Hiến máu tự nguyện không lấy tiền phải gia tăng nhanh chóng để đáp ứng mục tiêu 2020
Ngày 13/6/2016 | GENEVA. Nhân Ngày thế giới hiến máu (World Blood Donor Day), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết hiến máu tự nguyện không lấy tiền phải gia tăng nhanh chóng để đáp ứng mục tiêu 2020 (Voluntary unpaid blood donations must increase rapidly to meet 2020 goal) ở hơn một nửa các nước trên thế giới để đảm bảo nguồn cung cấp máu an toàn và đáng tin cậy cho các bệnh nhân mà mạng sống của họ phụ thuộc vào nó.
Năm nay chủ đề của Ngày thế giới hiến máulà "Máu kết nối tất cả chúng ta" (Blood connects us all)nhấn mạnh sự kết nối phổ biến mà tất cả mọi người chia sẻ máu của họ, khẩu hiệu "Chia sẻ cuộc sống, hãy cho máu" (Share life, give blood) thu hút sự chú ý đến vai trò của hệ thống hiến tự nguyện trong việc khuyến khích mọi người quan tâm đến người khác và thúc đẩy sự gắn kết cộng đồng."Mặc dù có nhiều khác biệt bên ngoài nhưng máuquan trọng giống nhau trong tất cả huyết mạch của chúng ta", TS. Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO cho biết: "Hiến máu tình nguyện không lấy tiền là hành động vì cuộc sống-món quà lớn nhất đối với bất kỳ người nào có thể cho hoặc nhận được". Khoảng 108 triệu người hiến máu được thu thập trên toàn cầu mỗi năm, gần 50% trong số những người cho máu được thu thập ở các nước có thu nhập cao, nơi có ít hơn 20% dân số thế giới. Các nước có thu nhập cao tỷ lệ hiến máu trung bình cao gấp 9 lần so với ở các nước có thu nhập thấp, tuy nhiên nhiều nước nhu cầu vượt quá nguồn cung và các dịch vụ máu đối mặt với thách thức trong việc làm cho mấu đầy đủ và sẵn có, đồng thời đảm bảo chất lượng và an toàn của nó, một nguồn cung cấp đầy đủ chỉ có thể được đảm bảo thông qua việc hiến máu thường xuyên bởi những người hiến máu tự nguyện không lấy tiền. Hiến máu tự nguyện thường xuyên không lấy tiền là nền tảng của một nguồn cung cấp máu an toàn vì chúng có liên quan với khả năng nhiễm trùng thấp-những bệnh có thể lây qua đường truyền máu, bao gồm cả HIV và virus viêm gan. Trên thế giới, 25 quốc gia không thể sàng lọc tất cả máu được hiến tặng với một hoặc nhiều các bệnh nhiễm trùng này do nguồn cung bộ dụng cụ xét nghiệm không đầy đủ, thiếu cán bộ, bộ dụng cụ xét nghiệm có chất lượng kém, hoặc thiếu chất lượng cơ bản trong phòng xét nghiệm. WHO khuyến khích tất cả các nước thành lập các dịch vụ về máu dựa trên nguồn hiến máu tự nguyện không lấy tiền, hiện nay chỉ có 62 quốc gia nhận được gần 100% nguồn cung máu quốc gia của họ từ hiến máu tình nguyện không lấy tiền với 34 quốc gia vẫn còn phụ thuộc vào các nguồn hiến máu của gia đình và thậm chí trả tiền cho những người hiến máu cho hơn 75% nguồn cung cấp máu của họ. Máu có thể được sử dụng toàn bộ hoặc tách các thành phần của nó như các tế bào hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương và các "chất" (substances) khác có thể được sử dụng để điều trị một loạt bệnh, một đơn vị máu duy nhất (single unit of blood) có thể được sử dụng để mang lại lợi ích cho nhiều bệnh nhân. Truyền máu và các chế phẩm của máu cứu sống hàng triệu sinh mạng mỗi năm, kể cả các trường hợp khẩn cấp như xung đột, thảm họa thiên nhiên và sinh con, ngoài ra nó có thể giúp bệnh nhân mắc các bệnh đe dọa tính mạng sống lâu hơn, có chất lượng cuộc sống cao hơn và hỗ trợ các thủ thuật y tế và phẫu thuật phức tạp. "Hiến máu tự nguyện đến từ tất cả các tầng lớp xã hội nhưng họ có một điểm chung là đặt người khác trước bản thân họ-những người mà thậm chí họ không biết". TS. Ed Kelley, Giám đốc Bộ phận cung cấp dịch vụ và an toàn của WHO cho biết. "Mỗi lần hiến máu là họ thực hiện một hành động anh hùng vị tha". Ngày thế giới hiến máu đã được tổ chức hàng năm từ 2004 với mục tiêu nâng cao sự an toàn và sự đầy đủ của các nguồn cung cấp máu quốc gia bằng cách thúc đẩy một sự gia tăng đáng kể về số lượng người hiến máu an toàn, tự nguyện, không lấy tiền- những người hiến máu thường xuyên. Năm nay, nước chủ nhà cho ngày Thế giới hiến máu là Hà Lan thông qua Sanquin-tổ chức cung ứng máu quốc gia. Sự kiện toàn cầu sẽ diễn ra vào ngày 14/6/2016 tại Amsterdam với sự tham dự của Quốc vương Willem-Alexander.
|