làm". Hội nghị kêu gọi các quốc gia như Trung Quốc, Đức, Đan Mạch và các nước giàu khác đưa ra những cam kết quan trọng cho Quỹ toàn cầu. Các quan chức nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng nguồn tài chính trong nước và các nhà tài trợ để xây dựng một thế giới bền vững vào năm 2030 trong nỗ lực nhằm chấm dứt HIV, lao và sốt rét cũng như các dịch bệnh khác. Etienne Hakizimana,điều phối viên phòng ngừa và xét nghiệm AHF Rwanda cho biết đã có sự sụt giảm nguồn kinh phí qua các năm và kêu gọi các nỗ lực phối hợp: "Chúng tôi kêu gọi những quốc gia đã không cam kết sẽ làm như vậy vì vẫn còn chặng đường dài để đi. Vâng, có những chiến lược ở vị trí như những người nhạy cảm và các chiến dịch khác nhau để chiến đấu chống lại các bệnh này; dù sao, nhu cầu về nguồn lực cũng là tối quan trọng". Các cơ quan tài trợ chính như Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ dự phòng HIV, điều trị và các chương trình chăm sóc cũng như cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả, hiệu lực và tính bền vững của ứng phó quốc gia với dịch bệnh. Quỹ toàn cầu (GF) gia tăng và đầu tư gần 4 tỷ đôla một năm để hỗ trợ cho các chương trình hoạt động bởi các nhà hoạt động địa phương trong các nước và các cộng đồng cần nhất. Một báo cáo gần đây cho thấy rằng với sự hợp tác của GF nên các kết quả lớn hơn đã đạt được vào năm 2015. Số tích lũy nổi bật chỉ ra rằng 17 triệu người đã được cứu sống và thế giới đang trên đà cán mốc 22 triệu người được cứu sống vào cuối năm 2016. Vào tháng 10/tháng 11 năm nay, GF sẽ tổ chức một hội nghị gây quỹ và các nước sẽ công bố cam kết mới của họ với mục tiêu 13 tỷ đô la ở mức tối thiểu cho chu kỳ 2017-2019.
|