Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 04/10/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 7 4 3 4 2 7
Số người đang truy cập
2 7 1
 Chuyên đề Côn trùng học
Hy vọng mới cho bệnh Lyme do ve truyền? Loại vắc-xin mới tấn công bọ ve ký sinh

17-11-2021—MEREDITH WADMAN

Nghiên cứu trên động vật hứa hẹn cho ra đời loại vắc-xin mRNA có thể ngăn ngừa các bệnh do ve truyền.

Erol Fikrig đã mất 10 năm theo đuổi một loại vắc-xin có cơ chế hoạt động mới bảo vệ chúng ta khỏi bệnh Lyme (bệnh viêm nhiễm do bọ ve truyền), căn bệnh đang hoành hành tại Hoa Kỳ: Ông ấy không muốn nhắm đến chính mầm bệnh, mà chính là loài bọ ve truyền căn bệnh này. Sau đó, tại một cuộc họp vào tháng 6 năm 2019 tại Killarney, Ai-len, ông đã nghe nhà nghiên cứu miễn dịch Drew Weissman từ đại học Pennsylvania mô tả một công nghệ mới mẻ hồi đó: vắc-xin RNA messenger (mRNA). Đột nhiên một ý tưởng loé lên trong đầu, bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm từ Trường Y học Yale này đã nhanh chóng tới gặp Weissman và hỏi ông ấy liệu rằng công nghệ mới này có thể có tác dụng chống lại loài bọ ve hươu truyền bệnh Lyme tại Hoa Kỳ hay không. Figrig nhận được câu trả lời từ Weissman: “Tôi rất hứng thú với vấn đề này”.

Công nghệ mRNA hiện đã rất nổi tiếng trong việc tạo ra vắc-xin chống lại COVID-19, và lần này nó lại mang lại một điều kỳ diệu nữa chính là một loại vắc-xin có thể phòng bệnh Lyme đang ở giai đoạn thử nghiệm được công bố bởi hai nhà khoa học này. Fikrig cho biết: “Đây là loại vắc-xin đầu tiên (dùng cho con người) chống lại một bệnh truyền nhiễm mà lại không tấn công thẳng vào mầm bệnh”. Loại vắc-xin mRNA này, khi được thử nghiệm trên những con chuột lang, đã khiến cho những vết đốt của ve chuyển sang đỏ tấy và viêm. Những con ve sau đó hút máu rất yếu, rơi xuống sớm, và thường không thể truyền bệnh Lyme. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng loại vắc-xin này sẽ có ngày hoạt động theo cách tương tự trên con người.

Ruth Montgomery, một nhà nghiên cứu miễn dịch tế bào tại Yale cũng tham gia vào nghiên cứu này cho biết, “Đây là một nghiên cứu tuyệt vời. Một nghiên cứu như này có tiềm năng mang lại lợi ích đối với nhiều căn bệnh do ve truyền”.


Mỗi năm bọ ve hươu (Ixodes scapularis) lan lây nhiễm bệnh Lyme cho khoảng nửa triệu người tại Hoa Kỳ.
(ảnh: LADISLAV KUBEŠ/ISTOCK.COM)

Những người khác cũng bị ấn tượng bởi sự kỳ công về mặt kỹ thuật của nhóm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã gộp 19 mảnh mRNA riêng biệt, mỗi mảnh có chứa thông tin di truyền của một protein, hoặc kháng nguyên, từ nước bọt của bọ ve hươu, vào một loại vắc-xin duy nhất; các loại vắc-xin mRNA COVID-19 chỉ đưa vào một mảnh mRNA. Nhà vi trùng học Jorge Benach từ Đại học Stony Brook, người đã đồng phát hiện ra Borrelia burgdorferi, khuẩn xoắn do ve truyền gây bệnh Lyme, cho biết: “Vắc-xin mRNA đã cứu chúng ta khỏi COVID là điều chắc chắn. Giờ đây Fikrig đang sử dụng công nghệ tuyệt vời này … với hơn một loại kháng nguyên cùng xuất hiện trong vắc-xin, … Tôi nghĩ nó sẽ rất rất hữu ích cho các loại vắc-xin trong tương lai”.


Các vết do ve đốt sẽ trở nên đỏ tấy và viêm trên những con chuột lang được tiêm vắc-xin (hình bên trái)
so với những vết đốt trên động vật chưa dùng vắc-xin (hình bên phải.)
(Ảnh: SAJID ET AL./SCIENCE TRANSLATIONAL MEDICINE)

Tại Hoa Kỳ, bệnh Lyme là căn bệnh nhiễm trùng do động vật truyền sang người phổ biến nhất, với lên tới 476.000 ca mỗi năm. Vi khuẩn B. burgdorferi gây ra chứng bệnh tương tự cảm cúm và các vết ban đỏ đặc trưng, và có thể nhiễm vào não bộ, hệ thần kinh, tim, và các khớp, đôi khi dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn và viêm khớp. Bà Adriana Marques, người điều hành các thử nghiệm bệnh Lyme tại Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia cho biết: “Bệnh Lyme có thể gây ra các vấn đề khủng khiếp cho một số người mắc phải nó”. Kháng sinh có thể điều trị bệnh Lyme trong các giai đoạn đầu của nó, nhưng theo một ước tính, ngày càng có nhiều người – ít nhất là 1,6 triệu trong năm 2020- hiện đang gánh chịu các hậu quả mãn tính. Hiện vẫn chưa có vắc-xin nào được sử dụng cho con người và một loại đang được thử nghiệm trên người.

Loại vắc-xin thử nghiệm trên người đó tấn công thẳng vào vi khuẩn B. burgdorferi, nhưng Fikrig cho rằng một loại vắc-xin nhắm đến loài bọ ve hươu (B. burgdorferi) có thể ngăn cản vi khuẩn. Nước bọt của bọ ve tiết ra các chất có thể giúp truyền mầm bệnh, nhưng những loại protein đó rất khó tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ông cho rằng: “Vẻ đẹp của vắc-xin mRNA đó là … bạn không cần phải tạo ra protein đó – cơ thể sẽ làm việc đó cho bạn”.

Ở nhiều người, các vết đốt của bọ ve không dễ bị phát hiện, điều này khiến cho việc đốt máu của bọ ve không bị gián đoạn. Vắc-xin mới này, với các mảnh mRNA sẽ ra lệnh cho các tế bào chủ tạo ra các protein nước bọt bọ ve quan trọng, làm mồi cho các hệ miễn dịch chuột lang phản ứng với một vết đốt bọ ve. Theo các thông tin công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, trong vòng 18 giờ sau khi bọ ve tấn công, phần lớn các vết đốt chuyển sang màu đỏ, viêm, và có thể là các vết thương ngứa.

Điều này rất quan trọng vì B. burgdorferi hiếm khi truyền từ bọ ve sang vật chủ trước 36 giờ trong một bữa ăn máu kéo dài khoảng 4 ngày hoặc lâu hơn. Và khi các nhà khoa học có thể kéo bọ ve ra ngay khi vết đốt bị viêm – vì một người có thể làm điều đó – thì việc này có thể ngăn chặn việc truyền mầm bệnh vi khuẩn B. burgdorferi từ bọ ve sang người bị đốt.

Nhà dịch tễ học Sam Telford từ Đại học Tufts cho biết: “Mọi người nên nhìn nhận và đánh giá cao các kết quả cực kỳ hứa hẹn từ công trình nghiên cứu này”.

Tuy nhiên, phần cốt lõi của sự bảo vệ sẽ có lẽ phụ thuộc vào việc một người phát hiện ra một vết đốt bọ ve ngứa, đỏ tấy và phải sớm loại bỏ con ve đang đốt máu kia khỏi cơ thể. Khi ba con bọ ve nhiễm bệnh được cho hút máu trên những con chuột lang cho đến khi chúng no nê (không tác động loại bỏ ve ra khỏi chuột), 60% số chuột lang được dùng vắc-xin bị nhiễm bệnh, con số gần tương đương với các con chuột lang được đối chứng. Và liệu con người có phản ứng với bọ ve như chuột lang phản ứng không vẫn còn là một câu hỏi mở. Ông Uğur Şahin, CEO của BioNTech, cùng với Pfizer đã phát triển vắc-xin mRNA dành cho COVID-19, cho biết: “Việc phản ứng với vết đốt là một điều thực sự, thực sự thú vị. Chúng ta cần tìm hiểu xem nó có duy trì như vậy trong tình huống sử dụng trên người hay không”.

Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng một vắc-xin trên người nếu muốn thành công, có thể sẽ cần một công ty dược tài trợ, và cũng có thể bảo vệ con người khỏi các mầm bệnh khác hiếm gặp hơn cũng do bọ ve hươu truyền, như là babesiosis. Một loại vắc-xin cũng có thể có phản ứng với các loài bọ ve khác, như là bọ ve truyền bệnh Lyme tại châu Âu.

Benach cho rằng loại vắc-xin mới này sẽ có thể cần phải bao gồm các mRNA có thể nhắm đến chính mầm bệnh. Ông nói: “Tôi rất muốn thấy vắc-xin này được bổ sung các mRNA của mầm bệnh vì đó chính là mầm bệnh … làm bạn bị nhiễm bệnh”.

Telford, người đã làm việc nhiều năm tại các cộng đồng chịu gánh nặng bệnh Lyme, hy vọng rằng vắc-xin này sẽ mang lại một giải pháp cho một vấn đề đang leo thang: “Mọi người đã chán ngấy với các vết đốt bọ ve. Mọi người đã chán ngấy căn bệnh Lyme này. Họ muốn giải quyết dứt điểm vấn đề này”.

Ngày 02/03/2022
CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Biên dịch từ https://www.science.org/content/article/hope-lyme-disease-new-vaccine-targets-ticks?fbclid=IwAR0vT9JLLTxTsX0Mlq4dKzvSzDo8Zo95u4LE4_C2IBGAHgQfeZgbBf2_rC4)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích