Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 6 7 4 2
Số người đang truy cập
4 0 0
 Chuyên đề Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Cập nhật về tác động của COVID-19 lên hệ thần kinh

            Cách nay gần 6 tháng, những tác động của COVID-19 trên hệ thần kinh đã được chỉ ra (não sương mù với biểu hiện kém tập trung, dễ bị phân tâm, tốc độ xử lý thông tin kém và trí nhớ giảm, mệt mỏi, mất khứu giác và vị giác, Viêm tủy não lan tỏa cấp tính, hội chứng Guillain-Barré và đột quỵ não). Song, các tác động trên dây thần kinh sọ não và rối loạn nhận thức, tâm thần kinh về lâu dài vẫn còn đang tiếp tục theo dõi.

             Những nghiên cứu chuyên sâu về thần kinh gần đây chỉ ra tác động của COVID-19 trên hệ thống thần kinh thông qua can thiệp chẩn đoán hình ảnh, dù là thể nhẹ, vừa hay nặng của COVID-19 đi nữa. Phân tích dữ liệu từ Dự án dữ liệu y tế theo dõi sức khỏe trên 500.000 người tại Anh (UK Biobank, 2020-2021).Các nhà nghiên cứu tập trung vào dữ liệu của 401 người, có hình ảnh sọ nãođược chụp trước và sau khi mắc COVID-19. Ảnh chụp sau được thực hiện trong thời gian trung bình 141 ngày kể từ khi chẩn đoán mắc COVID-19.So sánh hình ảnh của nhóm 401 người với hình ảnh một nhóm khác gồm 384 người với những đặc điểm tương đương về tuổi, giới, chủng tộc và thời gian chụp ảnh. Bước đầu, dữ liệu nghiên cứu đã chỉ ra tác động có hại của SARS-CoV-2 trên não bộ. Tác động chủ yếu trên nhóm các cấu trúc liên kết nằm sâu trong não, có nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc và hành vi con người và khứu giác (orbitofrontal cortex and parahippocampal gyrus)


Hình 1

           Nghiên cứu tại ĐH Oxford (Anh) chỉ ra người từng mắc COVID-19 đã mất nhiều chất xám và chịu tác động đến tế bào não nhiều hơn so với người không mắc COVID-19 và thời gian đánh giá ở nghiên cứu nỳ là 4,5 tháng sau kh nhiễm và phần lớn các thay đổi này liên quan đến vùng não bộ kiểm soát mùi vị.Thành phần tham gia nghiên cứu là nhóm người thuộc độ tuổi 51-81 và khoảng cách 2 làn scan não bọ là 38 tháng. Phân tích được thực hiện tại Trung tâm phân tích hình ảnh thần kinh tích hợp của Wellcome (Wellcome Centre for Integrative Neuroimaging) tại ĐH Oxford.

 


Hình 2. COVID-19 không chỉ là một bệnh hô hấp


Hình 3

Ngoài ra, chúng ta biết rằng người bình thường sẽ mất từ 0,2-0,3% chất xám mỗi năm trong vùng não “phụ trách” trí nhớ lão hóa thì nghiên cứu nàycòn cho biết người từng mắc COVID-19 sẽ mất thêm 0,2-2% tế bào chất xám so với những người không mắc. Bên ạnh đó, người tham gia nghiên cứu còn trải qua bài kiểm tra vốn là công cụ phát hiện suy giảm nhận thức liên quan đến chứng sa sút trí tuệ. Kết quả thu được là những người mất nhiều tế bào não bộ cũng có kết quả thấp. Giáo sư Naomi Allen, nhà khoa học đứng đầu của dự án UK Biobank cho biết nghiên cứu hình ảnh lặp lại của bệnh nhân mắc COVID-19 trong dự án UK Biobank là nghiên cứu duy nhất trên thế giới có thể chỉ ra các thay đổi “Trước và Sau” trong não có liên quan đến nhiễm SARS-CoV-2 và nếu như có được bộ ảnh quét từ các nhiều cơ quan khác nhau trước và sau nhiễm COVID-19 cũng sẽ đánh giá được sự thay đổi trên các cơ quan do tác động của COVID-19 cũng như thu được các dữ liệu có giá trị để đánh giá được tác động lâu dài do nhiễm SARS-CoV-2.


Hình 4. Rối loạn chức năng não bộ do virus SARS-CoV-2 gồm có: nhiễm trùng nhu mô não (hiếm),
viêm não, viêm màng não, cơn bão cytokines, rối loạn điều hòa hệ thần kinh tự động, thiếu khí

Nghiên cứu của ĐH Edinburgh (Anh) chỉ ranão bộ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều cơ chế khác nhau gồm miễn dịch, phản ứng viêm, mạch máu hoặc tâm lý, hành vi thay vì nhiễm SARS-CoV-2 trực tiếp. Trong khi đó, nghiên cứu tại ĐH California tại San Francisco (Mỹ) nghiên cứu triệu chứng hậu COVID-19 cho biết không rõ điều gì có thể đã gây ra các thay đổi não bộ, thậm chí thoái hóa não cũng phải tính đến khi nhiễm và biến chứng nặng.

Di chứng về tâm thần kinh và thần kinh của COVID-19 đã được ghi nhận nhưng có nhiều dữ liệu cần đánh giá đầy đủ các tác động của COVID-19 trên sức khỏe não bộ. Các nhà nghiên cứu đã ước tính tỷ lệ mắc mới và nguy cơ tương đối trên hệ thần kinh của các bệnh nhân tại thời điểm 6 tháng sau khi được chẩn đoán COVID-19. Đây là một nghiên cứu thuần tập hồi cứu va phân tích dữ kiện theo thời gian, sử dụng Mạng lưới dữ liệu từ các hồ sơ sức khỏe điện tử TriNetX (TriNetX electronic health records network)trên hơn 81 triệu bệnh nhân. Phần đầu tiên gòm các bệnh nhân được chẩn đoán COVID-19 bắt cặp với ca chứng gồm các bệnh nhân được chẩn đoán cúm và bắt cặp với các chứng khác là các bệnh nhân viêm đường hô hấp cùng thời điểm. Các bệnh nhân nhiễm nhóm chứng nếu có nhiễm COVID-19 sẽ loại khỏi nghiên cứu. Tất cả các nhóm đều gồm các bệnh nhân trên 10 tuổi. Các nhà nghiên cứu ước tính có 14 biến chứng hay hậu quả về tâm thần kinh sau 6 tháng sau nhiễm COVID-19 gồmxuất huyết nội sọ não, đột quỵ não, hội chứng dạng parkinson, hội chứng Guillain-Barré, rối loạn thần kinh, rễ thần kinh và đám rối thần kinh, bệnh lý thần kinh cơ, viêm não, sa sút trí tuệ, rối loạn lo âu, tâm thần, tâm trạng theo từng nhóm hoặc riêng biệt, rối loạn sử dụng bản chất, rối loạn mất ngủ. Sử dụng mô hình Cox, so sánh tần suất triệu chứng với điểm số các nhóm bệnh nhân mắc cúm hay nhiễm trùng hô hấp khác.Họ cũng đã ước tính độ nặng của COVID-19 ảnhhưởn lên hình thành các triệu chứng như mức độ nhập viện, đơn vị trị liệu chăm sóc tích cực (intensive therapy unit-ITU) lúc nhập viện và bệnh lý não (rối loạn ý thức và mê sảng).

Kết quả cho thấy trong tổng số 236.379 bệnh nhân được chẩn đoán COVID-19, ước tính tỷ lệ của một chẩn đoán về tâm thần hay thần kinhsau 6 tháng là 33,62% (95% CI 33,17-34,07) với chẩn đoán ban đầunhư thế là 12.84% (12.36-13.33). Đối với các bệnh nhân nhập viện vào ITU, tỷ lệ ước tính chẩn đoán là 46,42% (44,78-48,09) và đối với chẩn đoán ban đầu là 25,79% (23,50-28,25). Liên quan đến chẩn đoán từng cá nhân của kết cục nghiên cứu, nhóm mắc COVID-19 có tỷ lệ ước tính là 0,56% (0,50-0,63) xuất huyết nội sọ; 2,1% (1,97-2,23) đột quỵ do thiếu máu cục bộ; 0,11% (0,08-0,14) hội chứng giống Parkinson; 0,67% (0,59-0,75) sa sút trí tuệ; 17,39% (17,04-17,74) rối loạn lo âu và 1,40% (1,30-1,51) loạn thần.Trong nhóm nhập viện vào ITU, ước tính tỷ lệ là 2,66% (2,24-3,16) xuất huyết nội sọ; 6,92% (6,17-7,76) đột quyjdo thiếu máu cục bộ; 0,26% (0,15-0,45) hội chứng giống parkinson; 1,74% (1,31-2,30) loạn thần; 19,15% (17,90-20,48) rối loạn lo âu và 2,77% (2,31-3,33) rối loạn tâm thần. Hầu hết phân loại chẩn đoán thường thấy trên các bệnh nhân mắc COVID-19 hơn các các bệnh nhân mắc cúm hay viêm đường hô hấp (hazard ratio [HR] 1,44;95%CI 1,40-1,47 với bất kỳ chẩn đoán nào; 1,78; 1,68-1,89 cho bất kỳ chẩn đoán đầu tiên) và những người có nhiễm trùng hô hấp khác (1,16; 1,14-1,17 đối với bất kỳ chẩn đoán nào; 1,32; 1,27-1,36 đối với chẩn đoán ban đầu). Như với các tỷ lệ, HR cao hơn ở nhóm các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng hơn (như nhóm nhập viện vào ITU cao hơn so với nhóm không nhập ITU: 1,58; 1,50-1,67 đối với bất kỳ chẩn đoán; 2,87; 2,45-3,35 đối với chẩn đoán ban đầu). Nghiên cứu này đã cung cấp bằngchứng về tỷ lệ mắc các rối loạn thần kinh, tâm thần kinh thời điểm 6 tháng sau khi mắc COVID-19. Nguy cơ lớn nhất ở nhóm mắc COVID-19 nặng.

Một số câu hỏi đặt ra qua cac nghiên cứu đa trung tâm ở trên:

1.Dù chưa phát hiện trình trạng suy giảm trí nhớ ở bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ, nhưng chức năng điều hòa não bộ đã suy giảm, phản ứng nhận thức chậm hơn!

2.Não bộ có thay đổi không hồi phục không, có dẫn tới thay đổi lâu dài về nhận thức hoặc hành vi con người không?

3.Các tác động trong thời gian ngắn có thể do phản ứng viêm, đpá ứng miễn dịch, nhưng tác động trên diện rộng và lâu dài của SARS-CoV-2 có phải do cơ chế tự miễn kéo dài sau nhiễm SARS-CV-2 không?

4.Liệu các thay đổi trong não bộ do COVID-19 có thể đẩy nhanh tình trạng sa sút trí tuệ theo tuổi hay không?

5.Liệu virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập trực tiếp vào não bộ và phá hủy tế bào, dây thần kinh khứu bên trong mũi, nên đưa đến suy thoái thần kinh hoặc bệnh cảnh như Alzheimer?

6.Tại sao vùng não bị ảnh hưởng nhiều nhất do virus SARS-CoV-2 là hệ thống khứu giác, phải chăng SARS-CoV-2 có ái tính kết dính với cơ quan này?

7.Vì nghiên cứu này đánh giá tại thời điểm 4,5 tháng sau nhiễm SARS-CoV-2, nên nếu đánh giá thời gian sau đó dài hơn thì các hậu quả gì sẽ được phát hiện nên cần tiếp theo dõi?

Dẫu sao đi nữa, người mắc COVID-19 không quá lo lắng vì cần thêm nhiều nghiên cứu trước khi kết luận và đưa ra khuyến cáo đầy đủ về hồi phục não bộ!


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.https://www.nature.com/articles/s41586-022-04569-5/SARS-CoV-2 is associated with changes in brain structure in UK Biobank

2.https://www.ox.ac.uk/news/2022-03-07-brain-regions-related-smell-show-decline-following-mild-covid-19

3.https://english.alarabiya.net/life-style/healthy-living/2022/03/08/COVID-19-can-cause-brain-shrinkage-memory-loss-says-Oxford-study

4.https://www.businessinsider.com/mild-covid-damage-age-brain-uk-biobank-study-finds-2022-3

5.https://www.npr.org/2022/03/12/1086274361/covid-brain-study

6.https://www.thelancet.com/journals/lanpsy/article/PIIS2215-0366(21)00084-5/fulltext/6-month neurological and psychiatric outcomes in 236 379 survivors of COVID-19: a retrospective cohort study using electronic health records.

7.https://thewest.com.au/news/coronavirus/long-term-effects-of-covid-19-study-shows-virus-shrinks-brain-in-many-people-and-speeds-up-cognitive-decline-c-5975152

Ngày 21/03/2022
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích