Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 11/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 0 6 2 9 9 0
Số người đang truy cập
3 5 0
 Chuyên đề Côn trùng học
Phòng chống muỗi Aedes: một mũi tên trúng nhiều đích trong kiểm soát dịch bệnh

Trong những năm gần đây một số loại dịch bệnh do vector truyền (vector-born diseaes) đang làm “khuynh đảo” thế giới mà trong đó Aedes aegypti-loài muỗi chính truyền dịch bệnh sốt xuất huyết, chikungunya và virus Zikanên có thể nói phòng chống muỗi Aedes làmột mũi tên trúng nhiều đích trong kiểm soát dịch bệnh

Trước hết chúng ta nên nhớ rằng chỉ có thể “phòng chống vector” (vector control) thay vì “tiêu diệt vector” (vector eradication) hoàn toàn vì loài muỗi thuộc lớp côn trùng đã hiện diện và phát triển tự nhiên cùng trái đất từ hàng ngàn năm nay, do đó theo quy luật đấu tranh sinh học rất khó để tiêu diệt chúng tận gốc. Hơn nữa, muỗi không cần nhiều điều kiện để sống bởi bất kỳ vật dụng chứa nước nào đều đủ để muỗi sinh sản và muỗi ngày trở nên kháng thuốc với các hóa chất diệt thông thường. Trong khi nước ta có khí hậu nhiệt đới và điều kiện môi trường thuận lợi cho các loại côn trùng phát triển sinh sôi, nhất là vào các thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi liên tục tạo thành một môi trường sống lý tưởng của các loại côn trùng nói chung và vector truyền bệnh nói riêng như sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng, giun chỉ, bạch huyết, viêm não Nhật Bản, chikungunya, virus Zika... Muỗi cái là trung gian truyền bệnh từ người này sang người khác bằng cách hút máu người và động vật bị bệnh sẽ mang theo virút và ký sinh truyền cho những người và động vật khác qua nước bọt và chất chống đông máu trước khi hút máu. Trong đó, Aedes Aegypti (muỗi vằn) truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng, chikungunya sốt do virus Zikađang được cả thế giới quan tâm hiện nay. Môi trường sống thích hợp của loài muỗi này là ở những vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Muỗi Aedes Aegypti thường trú ngụ, sinh sản ở gần nhà và tấn công đốt máu người ban ngày cũng như chiều tối khác với muỗi sốt rét Anopheles (Anopheles minimus, Anopheles dirus) chỉ chích đốt máu người ban đêm ở những vùng rừng núi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính hàng trăm triệu người trên thế giới bị nhiễm và hàng triệu người tử vong hàng năm các bệnh do vector truyền, đặc biệt là ở các nước châu Phi, châu Á và Nam Mỹ.


Muỗi
Aedes Aegypti không chỉ truyền dịch bệnh do virus zika mà còn truyền bệnh sốt vàng da, chikungunyavà sốt xuất huyết

Từ năm 2015 đến nay, trong khi Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải gồng mình phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết thì lại phải đối mặt với dịch bệnh do virus Zika, điều đáng nói ở đây là cả hai dịch bệnh này đều do loại muỗi vằn có tên là Aedes truyền. Nếu chúng ta diệt trừ được loài muỗi này thì đạt được một mũi tên trúng hai đích: phòng chống được sốt xuất huyết và ngăn chặn được dịch bệnh do virus Zika.

Kiểm soát muỗiAedes aegypti: ngăn chặn virus Zikatừổ bọ gậy nguồn?(Mosquito control: can it stop Zika at source?)

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (MOH) kiểm soát muỗi Aedes từ ổ bọ gậy nguồn nhằm làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ mà theo đó lăng quăng/bọ gậy Aedes có thể phát triển ở các dụng cụ chứa nước trong nhà và xung quanh nhà vì vậy xử lý dụng cụ chứa nước để làm giảm nguồn sinh sản là biện pháp đơn giản và rất hiệu quả trong phòng chống véc tơ như xử lý dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum vại, bể nước mưa, cây cảnh...) bằng cách dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, thả cá...); lật úp các dụng cụ gia đình như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm. Loại trừ ổ bọ gậy đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều hòa nhiệt độ thì dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus; thu dọn, phá hủy các ổ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa...) cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt; các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa...): loại bộ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi; sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi tại các ổ đọng nước như: các hố ga ngăn mùi, bể cảnh, lọ hoa..


Theo WHO, Aedes aegypti loài muỗi chính truyền bệnh sốt Zika, sốt xuất huyết và virus chikungunya có một số tập tính hoạt động đặc điểm sinh thái rất khó kiểm soát. Khả năng bị muỗi Aedes aegypti đốt máu trong khi mang thai liên quan đến dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh đã cảnh báo các nhà khoa học y tế công cộng và gây kinh ngạc cho thế giới. Sự phát hiện một sự bùng nổ trong các trường hợp đầu nhỏ (microcephaly) liên quan đến thời gian và địa điểm lưu hành virus Zika kèm theo phát hiện thêm dị tật bẩm sinh của não (additional congenital malformation of the brain) trong bào thai (siêu âm), thai chết lưu, trẻ sơ sinh, bằng chứng về tổn thương thị lực và thính lực. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai sống trong vùng có dịch bệnh lưu hành hoặc đến thăm đến các nước bị ảnh hưởng thì khả năng sinh ra một em bé với dị tật nghiêm trọng như vậy quả là đáng sợ.

Sự kết hợp của lưu hành vi rút với một phát hiện tăng lên của hội chứng Guillain-Barré (GBS) đã tạo thêm các mối quan tâm về một rối loạn tự miễn dịch (autoimmune disorder) với các nguyên nhân khác nhau bao gồm nhiễm trùng với một số virus và vi khuẩn, phổ biến nhất là Campylobacter jejuni. Cho đến nay, mối liên hệ giữa sự lưu hành vi rút Zika và tỷ lệ GBS gia tăng đã được báo cáo tại 8 quốc gia (Polynesia thuộc Pháp, Brazil, El Salvador, lãnh thổ của Pháp Martinique, Colombia, Suriname, Cộng hòa Bolvarian của Venezuela và Honduras). Ngay cả các nước có hệ thống y học tiên tiến, khoảng 5% bệnh nhân có hội chứng GBS chết người này,nhiều người cần điều trị bao gồm hỗ trợ thông khí trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt, đôi khi trong nhiều tháng đến một năm thêm vào gánh nặng về dịch vụ y tế. Nếu thực tế có mối liên quan giữa ZiKa và GBS được xác nhận, hậu quả của con người và xã hội cho hơn 30 quốc gia gần đây thì phát hiện dịch Zika thật sự làm thế giới phải lao đao với dịch bệnh này.


WHO cho biết trong đợt bùng phát lớn ảnh hưởng đến một số quốc đảo Thái Bình Dương, lần đầu tiên vào năm 2007 và một lần nữa trong 2013-2014, sau đó lan sang châu Mỹ, virus Zika đã thường xuyên đồng lưu hành với bệnh sốt xuất huyết và chikungunya virus.Các virus này phản ứng chéo trong các xét nghiệm chẩn đoán làm cho kết quả xét nghiệm không đáng tin cậy và hầu hết cần phương pháp mới để xác định chẩn đoán.Hơn nữa, xét nghiệm PCR hiện nay có thể phát hiện nhiễm chỉ trong khoảng thời gian khi virut đang sao chép, một điểm yếu nữa thêm phức tạp bởi thực tế rằng 80% các bệnh nhân nhiễm ZiKa không có triệu chứng.Mặc dù ít nhất 15 nhóm làm việc về vắc xin Zika, WHO ước tính rằng ít nhất 18 tháng nữa vắc-xin mới có thể được thử nghiệm trong các thử nghiệm quy mô lớn.Từ tất cả những lý do này, WHO khuyến cáo các biện pháp phòng chống muỗi Aedes cho cá nhân(stepped-up personal measures) và cộng đồng (population-wide measures) là tốt nhất để ngăn chặn các loại dịch bệnh do muỗi Aedes truyền.


Aedes aegypti: Muỗi "cơ hội" và mối đe dọa dai dẳng (Aedes aegypti: an “opportunistic” and tenacious menace)

Aedes aegypti là loài muỗi chính hay còn gọi là vector truyền dịch bệnh Zika, sốt xuất huyết, chikungunya và sốt vàng da cho con người mà WHO cho rằng hiện nay có hơn một nửa dân số thế giới đang sống ở những nơi có loài muỗi này hoạt động. Các chuyên gia mô tả Aedes aegypti là "cơ hội" (opportunistic) vì nó cho thấy một khả năng đặc biệt để thích ứng với thay đổi môi trường, nơi thường xuyên có những thay đổi trong cách thức sống của con người tạo ra trên hành tinh này. Trải qua nhiều thế hệ, nó đã khai thác được những cơ hội này như tăng hoạt động du lịch quốc tế và thương mại, sự đô thị hóa tự phát nhanh chóng với hiệu quả ấn tượng. Theo đó, đáng ngại nhất là muỗi Aedes aegypti từ lâu chỉ phát sinh từ các ổ nước thu thập được trong hốc cây và nách của lá cây trong rừng thì nay đã thích nghi với sinh sản trong các khu vực đô thị, phát triển mạnh ở các khu vực đông người nghèo không có nước máy, kém thu gom rác và rác thải. Những chuyển thể phân loại (adaptations classify) các loài muỗi Aedes aegypti là "container breeder", các con muỗi trưởng thành có thể sinh sản từ bất cứ nơi nào khi có mưa hoặc các nguồn nước lưu trữ (ổ nước đọng) với sự xuất hiện thường xuyên ngoài trời. Ấu trùng được tìm thấy trong một loạt các thùng chứa nhân tạo như ly nhựa bỏ và nắp chai, chậu cây cảnh, lọ cắm hoa, lọ hoa trên bàn thờ, lọ hoa trong nghĩa trang, các bát nước cách thủy ngăn kiến dưới chân tủ thức ăn, bể tự hoại (hầm vệ sinh), bồn vệ sinh, máng nước cho vật nuôi trong nhà, các hàng hoa thủy sinh (hoa sen, hoa súng). Ngoài ra, muỗi Aedes cũng có thể sinh sản với số lượng lớn ở các công trường xây dựng, nơi chứa lốp xe phế thải ngoài trời và máng nước mưa bị tắc... Trứng muỗi Aedes có thể tồn tại rất lâu trong trạng thái khô, thường là hơn một năm nhưng một khi chìm xuống nước chúng nở ngay lập tức; nếu nhiệt độ mát mẻ, muỗi có thể vẫn còn trong giai đoạn ấu trùng hàng tháng miễn là nguồn nước để chúng tồn tại được cung cấp đầy đủ; những quả trứng dính hầu như dán mình vào bên trong thành dụng cụ chứa nước (container), thương mại quốc tế giúp trứng dính bám trong lốp xe như là phương tiện tốt nhất để vận chuyển loài muỗi này đến bất cứ nơi nào trên thế giới.


Muỗi cái: “hung hăng đốt” và "tấn công lén" (Females: “aggressive biting” and “sneak attacks”)

Muỗi cái Aedes aegyptithường hung hăng đốt mồi vào ban ngày muỗi,chỉ có muỗi cái mới đốt người, nhiều nhất vàokhoảng thời gian những lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Trong nhà, muỗi Aedes có thể đốt vào ban đêm nếu có đủ ánh sáng, chúng rất giỏi trong việc náu mình trong tủ và dưới gầm giường. Muỗi trưởng thành cả hai giới đực và cái đều thích ăn đồ ngọt như mật hoa và trái cây nhưng riêng với muỗi cái thì cần protein trong máu để phát triển trứng của mình. Trong những năm qua, muỗi cái đã tiến hóa để thể hiện sở thích riêng biệt như ưa hút máu của người hơn động vật có vú khác; thích ứng với các nơi trú ẩn mới cũng như nguồn nước phát sinh bọ gậy và nơi tốt nhất để đẻ trứng là các thùng chứa nhân tạo nhỏ mà ưu tiên cuối cùng mở rộng là những vật dụng chứa sẫm màu (dark-coloured containers) trái ngược với những vật dụng chứa sáng màu (lighter-coloured containers). Muỗi cái Aedes thường sử dụng "các cuộc tấn công lén" (sneak attacks), tiếp cận nạn nhân từ phía sau, đốt vào mắt cá chân và khuỷu tay, những nơi mà chúng khó bị phát hiện và bị đập chết.

             Muỗi
cái Aedes aegypti được gọi là "ăn nhâm nhi" (sip feeders), thay vì hút đủ số lượng máu cho một bữa ăn tại một vết đốt duy nhất thì chúng lại hútthành nhiều ngụm nhỏ trong nhiều vết đốt do đó làm tăng số lượng người có thể lây nhiễm bệnh từ một con muỗi mang virus.Sau một bữa ăn máu, muỗi cái sản xuất một loạt trung bình từ 100 đến 200 trứng tùy thuộc vào kích thước của các bữa ăn máu,không giống như hầu hết các loài muỗi khácmột con muỗi Aedes aegypti có thể sản xuất lên đến 5 lô trứng trong suốt cuộc đời mìnhtại các địa điểm khác nhau.Tất cả các tính năng này làm cho các quần thể muỗi Aedes aegypti rất khó kiểm soát,đồng thời cũng làm cho các dịch bệnh do chúng truyền trở thành một mối đe dọa lớn hơn nhiều.

Sự lên xuống trong kiểm soát muỗi(The rise and fall of mosquito control)

Sau khi phát hiện và sử dụng có hiệu quả các hóa chấtdiệt côn trùng(residual insecticides) còn sót lại trong những năm 1940, quy mô lớn và các chương trình kiểm soát hệ thống (large-scale and systematic control programmes) đã thành công trong việc đưa hầu hết các bệnh do muỗi truyền quan trọng dưới sự kiểm soát ở nhiều nơi trên thế giới mà trong đó Aedes aegypti đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi châu Mỹ đến cuối những năm 1960, hầu hết các bệnh do muỗi truyền (mosquito-borne diseases) không còn được coi là vấn đề y tế công cộng bên ngoài châu Phi.


Tuy nhiên, một vấn đề thường xảy ra trong y tế công cộng là khi một mối đe dọa sức khỏe giảm xuống thì chương trình kiểm soát dịch bệnh đó cũng giảm theo, thậm chí hết hẳn. Trong khi nguồn lực bị thu hẹp, các chương trình kiểm soát sụp đổ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho chương trình kiểm soát đó bị dỡ bỏ hoặc chuyển đổi cho các mục đích ưu tiên khác, các chuyên gia ít được tập huấn và triển khai cũng là lúc các loài muỗi và dịch bệnh do chúng truyền quay trở lại “phản công” như một sự “báo thù” (roared back with a vengeance) với một môi trường phòng thủ rệu rã, đó cũng là sự trả giá của gần 2 thập kỷ giảm dần thành quả chuyên môn, cạn kiệt nguồn đầu tư, suy yếu nghiêm trọng năng lực quốc gia thực hiện chương trình kiểm soát muỗi. Trước đây các chương trình kiểm soát thành công đã được thay thế bằng việc phun không gian phản ứng của thuốc trừ sâu trong trường hợp khẩn cấp, một biện pháp có tầm nhìn cao và hấp dẫn chính trị nhưng tác động thấp trên thực tế trừ khi tích hợp với các chiến lược kiểm soát dịch bệnh khác.

Điểm yếu đôi khi biến mất-khả năng kiểm soát trùng hợp với xu hướng như đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dân số, đô thị hóa tự phát nhanh chóng, biến đổi khí hậu và những thay đổi trong mô hình sử dụng đất làm cho môi trường thậm chí hấp dẫn hơn cho việc hưng thịnh quần thể muỗi Aedes aegypti. Ngoài ra, các kho hóa chất diệt côn trùng hiệu quả bị thu hẹp lại cũng như muỗi phát triển sức đề kháng với các hóa chất sử dụng. Hậu quả của sự trở lại ấn tượng này được minh chứng rõ nhất trong lịch sử gần đây của bệnh sốt xuất huyết, so với tình hình cách đây 50 năm tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết toàn cầu đã tăng gấp 30 lần, nhiều nước chưa có dịch bệnh này đang báo cáo sự bùng phát đầu tiên của họ, nhiều dịch bệnh do muỗi Aedes aegypti như một thùng thuốc nổ (TNT) phá vỡ nghiêm trọng các xã hội và nền kinh tế thế giới. Sự gia tăng liên tục trong dịch bệnh sốt xuất huyết khiến một số chuyên gia phải đặt câu hỏi: nếu các quốc gia không thể tự bảo vệ mình chống lại dịch cúm gây rối và định kỳ của một căn bệnh nổi tiếng như sốt xuất huyết thì sẽ hy vọng gì trong kiểm soát muỗi và ngăn chặn dịch bệnh do virus Zika? (if countries cannot defend themselves against disruptive and recurring outbreaks of a well-known disease like dengue, what hope is there that mosquito control will help stop Zika?).


Lời khuyên của WHO: các công cụ thông thường và mới hơn để kiểm soát muỗi (WHO advice: conventional and newer tools for mosquito control)

WHO đã ban hành hướng dẫn về kiểm soát muỗi như là một phần của đáp ứng với dịch bệnh do virus Zika. Theo ghi nhận, kiểm soát muỗi thực hiện tốt và hiệu quả có thể giảm sự lây lan của virus do muỗi truyền bao gồm cả virus Zika. Tuy nhiên, kiểm soát muỗi là phức tạp, tốn kém và làm kháng hóa chất diệt côn trùng, rất ít quốc gia đang phát triển bên ngoài châu Phi cận Sahara đã dành riêng chương trình được tài trợ để kiểm soát muỗi, hơn nữa một số biện pháp kiểm soát không dễ dàng chấp nhận bởi công chúng. Phương pháp tiếp cận tích hợp mà giải quyết tất cả các giai đoạn cuộc sống của muỗi và tham gia đầy đủ các cộng đồng được khuyến khích, mặc dù phương pháp phun sương để diệt muỗi trưởng thành (fogging to kill adult mosquitoes) cung cấp những bằng chứng rõ ràng nhất mà các chính phủ đang có hành động, WHO nhấn mạnh rằng việc loại bỏ các ổ bọ gậy nguồn nhằm hạn chế nơi phát sinh muỗi đẻ là sự can thiệp hiệu quả nhất để bảo vệ quần thể. Phương pháp phun sương, được đề nghị cho các tình huống khẩn cấp duy nhất, hiệu quả nhất khi tiến hành trong những thời điểm lúc bình minh và hoàng hôn, khi hoạt động của muỗi là mãnh liệt nhất. Các biện pháp bảo vệ cá nhân chống lại muỗi đốt bao gồm cả thuốc xua (repellents) được an toàn để sử dụng trong khi mang thai, cũng được WHO khuyến cáo sử dụng.
 

Với mức độ xuất huyết và bây giờ khủng hoảng dịch bệnh do virus Zika và sự cần thiết cho một phạm vi rộng lớn hơn của kỹ thuật điều khiển(control techniques), nhóm tư vấn kiểm soát vector của WHO (WHO Vector Control Advisory Group) đã đánh giá một số công cụ mới hơn bao gồm gửi cả muỗi biến đổi gen nguyên mẫu để WHO xem xét. Đối với muỗi biến đổi gen, nhóm tư vấn của WHO đã khuyến cáo thử nghiệm xa hơn và đánh giá rủi ro để đánh giá tác động của công cụ mới này trên truyền bệnh, các thử nghiệm trước đây tiến hành ở quần đảo Cayman cho thấy sự giảm đáng kể trong quần thể Ae. aegypti. Một kỹ thuật được phát triển liên quan đến việc tạo ra khối lượng lớn muỗi đực đã được khử trùng bằng liều bức xạ thấp (mass release of male insects that have been sterilized by low doses of radiation), khi muỗi đực bị khử trùng giao phối, trứng của muỗi cái không còn khả năng hình thành và các quần thể muỗi sẽ chết. Kỹ thuật khử trùng muỗi đã được sử dụng thành công trên một quy mô lớn do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (International Atomic Energy Agency) và Tổ chức Lương Nông quốc tế (FAO) để kiểm soát côn trùng quan trọng gây hại nông nghiệp.


Một phương pháp sinh học đầy hứa hẹn của điều khiển sử dụng muỗi đực mang vi khuẩn Wolbachia có trong tự nhiên, được tìm thấy trong 60% các loài côn trùng phổ biến bao gồm cả bướm và ruồi giấm,những vi khuẩn này không lây nhiễm sang người hoặc động vật có vú khác. Khi con cái giao phối với con đực mang vi khuẩn, trứng không nở, vì vậy ngăn chặn muỗi và làm giảm khả năng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, các con muỗi không biến đổi gen như kỹ thuật này liên quan đến việc không gây xáo trộn hay thay đổi của gen. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia đã được thử nghiệm ở một số nơi, trong đó có Australia, Brazil, Indonesia và Việt Nam như là một phần của chiến lược kiểm soát đối với bệnh sốt xuất huyết, theo đó thử nghiệm quy mô lớn của vi khuẩn Wolbachia sẽ được bắt đầu sớm. Một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi Zika đang sử dụng phương pháp sinh học như là một phần của một phương pháp tiếp cận tích hợp để kiểm soát muỗi như ở El Salvador với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng ngư dân, được giới thiệu sử dụng biện pháp thả cá ăn ấu trùng vào các chai lọ chứa nước. WHO khuyến khích các nước bị ảnh hưởng và các đối tác của họ thúc đẩy việc sử dụng các biện pháp can thiệp kiểm soát muỗi hiện nay, đồng thời với thử nghiệm các phương pháp tiếp cận mới để có thể được áp dụng kiểm soát dịch bệnh trong tương lai.
 

Biện pháp phòng chống muỗi Aedes ở Việt Nam

Theo WHO và MOH, biện pháp phòng bệnh tốt nhất ở những vùng có nhiều muỗi Aedes là loại bỏ nơi đẻ trứng của chúng còn gọi là giảm nguồn lây. Giảm số lượng trứng, bọ gậy và lăng quăng sẽ giúp làm giảm số lượng muỗi trưởng thành và giảm sự lây truyền bệnh ở môi trường sống của chúng trong nhà (bẫy kiến; bình, lọ hoa và đĩa hứng nước; thùng trữ nước ăn và sinh hoạt; thùng nhựa đựng nước, chai lọ) hoặc ngoài trời (chai lọ và lon phế thải, lốp xe hỏng, dụng cụ chứa nước nhân tạo; hốc cây, vũng nước, công trường xây dựng; thùng hứng nước mưa; vỏ quả, vỏ hạt, vỏ cây; nách lá của nhiều loại cây; thuyền, trang thiết bị). Các dụng cụ chứa nước mưa hoặc chứa nước sinh hoạt phải được đậy kín hoặc loại bỏ đúng cách. Những thùng chứa nước cần thiết không bỏ được thì phải thau rửa kỹ (để loại trừ trứng muỗi) ít nhất tuần một lần. Làm như vậy sẽ tránh không để trứng/ ấu trùng/nhộng phát triển thành muỗi trưởng thành. Thực tế trong biện pháp chủ động phòng chống sốt xuất huyết trong cộng đồng cho thấy sự tham gia của cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh sốt xuất huyết dengue, nếu mỗi gia đình đều cố gắng làm giảm mật độ véc tơ truyền bệnh, tỷ lệ lây truyền sẽ giảm hoặc thậm chí chấm dứt.


Biện pháp bảo vệ cá nhân và hộ gia đình là tự bảo vệ mình tránh bị muỗi đốt là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất, bằng cách giảm chỗ da hở cho muỗi đốt, mặc quần dài, áo dài tay và dùng kem xua muỗi (có chứa DEET, IR3535 hay Icaridin) là những lựa chọn khả thi nhất. Sử dụng rèm cửa ra vào và cửa sổ, và điều hòa nhiệt độ đều làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình. Ngủ màn (và/hoặc màn tẩm hóa chất diệt côn trùng) cũng là một biện pháp bổ sung để tránh bị muỗi đốt khi ngủ ban ngày, hoặc để tránh bị các loại muỗi khác đốt khi ngủ ban đêm (như muỗi truyền bệnh sốt rét). Bình xịt côn trùng trong nhà, hương muỗi hay các bình phun thuốc diệt côn trùng khác đều có thể làm giảm hoạt động đốt chích của muỗi. 

Ngày 23/02/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và MOH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích