|
Hồ Koka ở Ethiopia. Các bước đã được thực hiện để làm giảm số ca nhiễm sốt rét mà không phải hy sinh những mục đích chính của con đập (Credit: David Stanley/Flickr) |
Bằng cách nào mà việc xây dựng các đập thủy điện mới làm gia tăng gánh nặng bệnh sốt rét ở châu Phi
Ngày 1/8/2016. Malaria News-Bằng cách nào mà việc xây dựng các đập thủy điện mới làm gia tăng gánh nặng bệnh sốt rét ở châu Phi (How building new dams is adding to Africa’s malaria burden).Hơn 2.000 con đập lớn đã được xây dựng và hơn 200 hiện đang được xây dựng hoặc có kế hoạch ở vùng cận Saharan châu Phi nhằm mục đích tăng cường an ninh lương thực, gia tăng lượng sản xuất điện do thuỷ điện, quản lý lượng mưa thay đổi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong năm 2012, những nhà lãnh đạo các quốc gia và chính phủ tại lục địa này đã đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng, dài hạn nhằm thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng của châu Phi. Ethiopia đã xây dựng nhiều đập nước trong những năm gần đây và nhờ đó đã giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của quốc gia này. Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) đã khởi xướng việc xây dựng nhiều đập nước dọc theo sông Congo ở thác Inga, chiều cao của Kamuzu Barrage đang được nâng lên tại Malawi. Được sự khuyến khích bởi sự trợ giúp quốc tế trong thời gian gần đây cho việc phát triển tài nguyên nước, các nghiên cứu khả thi đang được tiến hành đối với nhiều đập hơn trên toàn châu lục nhưng việc xây dựng các con đập này sẽ đưa lại một hậu quả khôn lường-gia tăng số ca sốt rét ở các vùng lân cận.
Số đập hiện có và dự kiến ở châu Phi (Credit: Jonathan Lautze)
Nguy cơ về sốt rét xung quanh các con đập (Malaria risk around dams)Châu Phi là nơi chiếm tới 90% gánh nặng sốt rét toàn cầu và ít nhất 174 triệu ca sốt rét mỗi năm, một ước tính thận trọng là hơn một triệu ca sốt rét do các con đập lớn ở châu Phi mỗi năm. Các minh chứng cụ thể của sự lan truyền sốt rét leo thang xung quanh các con đập đã được ghi nhận ở Cameroon, Ethiopia, Ghana, Kenya, Senegal và Zimbabwe. Một ví dụ là hồ Koka ở miền trung Ethiopia. Nước lưu trữ trong các hồ chứa thường làm tăng sự phong phú ở các vũng nước cạn nơi ấu trùng của muỗi Anopheles mang bệnh sốt rét phát triển mạnh gây sự tăng mạnh về số lượng tổng thể muỗi trưởng thành, những con muỗi này thường đốt người vào buổi chiều tối và ban đêm làm tăng tỷ lệ lây truyền bệnh sốt rét trong các quần thể người sống trong vòng một vài km gần các hồ chứa. Các vũng nước đó tạo ra các nơi sinh đẻ cho muỗi đang nằm trong khu vực mà nước thấm ra ngay dưới đập nước, xung quanh bờ của hồ chứa và tại các khu vực con người xây dựng như các kênh thủy lợi ở các vùng lân cận của hồ chứa. Bằng chứng của chúng tôi cho thấy ở các nơi ven hồ là quan trọng nhất của các nơi sinh đẻ của nhiều loài muỗi sốt rét, các hồ chứa tạo ra những vũng nước ven bờ khi mực nước rút; sau đó chúng trở thành nơi lý tưởng cho muỗi sinh sản. Những gì có thể được thực hiện? (What can be done?)Hàng loạt sự lựa chọn trong hộp công cụ của các phương pháp tiếp cận để phòng chống bệnh sốt rétgồm các biện pháp thông thường được sử dụng để phòng chống bệnh sốt rét xung quanh các hồ chứa cũng như một loạt các biện pháp độc đáo,những công cụ này đôi khi được sử dụng hoặc có khả năng được sử dụng nhưng đến nay vẫn chưa được sử dụng một cách phổ biến.
Các công cụ phòng chống sốt rét xung quanh các hồ chứa nước (Credit: Jonathan Lautze)
Tỷ lệ mắc mới bệnh sốt rét ở châu Phi nói chung đã giảm đáng kể trong những năm gần đây,trong tiểu vùng Saharan châu Phi các nỗ lực kiểm soát bệnh sốt rét mạnh mẽ kể từ đầu thế kỷ 21 đã dẫn đến việc giảm tỷ lệ tử vong sốt rét đến 45%; chưa đến 1,6 triệu ca tử vong sốt rét từ năm 2001 đến 2015khẳng định khi triển khai một cách chính xác, các biện pháp thông thường cung cấp một nền tảng vững chắc và là cơ sở của các nỗ lực phòng chống. Tuy nhiên, tác động của bệnh sốt rét xung quanh các con đập, nơi đã có những nỗ lực để kiểm soát bệnh cho thấy các chiến lược phòng chống theo quy ước có thể không đủ vì vậy điều quan trọng là xem xét thêm các sự lựa chọn để phòng chống kết hợp với các phương pháp thông thườngbao gồm: Vị trí đập (Dam placement)Quyết định liên quan đến vị trí của các đập nước trong lưu vực sông có thể tác động đến bệnh sốt rét do tác động khác nhau của các con đập với bệnh sốt rét trong các điều kiện khác nhau, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tác động của một đập nước thay đổi tùy theo bản chất của sự ổn định bệnh sốt rét ở một khu vực mà chúng được xây dựng. Nước được giữ lại trong các khu vực có sự lan truyền không ổn định, không mạnh hoặc theo mùa của sốt rét tạo ra hiệu ứng bất lợi lớn hơn nước được giữ lại trong các khu vực lan truyền sốt rét ổn định, mạnh hơn và quanh năm, một tác động khác nhau như vậy có thể được đưa vào quy hoạch phát triển lưu vực. | Hồ Koka ở Ethiopia. Các bước đã được thực hiện để làm giảm số ca nhiễm sốt rét mà không phải hy sinh những mục đích chính của con đập (Credit: David Stanley/Flickr) |
Thiết kế đập và kích thước hồ chứa (Dam design and reservoir sizing)Việc thiết kế các con đập và kích thước của hồ chứa phía sau chúng có tiềm năng ảnh hưởng đến mức độ của bệnh sốt rét trong các cộng đồng xung quanh, chẳng hạn cách mà một con đập được thiết kế có thể ảnh hưởng đến mức độ xảy ra sự rỉ nước phía hạ lưu có khả năng tạo ra những vũng nước có ấu trùng ven hồ chứa có thể là yếu tố quyết định về chiều cao của các con đập trong tương lai. Kích thước của hồ chứa xác định kích thước của dải ven bờ cho muỗi sinh sản, các con đập nhỏ có ít ven hồ chứa hơn so với các con đập lớn do đó tác động rất ít đến bệnh sốt rét. Quản lý hồ chứa (Reservoir management)Mực nước hồ chứa có thể được điều khiển để tạo ra một môi trường sống kém thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng muỗi Anopheles, tỷ lệ xả nước nhanh trong mùa lan truyền chính đã được chứng minh có tác dụng ngăn chặn muỗi sinh sản bằng cách làm khô các vũng nước ven bờ hồ sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét ở các cộng đồng xung quanh.Ví dụ, nghiên cứu xung quanh hồ chứa Koka ở Ethiopiađã cho thấy tiềm năng sử dụng việc quản lý đập tối ưu hóa cho việc kiểm soát bệnh sốt rét mà không phải hy sinh những mục đích chính của đập. Cá diệt ấu trùng (Larvivorous fish)Một khả năng cuối cùng trong việc kiểm soát bệnh sốt rét xung quanh các hồ chứa nướclà thả cá ăn ấu trùng vào trong các con đập, tại Ấn Độ cá ăn ấu trùng đã được sử dụng như một thành tố chính của chương trình phòng chống sốt rét (MCP) lồng ghép. Cần có thời gian để xem xét các vấn đề khác(Time to look at the problem differently)Cần có thời gian để xem xét tác động của các con đập với bệnh sốt rét theo một cách nhìn nhận mới, những tác động như thế này nên được xem xét nhiều hơn như là một vấn đề của địa phương mà có thể được giải quyết bằng các phương pháp thông thường,giải quyết các tác động của con đập thay vì có thể được phục vụ tốt hơn bằng cách xử lý toàn diện và lâu dài để xử lý vấn đề cho điều đó là: một thách thức lớn mà không hề dễ dàng thực hiện.Khuyến khích một sự chuyển đổi như vậy sẽ góp phần đảm bảo các sự lựa chọn kiểm soát bệnh sốt rét không theo quy ước không được bỏ qua nhưng nhận được sự tập trung có trọng tâm trong việc lập kế hoạch xây dựng, thiết kế và vận hành đập đang được thực hiện.Rõ ràng là có nhiều cách mà theo đó bệnh sốt rét có thể được tính đến một cách căn bản trong việc phát triển đập,cần có thời gian để định hướng lại quan điểm về quy hoạch và quản lý đập để đạt được điều này.
|