Dân di cư và di biến động (MMPs) ở Campuchia qua góc nhìn chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét
Trong khuôn khổ dân di biến động của người dân (Population movement framework_PMF) đối với bệnh sốt rét đã được xây dựng và đưa vào hoạt động nhằm góp phần vào chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét tại quốc gia này. Các mối liên quan giữa hoạt động di biến động của con người và sức khỏe là mối quan tâm toàn cầu. Trong các trường hợp mắc bệnh sốt rét, chính các mối quan hệ này quyết định sự lan truyền KSTSR kháng thuốc và việc loại trừ sốt rét ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) và các khu vực khác lân cận. Dân di cư và di biến động (MMPs) và những người đang tham gia vào các hoạt động liên quan đến rừng đều có nguy cơ cao bị mắc sốt rét và việc nhận thuốc và điều trị không đạt chuẩn do khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế bị hạn chế. Ở Campuchia, trong năm 2012, chương trình PCSR quốc gia (NMCP) xác định rằng việc PCSR cho các đối tượng MMPs này là một mục tiêu quan trọng, cần phải có một chiến lược cụ thể cho nhóm MMPs để giải quyết những thách thức này. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là sự khác biệt về mô hình di biến động trong các nhóm dân cư sinh sống và/ hoặc làm việc trong hoặc ở gần các vùng rừng là gì? Các nguy cơ khác nhau liên quan đến công việc và hoạt động công việc khác nhau và các mô hình di biến động là gì? Nguy cơ mắc sốt rét và cách tiếp cận các dịch vụ y tế (DVYT) bị ảnh hưởng bởi các hoạt động và mô hình di biến động như thế nào? Một hệ thống phân loại nguy cơ mắc sốt rét có thể được xây dựng để hướng dẫn các chiến lược can thiệp?
Một nghiên cứu tiến hành theo phương pháp hồi cứu số liệu (các số liệu đã công bố và số liệu chưa công bố). Dựa trên tổng hợp các kết quả, thông tin đã được trình bày và thảo luận với các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý chương trình quốc gia PCSR của Campuchia để xây dựng và cải tiến khuôn khổ hoạt động của người dân cho PCSR. Các khuôn khổ đã được kiểm tra các nội dung bằng cách phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong nước thông qua hội thảo. Quá trình xây dựngPMF (2012-2014) bao gồm các bước: -Bước 1: Hồi cứu số liệu đã được công bố và chưa công bố về sốt rét và nhóm MMPs cũng như các can thiệp có chủ đích đến các đối tượng này ở Campuchia; -Bước 2: Phân tích và tổng hợp thông tin; -Bước 3: Trình bày và thảo luận về các kết quả ban đầu tại một hội thảo, cùng nhau xây dựng với các chuyên gia để xác định các rủi ro, nguy cơ chính; -Bước 4: Xây dựng các thành phần và các chỉ số về khuôn khổ hoạt động của người dân; -Bước 5: Trình bày các khuôn khổ hoạt động của người dân để các chuyên gia đóng góp ý kiến và nội dung có giá trị.
Theo số liệu, hoạt động và di biến động dân đã được mô tả trên cả phương diện không gian và thời gian khác nhau trong bối cảnh lan truyền KSTSR kháng thuốc và trong chiến lược LTSR trước khi phân loại dân di cư và di biến động (MMPs) ở Campuchia và khu vưc GMS dựa trên một số tiêu chí khác nhau. Các mô hình hoạt động của người dân xây dựng trước, sau đó được điều chỉnh và xây dựng lại cho phù hợp với các thông tinh thu thập được từ nhóm MMPs, từ các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, nghiên cứu thực địa ở Campuchia. Các mô hình khuôn khổ hoạt động của người dân bao gồm tiền sử hoạt động của MMPs và chỉ số nguy cơ mắc sốt rét, chỉ số này là kết quả của ba chỉ số liên quan (chỉ số nguy cơ, chỉ số phơi nhiễm và chỉ số tiếp cận)sẽ cho phép đánh giá mức độ nguy cơ mắc sốt rét trong nhóm dân MMPs. Từ các dữ liệu hiện có so sánh với khuôn khổ hoạt động của người dân cho thấy dân số có nguy cơ mắc sốt rét cao nhất là những người dân di biến động tham gia công việc liên quan đến rừng.
Nhìn chung, nghiên cứu trên mô tả quá trình xác định dân di cư và di biến động ở Campuchia, xác định các hoạt động khác nhau và các nguy cơ liên quan đến mắc sốt rét để xây dựng các mục tiêu và biện pháp can thiệp cho các nhóm có nguy cơ mắc sốt rét cao nhất. Các khuôn khổ hoạt động của người dân đã được xây dựng nhằm thay đổi hành vi và cách tiếp cận các biện pháp PCSR cho nhóm dân MMPs tốt hơn ở Campuchia.
|