|
Các nhà nghiên cứu tiến hành một thử nghiệm trong La bô để đánh giá tỷ lệ muỗi hạ gục và chết |
Áo quần tẩm hóa chất diệt giúp chống lại bệnh sốt rét
Ngày 22/3/2016. Malaria News-Áo quần tẩm hóa chất diệt giúp chống lại bệnh sốt rét (Dressing to fight malaria). Các chuyên gia hy vọng rằng quần áo tẩm hóa chất diệt côn trùng được thử nghiệm trên các công nhân đồn điền cao su ở bang Mon sẽ góp phần vào việc thanh toán bệnh sốt rét ở Myanmar.
Các công nhân cao su ở bang Mon đã và đang tham gia một nghiên cứu mà các chuyên gia hy vọng sẽ góp phần vào việc thanh toán bệnh sốt rét ở Myanmar trong 15 năm tới.Hiệp hội sốt rét (Malaria Consortium) có trụ sở tại Anh đã khảo sát các công nhân nam và nữ trồng cao su để nghiên cứu tính hiệu quả của quần áo tẩm hóa chất diệt(insecticide-treated clothing_ITC) để hạn chế muỗi đôt, các công nhân được coi là có nguy cơ cao bởi vì họ làm việc vào ban đêm khi muỗi truyền bệnh sốt rét hoạt động tích cực nhất.Tại Myanmar, ITC bao gồm các quần áo được sản xuất tại địa phương nhưng gửi ra nước ngoài để được tẩm bằng permethrin, thuốc diệt côn trùng áp dụng cho màn chống muỗi."Ưu điểm là nó tác động một cách nhanh chóng và xua đuổi côn trùng đốt người" Tiến sĩ Jeffrey Hii, chuyên gia cao cấp về phòng chống vector khu vực của Hiệp hội sốt rétcho biết: "Nó không có mùi và an toàn và không gây kích ứng da của con người,khi bạn tẩm hóa chất này vào quần áo bạn không cần phải thay đổi hành vi đáng kể bởi vì khi thức dậy vào buổi sáng, mặc quần áo này là tự nhiên như bạn đánh răng".Các chuyên gia cho rằng cho đến bây giờ hầu hết các chương trình phòng chống sốt rét ở Myanmar đã tập trung vào muỗi nghỉ ngơi và hút máu ở trong nhà."Chúng tôi đã xem xét sự lan truyền trong nhà nhưng cũng phải xem xét sự lan truyền ngoài trời", Tiến sĩ Nyan Sint, nhân viên khu vực sốt rét thuộc Sở Y tế Công cộng bang Mon cho biết: "Cho đến nay chúng tôi chỉ sử dụng thuốc xua nhưng chúng chỉ kéo dài trong một vài giờ và người dân ở các đồn điền cao su không được phép sử dụng chúng, đó là lý do tại sao chúng tôi đang giới thiệu ITC trong các khu vực này, và có thể được kết hợp với chất xua". Số ca mắc sốt rét được báo cáo tại Myanmar đã giảm đáng kể trong những năm gần đâynhưng bệnh vẫn còn là một mối đe dọa,một báo cáo năm 2013 của Hiệp hội phát triển và y tế (Health and Development Consortium) cho biết Myanmar chiếm đến 75% các trường hợp mắc bệnh sốt rét và tử vong trong khu vực tiểu vùng sông Mekong và các chuyên gia đã phải chiến đấu chống lại sự lây lan của một chủng kháng với thuốc điều trị. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có 152.195 ca mắc sốt rét và 92 trường hợp tử vong do sốt rét trong năm 2014, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn nhiều.Hiệp hội sốt rét cho biết bệnh sốt rét tập trung chủ yếu với một số nhóm nhất định, đặc biệt là các thành viên của lực lượng vũ trang, công nhân nhập cư tại các nơi khai thác gỗ, khai thác khoáng sản ở trong rừng và nhân viên tại các đồn điền dầu cọ và cao su và các địa điểm xây dựng.Tiến sĩ Hii cho rằngnhững người làm việc ngoài trời vào ban đêm cho đến nay chỉ được sử dụng thuốc xua để bảo vệ chống lại bệnh sốt rét, nhưng chỉ một loại hình này không cung cấp sự bảo vệ đầy đủ, nghiên cứu được tiến hành đối với Quân đội Mỹ cho thấy chất áp dụng trực tiếp lên da chỉ cung cấp bảo vệ 95,7% chống lại muỗiđốt, chỉ riêng áo quần có ITC cung cấp 97,7% bảo vệ, được sử dụng cùng nhau chúng cung cấp sự bảo vệ tới 99,9%."Chúng tôi thừa nhận rằng công nghệ này không có thể bảo vệ được 100%, nếu giặt thường xuyên chất hóa học bị trôi đi và cần thiết phải phải tẩm lại. Tôi có thể nhìn thấy sau 3 tháng, mọi người sẽ loại bỏ quần áo và sẽ mua một bộ mới vì vậy chúng tôi cần phải tìm kiếm những cách thức để cải thiện tẩm hóa chất phù hợp với nhu cầu của người dân dễ bị tổn thương"Tiến sĩ Hiicho biết và thừa nhận sốt rét ở Myanmar vẫn còn nhiều thách thức.
Một nhóm người cạo mủ cao su đang thử nghiệm quần áo tẩm chất xua ở bang Mon.
Một thách thức khác là chi phí của quần áo được tẩm hóa chất,nghiên cứu cho thấy rằng các công nhân đồn điền đã sẵn sàng chi trả từ 4,000 K đến và5,000 Kcho một bộ áo sơ mi và quần tây. Chi phí thương mại của một bộ áo quần vào khoảng 30 đô la (khoảng36,660K) bao gồm vận chuyển và thuế.Hiệp hội sốt rét cho biết điều này có liên quan trong một động thái với các lĩnh vực công cộng và tư nhân và điều đó sẽ giúp làm cho các bộ áo quần có giá cả phải chăng hơn.Ngành may mặc trong nước phát triển mạnh cũng có thể giúp làm giảm giá thành, Tiến sĩ Myat Phone Kyaw, Phó tổng giám đốc Cục nghiên cứu y tế của Bộ Y tế (Ministry of Health’s Department of Medical Research) cho biết: "Chúng tôi có các nhà máy may mặc địa phương sản xuất cho người dân và cũng có nhà máy sản xuất quần áo ở khu vực đó [bang Mon] vì vậy nếu có thể sản xuất quần áo tại địa phương thìnó sẽ rẻ hơn". Ông cho rằng Myanmar dự định sẽ thanh toán sốt rétvào năm 2030 và tiến bộ cho đến nay là rất tốt. Là một phần của các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên Hợp Quốc, Myanmar đã tìm cách làm giảm một nửa số ca mắc bệnh sốt rét từ năm 2004 đến năm 2014-một mục tiêu đó đã đạt được sớm hơn hai năm vào đầu năm 2012."Bây giờ chúng tôi đang tiếp cận đến loại trừ sốt rét theo từng bước,nhiệm vụ của chúng tôi cũng giống nhưmục tiêu toàn cầu vào năm 2030 sốt rét sẽ được loại trừ ở quốc gia chúng tôi. Để làm điều này, chúng tôi phải tập trung vào các quần thể dân di cư [công nhân]", ông nói.Các chuyến gia thừa nhận ITC chỉ là một chiến lược để loại trừ bệnh sốt rét ở Myanmar,những chiến lược khác bao gồm kỹ thuật di truyền về muỗi và một loại thuốc chống ký sinh trùng gọi là ivermectin.Tiến sỹ Hii cho biết thêm "Ivermectin không chỉ giết chết các côn trùng lây nhiễm cho người mà còn với muỗi hút máu có chưa đầy thuốclàm giảm các quần thể muỗi và các nghiên cứu đã cho thấy điều này có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự lan truyền sốt rét".
|