Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 2 7 0 0
Số người đang truy cập
4
 Chuyên đề Ký sinh trùng sốt rét
Phần 1: Thuốc phối hợp Artemether-Lumefantrin được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới hiện nay trong điệu trị sốt rét

Giới thiệu về phối hợp artemether-lumefantrine

Trước viễn cảnh sốt rét kháng thuốc ngày một tăng và có nguy cơ lan rộng trên diện rộng không phải chỉ một vùng, một lãnh thổ hay một quốc gia mà cả khu vực hoặc thậm chí toàn cầu. Tiến trình nghiên cứu và phát triển (R&D) các các dòng sản phẩm thuốc mới trong chống bệnh nhiễm trùng nói chung và bệnh sốt rét nói riêng thời gian gần đây từ năm 2009 đến nay, loại thuốc phối hợp Artemether-lumefantrin (AL) có nhiều biệt dược khác nhau, nhất là Coartem® là loại thuốc phổ biến do công ty Novartis cung cấp, chỉ để điều trị và chỉ định trong các ca sốt rét chưa biến chứng hay phối hợp sau điều trị sốt rét ác tính (SRAT).

Việc nghiên cứu và phát triển bất cứ một thuốc mới nào - từ khi có ý tưởng dựa trên cơ sở khoa học đến khi thử nghiệm lâm sàng trên nhiều giai đoạn khác nhau có thể phải tính đến sự thất bại và lãng phí rất nhiều công sức và tiền của đổ vào cho một thuốc, rồi từ đó sau một vài lần thử nghiệm thấy thuốc sẽ thất bại và phải hiệu chỉnh nhiều lần mới cho ra các sản phẩm như ý để có tính ứng dụng cao trên lâm sàng điều trị.


Hình 1

Đặc biệt, trong thời gian từ năm 2009 đến nay, các nhà lâm sàng hay nhắc đến loại thuốc gồm hai thành phần AL là loại thuốc có vị trí quan trọng trong chống lại ký sinh trùng P. falciparum đa kháng thuốc tại nhiều quốc gia. AL gây ngăn cản cho sự phát triển của ký sinh trùng vào trong hồng cầu và cơ thể người và được nghiên cứu thử nghiệm và sử dụng rộng rãi tại một số quốc gia châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Loại thuốc AL như trên đã cùng tồn tại song hành với một số loại thuốc phối hợp có gốc artemisinine khác (ACTs) và non-ACTs trong cuộc chiến chống lại căn bệnh sốt rét vốn dĩ phức tạp trong chu kỳ và cơ chế bệnh sinh thì nay càng phức tạp trong cả cơ chế kháng thuốc do hai loài P. falciparum và cả P. vivax cũng vậy.Việc kiểm soát và tiến tới loại trừ sốt rét vì thế không dễ mà đạt được nếu không có sự tổng lực đổ vào như hiện nay.

Một số biệt dược và thành phẩm thuốc có thành phần artemether-Lumefantrine (AL)

Hiện nay với phối hợp thành phần thuốc nhưng liều lượng trong một viên phối hợp có thể khác gồm Artemether và Lumefantrine (AL) đã có nhiều loại biệt dược khác nhau bên cạnh biệt dược chính uy tín ban đầu như Coartem, như Lumefanz, Falcimal LF, Antimal -80, Artyl LF dạng siro, Esther-L dạng siro, Artemefan, Artemether 180mg - Lumefantrine 1080mg dạng siro, Artirin-40, Alar-once, Artemether Plus (hàng Việt Nam), Dorother-L,Falcidoc-L, Hatherley, Malafantrine, Artem, Artemef, Falcynate-LF, Almether, Artil-LF40, Comether, Bimalaril, Artiman-L.

Các thuốc trên thường có hai thành phần và chất phụ gia đi kèm để bảo quản, chuyển đỏi hoạt tính,…có thể ở dạng viên nén hay dạng chai, lọ thủy tính hay lọ nhựa chứa cùng lúc nhiều viên thuốc. Ngoài ra, trên thị trường thế giới còn có những loại thuốc đơn chất dạng tiêm truyền chỉ có thành phần artemether (như ở việt Nam đang khuyến cáo), các nhân viên y tế và bệnh nhân nên thận trọng khi hướng đến các loại thuốc như thế.

Tất cả thuốc sốt rét tại mỗi quốc gia hiện nay đều có hướng dẫn chung cụ thể từ bộ y tế và Chương trình phòng chống sốt rét mỗi nước, nên không nên tự ý mua thuốc khi cho phép từ bác sĩ hay dược sĩ.

  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Hình 2-28

Viên thuốc AL chứa một phối hợp gồm hai thành phần có hoạt tính chống sốt rét là dẫn suất artemisinin loại artemether và thành phần lumefantrine. Cả hai thành đều có tác dụng diệt thể vô tính trong máu (blood schizontocides). Thuốc này được sử dụng để tiêu diệt các ký sinh trùng sốt rét sống bên trong các tế bào hồng cầu.

Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải dùng một loại thuốc khác (như primaquin phosphate-PQ) để tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét sống trong tế bào gan. Cả hai phương pháp điều trị có thể cần được sử dụng để đảm bảo việc chữa trị hoàn toàn hiệu quả và để tránh sự xuất hiện hay tái phát. AL không được sử dụng để phòng ngừa bệnh sốt rét.


Hình 3

Artemether là chất màu trắng, bột tinh thể và có thể hòa tan tự do trong acetone, trong methanol và ethanol, không thể hòa tan trong nước. Tên hóa chất artemether là (3R,5aS,6R,8aS,9R,10S,12R,12aR)-10-methoxy-3,6,9-trimethyldecahydro-3,12 epoxypyrano [4,3-j]-1,2benzodioxepine. Công thức thuốc thể hiện các tỷ lệ các nguyên tố trong hợp chất là C16H26O5 với một trọng lượng phân tử là 298.4.

Tên hóa chất lumefantrine (1RS)-2-(dibutylamino)-1-{(9Z)-2,7-dichloro-9-[(4chlorophenyl)methylene]-9H-fluorene-4 yl}ethanol. Lumefantrine là một chất bột tinh thể màu vàng, tan tự do trong N,N-dimethylformamide, chloroform và ethyl acetate; có thể hòa tan trong dichloromethane, tan nhẹ trong ethanol và methanol và không hòa tan trong nước. Công thức phân tử là C30H32Cl3NO với trọng lượng phân tử 528.9.


Hình 4

Thời gian bán hủy của thuốc artemether là 2 giờ và lumefantrine là 3-6 ngày, về cơ chế tác dụng của AL là cả hai thành phần tác động theo hình thức ức chế acid nucleic và tổng hợp protein, chuyển hóa thông qua lumefantrine CYP2D6 và artemether là CYP3A4.


Hình 5

Cách sử dụng thuốc AL trong điều trị sốt rét

Dùng thuốc theo đường miệng, dùng kèm bữa ăn, chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc này thường được dùng hai lần một ngày trong bữa ăn trong 3 ngày (6 liều) hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vào ngày đầu tiên của đợt điều trị, uống liều đầu tiên của bạn với bữa ăn, 8 giờ tiếp theo, uống liều thứ hai. Sau đó, mỗi ngày trong 2 ngày tiếp theo, dùng một liều vào buổi sáng và một liều vào buổi tối.

Bạn nên dùng thuốc với thức ăn, sữa, bánh, cháo, súp. Thức ăn giúp thuốc hoạt động tốt hơn. Hãy báo với bác sĩ biết nếu bạn không thể ăn được. Nếu bạn hoặc con bạn không thể nuốt viên thuốc, hãy nghiền viên thuốc và trộn với một hoặc hai muỗng cà phê (5-10 ml) nước trong một cốc nước sạch và uống ngay.

Đừng nghiền nát viên thuốc hoặc trộn với nước trước. Nếu bạn hoặc con bạn bị nôn trong vòng 1-2 giờ sau khi dùng thuốc, uống lại liều này và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Hãy đảm bảo bạn có đủ số lượng thuốc uống để hoàn thành đầy đủ quá trình điều trị. Nếu bạn bị nôn mửa cả 2 liều, bạn có thể cần phải được điều trị bằng thuốc khác.

Bạn nên dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đừng uống nhiều hay ít hơn quy định. Đừng bỏ qua bất kỳ liều nào. Ngay cả khi các triệu chứng dần cải thiện, bạn vẫn nên dùng thuốc này cho đến đủ số lượng quy định. Bỏ qua liều hoặc ngưng thuốc quá sớm có thể khiến nhiễm trùng trở nên khó chữa trị hơn và dẫn đến nhiễm trùng bị tái phát.

AL hoạt động tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể của bạn được giữ ở mức ổn định. Vì vậy, uống thuốc này ở khoảng cách đều nhau. Hãy uống thuốc vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày để không bỏ quên liều.

Tránh ăn bưởi chùm hoặc uống nước bưởi chùm khi dùng thuốc này (trừ khi bác sĩ khuyên). Bưởi chùm có thể làm tăng nồng độ thuốc này trong máu của bạn. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để biết thêm chi tiết.

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu các triệu chứng của bệnh sốt rét (như sốt, ớn lạnh, đau đầu, các triệu chứng giống như cúm khác), vẫn tồn tại hoặc xấu đi sau 1-2 ngày dùng thuốc này. Nếu bạn sốt tái phát sau khi hoàn thành liệu trình điều trị, liên hệ với bác sĩ để bác sĩ có thể xác định xem liệu bạn có bị tái phát hay không. Việc điều trị cần được thực hiện nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong.


Hình 6

Viên thuốc AL được chỉ định bằng đường uống, mỗi viên chứa 20 mg artemether và 120 mg lumefantrine hoặc ở liều trẻ em sẽ có các chế phẩm khác hơn với hàm lượng trong viên khác nhau. Các thành phần phụ gia đi kèm gồm silicon dioxide dạng nhũ dịch, croscarmellose sodium, hypromellose, magnesium stearate, microcrystalline cellulose và polysorbate 80.

Tương tác giữa thuốc AL với các thuốc khác trong điều trị?

Tương tác thuốc (drugs interactin) có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủtương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Thuốc này có thể tương tác với:

·Dexamethasone, nefazodone, rifampin, cây St. John’s wort;

·Kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm như clarithromycin, erythromycin, itraconazole, ketoconazole, posaconazole, rifampin, telithromycin, voriconazole; viêm gan C (boceprevir, telaprevir); Thuốc điều trị HIV/AIDS (tazanavir, cobicistat, darunavir, delavirdine, fosamprenavir, indinavir, nelfinavir, ritonavir, saquinavir); thuốc động kinh (carbamazepine, fosphenytoin, phenobarbital, phenytoin);

·Thuốc kháng sinh hoặc thuốc để điều trị bệnh lao;

·Thuốc chống trầm cảm;

·Thuốc chống loạn thần;

·Thuốc trị rối loạn nhịp tim;

·Thuốc điều trị HIV/AIDS;

·Thuốc động kinh hoặc thuốc giảm đau dây thần kinh trong khuôn mặt của bạn.


Hình 7

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới artemether + lumefantrine không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Không dùng thuốc này với:

·Nước ép bưởi chùm.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến artemether + lumefantrine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe, đặc biệt là:

·Nhịp tim chậm;

·Vừa trải qua cơn nhồi máu cơ tim;

·Mắc bệnh tim nghiêm trọng;

·Có vấn đề về nhịp tim (ví dụ, hội chứng QT kéo dài, bẩm sinh hoặc tiền sử bệnh);

·Hạ kali huyết;

·Nồng độ magiê huyết thấp. Nếu bạn mắc tình trạng này, bạn không nên dùng AL,

·Dùng thuốc này có thể khiến bạn mắc các vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim.

·Giảm lượng thức ăn trong quá trình điều trị có thể làm tăng nguy cơ nhiễm tái phát;

·Mắc bệnh thận nghiêm trọng;

Mắc bệnh gan nghiêm trọng. Cần thận trọng khi dùng thuốc, do khả năng đào thải thuốc qua gan trở nên chậm hơn.

-Trước hết bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ điều trị biết bạn đang dùng loại thuốc nào bất kỳ để điều trị bệnh khác hay không?

-Một số thuốc có thể tương tác với Coartem và vì thế không nên sử dụng đồng thời, đặc biệt với các thuốc như dexamethasone, nefazodone, rifampin;

-Cần thận trọng khi dùng chung với phác đồ một số kháng sinh hoặc thuốc chống nấm như clarithromycin, erythromycin, itraconazole, ketoconazole, posaconazole, rifampin, telithromycin, voriconazole;

-Thuốc điều trị viêm gan siêu vi C như boceprevir, telaprevir; thuốc điều trị HIV/AIDS loại atazanavir, cobicistat, darunavir, delavirdine, fosamprenavir, indinavir, nelfinavir, ritonavir, saquinavir;

-Thuốc chống động kinh: carbamazepine, fosphenytoin, phenobarbital, phenytoin.


Hình 8

Thận trọng khi dùng thuốc AL

Trước khi dùng AL, bệnh nhân hoặc thân nhân, hoặc người giám hộ cần:

·Báo với bác sĩ và dược sĩ của bạn nếu bạn bị dị ứng với AL, hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, hoặc bất kỳ thành phần nào trong viên AL. Hỏi xin dược sĩ một danh sách các thành phần của thuốc;

·Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng carbamazepine (Carbatrol, Epitol, Tegretol); phenytoin (Dilantin, Phenytek); rifampin (Rifadin, trong Rifamate, trong Rifater, Rimactane); hoặc cây St. John;

·Báo với bác sĩ và dược sĩ những thuốc có toa và thuốc không theo toa khác, vitamin, các thực phẩm chức năng, và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Đặc biệt báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng các thuốc sau:

Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline (Elavil), clomipramine (Anafranil) và imipramine (Tofranil);

Thuốc kháng nấm như fluconazole (Diflucan); itraconazole (Sporanox) và ketoconazole (Nizoral);

Thuốc chống sốt rét như mefloquine (Lariam) và quinine (Qualaquin); cisapride (Propulsid);

Thuốc kháng sinh fluoroquinolone như ciprofloxacin (Cipro), gatifloxacin (Tequin), gemifloxacin (Factive), levofloxacin (Levaquin), Lomefloxacin (Maxaquin), moxifloxacin (Avelox), acid nalidixic (NegGram), norfloxacin (Noroxin), ofloxacin (Floxin), và sparfloxacin (Zagam);

Thuốc kháng sinh nhóm macrolid như clarithromycin (Biaxin), erythromycin (EES, Ery-tab, Eryc), và telithromycin (Ketek);

Thuốc điều trị suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) như atazanavir (Reyataz), darunavir (Prezista), delavirdine (Rescriptor), efavirenz (Sustiva), etravirine (Intelence), fosamprenavir (Lexiva), indinavir (Crixivan), lopinavir, nelfinavir (Viracept), nevirapine (Viramune), rilpivirine (Edurant), ritonavir (Norvir), saquinavir (Invirase), và tipranavir (Aptivus);

Thuốc tác động lên nhịp tim như amiodarone (Cordarone), disopyramide (Norpace), flecainide (Tambocor), procainamide (Procanbid), quinidine, và sotalol (Betapace, Betapace AF, Sorine);

Thuốc cho bệnh tâm thần như pimozide (Orap) và ziprasidone (Geodon).


Hình 9

Ngoài ra, báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang dùng hoặc đã ngừng uống halofantrine (Halfan) trong vòng một tháng qua. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi các tác dụng phụ ở bạn một cách cẩn thận. Nhiều loại thuốc khác cũng có thể tương tác với AL. Do vậy, báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, thậm chí cả những loại không xuất hiện trong danh sách này;

·Báo cho bác sĩ biết nếu bạn hay bất cứ ai trong gia đình bạn có khoảng thời gian mắc hội chứng QT kéo dài (một vấn đề tim hiếm gặp có thể gây ra nhịp tim không đều, ngất xỉu hoặc đột tử); hoặc nếu bạn có hoặc đã từng có nhịp tim chậm, nhanh, hoặc bất thường, một cơn đau tim gần đây; giảm magiê hoặc kali trong máu; mắc bệnh thận, tim, hoặc bệnh gan;

·Cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng AL, gọi cho bác sĩ ngay;

·Bạn nên biết rằng AL có thể làm giảm hiệu quả của các biện pháp tránh thai bằng nội tiết (thuốc ngừa thai, miếng dán ngừa thai, vòng tránh thai, tránh thai dạng cấy ghép, và thuốc tiêm tránh thai). Nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp ngừa thai bạn chọn trong khi đang dùng AL.


Hình 10

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

·A= Không có nguy cơ;

·B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;

·C = Có thể có nguy cơ;

·D = Có bằng chứng về nguy cơ;

·X = Chống chỉ định;

·N = Vẫn chưa biết.

-Bệnh nhân không nên dùng AL này nếu có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc AL;

-Một số thuốc có thể tương tác có hại với AL thì không nên dùng tự ý và cần tham vấn ý kiến bác sĩ có thể cần đổi thuốc;

-Để đảm bảo cho việc dùng thuốc AL cho bệnh nhân, thì bệnh nhân cần cho bác sĩ biết về tiền sử mắc bệnh tim mạch hiện tại hoặc gần đây, cá nhân các rối loạn nhịp hoặc tiền sử trong gia đình có hội chứng QT kéo dài trên hình ảnh điện tâm đồ, bệnh lý về gan, thận;

-Bệnh nhân có hàm lượng kali hoặc magne trong máu thấp;

-Cơ quan Quản lý Dược Thực phẩm Hoa Kỳ (US.FDA) cảnh báo và phân loại các biến cố bất lợi thuốc AL trong thuộc nhóm “pregnancy category C”, nghĩa là không biết thuốc AL sẽ gây hại cho thai nhi hay không, nên cần thông báo cho bác nếu bệnh nhân có thai trong khi dùng thuốc này;

-AL đã được ấn định theo phân loại category C đối với các phụ nữ mang thai (PNMT) bởi cơ quan USFDA. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy bằng chứng ảnh hưởng/ hoặc tác động trên phôi thai và khuyết tật hoặc chết (embryo-fetal loss and fetal defects);

-Các dữ liệu an toàn từ nghiên cứu quan sát trên 500 PNMT có phơi nhiễm với thuốc AL (gồm có 1/3 trong số đó phơi nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ) và các dữ liệu đã được ấn bản với trên 1.000 PNMT đã từng phơi nhiễm dẫn suất artemisinin. Kết quả cho thấy không gia tăng các tác dụng ngoại ý trong quá trình mang thai hoặc sinh ra quái thai so với dữ liệu nền ban đầu trước đó. AL chỉ được khuyến cáo dùng cho PNMT nếu nhận thấy lợi ích lớn hơn nguy cơ;


Hình 11

-Một nghiên cứu gần đây do nhóm tác giả Christine Manyando và cộng sự (2015) cho thấy nhóm PNMT trong ba tháng đầu dùng thuốc/ hay đúng ra là phơi nhiễm với thuốc qua một nghiên cứu quan sát tại Zambia cho thấy phần lớn các dữ liệu về an toàn của nhóm thuốc ACTs nói chung trên PNMT vẫn còn hạn chế. Do đó, các PNMT đến từ Choma, Zambia đã phơi nhiễm với thuốc AL trong điều trị sốt rét chưa biến chứng được theo dõi và đánh gá theo nghiên cứu thuần tập tiến cứu.

-Báo cáo đánh giá các dữ liệu an toàn trong nghiên cứu theo dõi dọc trên các PNMT tình cờ uống thuốc sốt rét trong 3 tháng đầu.

-Các đối tượng tham gia nghiên cứu được chia dựa trên loại thuốc sử dụng điều trị sốt rét gần đây gồm AL so với sulphadoxine-pyrimethamine (SP) và/ hoặc quinine. Tất cả phụ nữ đưa vào theo dõi đến 6 tuần sau sinh và còn sống đến 12 tháng. Kết quả cho thấy có 294 PNMT trong 3 tháng đầu trong nghiên cứu thuần tập tiến cứu (PNMT dùng AL là 150; AL và SP là 9 và SP và/hoặc quinin là 135).

-Tương tự, tỷ lệ tử vong chu sinh thấy trên mỗi nhóm điều trị (AL là 4,4%, SP và/hoặc quinine là 3,9%). Vào thời điểm sinh (sơ sinh: AL là 135, AL và SP là 7 và SP và/ hoặc quinin là 129), tuổi thai (đo theo chỉ số Dubowitz) là tương tự nhau giữa các nhóm. Cân nặng trẻ sinh ra thấp được báo cáo lần lượt là 10,2% (95% CI 6.0, 16.6) và 6,7% (95% CI 3.4, 12.6) của các trẻ sơ sinh sinh ra trên nhóm dùng AL và SP và/ hoặc quinine.

-Phát triển tổng thể (gồm cả các thông số phát triển về thần kinh) tương tự giữa hai nhóm, ở cả 14 tuần và 12 tháng tuổi;

-Điều này cho thấy việc phơi nhiễm với AL và SP trong thời gian 3 tháng đầu không có liên quan gì đặc biệt đến nguy cơ an toàn của thuốc như tử vong chu sinh, sẩy thai, cân nặng thấp.

-Các kết quả như thể cũng như phát triển thần kinh ở trẻ đến 12 tháng tuổi đều tương đương giữa 2 nhóm. Các số liệu này bổ sung vào các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tin cậy hơn.

Thuốc Artemether-Lumefantrin trên các phụ nữ đang cho con bú

-Chưa thấy dữ liệu về bài tiết thuốc AL vào trong sữa mẹ. Tuy nhiên, các dữ liệu trên nghiên cứu động vật cho thấy cả artemether và lumefantrine đều được bài tiết vào trong sữa con mẹ. Các tác động trong việc chăm sóc trẻ không biết rõ ràng;

-Nhà sản xuất khuyên cần thận trọng sử dụng AL khi phụ nữ đó đang cho con bú;

-Có thể sử dụng một biện pháp ngừa có thai như dùng bao cao su hoặc thuốc diệt tinh trùng. Thuốc ngừa thai dạng hormon uống, tiêm, cấy, miếng dán da và vòng tránh thai âm đạo không thể đủ hiệu quả ngừa thai trong quá trình điều trị chắc chắn;

-Không biết thuốc AL có qua sữa mẹ hay không hoặc nếu có thì có gây hại cho trẻ em sin hra không. Do vậy, cần thông tin cho bác sĩ biết nếu đang nuôi con nhỏ mà cần dùng đến thuốc;

-AL không nên dùng cho trẻ em có cân nặng < 5 kg.

Dùng thuốc AL theo chỉ định khuyến cáo FDA và WHO

-Uống thuốc AL chính xác như kê đơn của bác sĩ. Không được uống một lượng lớn hơn, nhỏ hơn hoặc kéo dài ngày hơn so với khuyến cáo;

-Uống AL với thức ăn, sữa, bột yến mạch hay nước luộc thịt, bánh pudding.

-Thuốc có thể nghiền nát và trộn với 1-2 muỗng nước để dễ nuốt thuốc. Có thể ăn uống bình thường trong thời gian uống thuốc để có thể giúp thuốc hấp thu vào cơ thể tốt hơn;

-Nếu bệnh nhân bị nôn trong vòng 1-2 giờ sau khi uống thuốc, có thể dùng lại đủ liều khác. Nếu còn tiếp tục nôn mửa hoặc không thể ăn, có thể yêu cầu trợ giúp của bác sĩ;

-AL thường được cho tổng cộng 6 liều trong thời gian 3 ngày. Cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ về số liều thuốc và số viên thuốc uống trên từng bệnh nhân.

-Liều dùng AL dựa trên cân nặng và hoặc nhóm tuổi. Liều thật sự cho tính toán như sau, trừ khi có yêu cầu khác của bác sĩ:

-Đối với người trên 16 tuổi và cân nặng ít nhất 35 kg:

+Uống 4 viên như một liều khởi đầu;

+Uống tiếp 4 viên nữa sau đó 8 giờ;

+Uống 4 viên vào buổi sáng và 4 viên vào buổi tốt trong 2 ngày tiếp theo.

-Đối với trẻ nhỏ hơn 16 tuổi cân nặng từ 25 - 35kg:

+Uống 3 viên như một liều khởi đầu;

+Uống thêm 3 viên nữa vào thời điểm 8 giờ sau liều thứ nhất;

+Uống 3 viên vào buổi sáng và 3 viên vào buổi tốt trong 2 ngày tiếp theo.

-Đối với trẻ em nhỏ hơn 16 tuổi và cân nặng từ 15 - 25 kg:

+Uống 2 viên như một liều khởi đầu;

+Uống thêm 2 viên nữa vào thời điểm 8 giờ sau liều thứ nhất;

+Uống 2 viên vào buổi sáng và 2 viên vào buổi tốt trong 2 ngày tiếp theo.

-Đối với trẻ em nhỏ hơn 16 tuổi và cân nặng từ 5 - 15kg:

+Uống 1 viên như một liều khởi đầu;

+Uống thêm 1 viên nữa vào thời điểm 8 giờ sau liều thứ nhất;

+Uống 1 viên vào buổi sáng và 1 viên vào buổi tốt trong 2 ngày tiếp theo.

Không có thuốc sốt rét nào có hiệu quả đến 100% tất cả ca trong điều trị sốt rét. Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng thuốc đúng chỉ định. Bảo quản thuốc AL trong nhiệt độ phòng, tránh xa ẩm và nhiệt độ quá cao.

Nếu dùng nhầm liều mà nhận ra càng sớm càng tốt bởi bệnh nhân thì cần cân nhắc liều tiếp theo và báo ngay với bác sĩ của bạn và không nên tự ý uống thêm liều nếu không không được phép của bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn. Nếu dùng thuốc quá liều hãy gọi số điện thoại sau để tư vấn cấp cứu “Poison Help line at 1-800-222-1222. Trái cái loại nho hoặc nước ép nho có thể tương tác với thuốc AL và có thể dẫn đến các tác dụng ngoại ý. Tránh sử dụng thuốc cùng với các sản phẩm từ nho khi dùng thuốc Coartem.


Tài liệu tham khảo

1. Adoke Yeka, Lameyre V, Afizi K, Fredrick M, Lukwago R, et al. (2014). Efficacy and Safety of fixed-dose artesunate-amodiaquine vs. artemether-lumefantrine for repeated treatment of uncomplicated Malaria in Ugandan children. PLoS o­nE 9(12): e113311.

2. Bernhards R Ogutu, Kevin O o­nyango, Nelly Koskei et al., (2014). Efficacy and safety of artemether-lumefantrine and dihydroartemisinin-piperaquine in the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Kenyan children aged less than five years: results of an open-label, randomized, single-centre study. Malaria Journal 2014, 13:33.

3. Christine Manyando, Eric M Njunju, Mailis Virtanen, Kamal Hamed et al., (2015). Exposure to artemether-lumefantrine (Coartem®) in first trimester pregnancy in an observational study in Zambia. Malaria Journal, 14:77.

4. Falade C, Makanga M, Premji Z, Ortmann CE, Stockmeyer M et al., (2005). Efficacy and safety of artemether-lumefantrine (Coartem) tablets (six-dose regimen) in African infants and children with acute, uncomplicated falciparum malaria. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2005 Jun;99(6):459-67.

5. Nairobi et al., (2014). Novartis introduces new anti-malarial formulation, Coartem 80/480mg in Kenya. http://www.Pharmabiz.com 2014.

6. Abdulla S, Sagara I, Borrman S, D’Allessandro U, Gonzalez R, Hamel M, et al. Efficacy and safety of artemether/lumefantrine dispersible tablets compared with crushed commercial tablets in African infants and children with uncomplicated malaria: a randomised, single-blind, multicentre trial. Lancet 2008. 372(9652): p.1819-27.

7. Achan J, Tibenderana JK, Kyabayinze D, Wabwire Mangen F, Kamya MR, Dorsey G, et al. Effectiveness of quinine versus artemether/lumefantrine for treating uncomplicated falciparum malaria in Ugandan children: Randomised trial. British Medical Journal 2009. 339: p. b2763.

8. Adam I, Salah MT, Eltahir HG, Elhassan AH et al., (2010). Dihydroartemisinin-piperaquine versus artemether-lumefantrine, in the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in central Sudan. Annals of Tropical Medicine and Parasitology. 104(4): p. 319-26.

9. Arinaitwe E, Sandison TG, Wanzira H, Kakuru A, Homsy J, Kalamya J, et al. (2009). Artemether-lumefantrine versus dihydroartemisinin-piperaquine for falciparum malaria: A longitudinal, randomized trial in young Ugandan children. Clinical Infectious Diseases 2009. 49(11): p. 1629-37.

10. Bassat Q, González R, Machevo S, Nahum A et al., (2001). Similar efficacy and safety of artemether-lumefantrine (Coartem(R)) in African infants and children with uncomplicated falciparum malaria across different body weight ranges. Malaria Journal 2011. 10: p. 369.

11. Bassat Q, Mulenga M, Tinto H, Piola P, Borrmann S et al., (2009). Dihydroartemisinin-piperaquine and artemether-lumefantrine for treating uncomplicated malaria in African children: a randomised, non-inferiority trial. PLoS o­ne 2009. 4(11): p. e7871.

12. Bell DJ, Wootton D, Mukaka M, Montgomery J et al., (2009). Measurement of adherence, drug concentrations and the effectiveness of artemether-lumefantrine, chlorproguanil-dapsone or sulphadoxine-pyrimethamine in the treatment of uncomplicated malaria in Malawi. Malaria Journal. 8: p. 204.

13. Borrmann S, Sasi P, Mwai L, Bashraheil M, Abdallah A et al (2011). Declining responsiveness of Plasmodium falciparum infections to artemisinin-based combination treatments o­n the Kenyan coast. PloS o­ne. 6(11): p. e26005.

14. Bousema JT, Schneider P, Gouagna LC, Drakeley CJ et al., (2006). Moderate effect of artemisinin-based combination therapy o­n transmission of Plasmodium falciparum. Journal of Infectious Diseases, 2006. 193(8): p. 1151:9.

15. Bukirwa H, Yeka A, Kamya MR, Talisuna A et al (2006). Artemisinin combination therapies for treatment of uncomplicated malaria in Uganda. PLoS Clinical Trials 2006. 1(1): p. e7.

16. Carrara VI, Zwang J, Ashley EA, Price RN, et al., (2009). Changes in the treatment responses to artesunate-mefloquine o­n the northwestern border of Thailand during 13 years of continuous deployment. PLoS o­ne. 4(2): p. e4551.

17. Carrasquilla G, Baron C, Monsell EM, Cousin M et al., (2012). Randomized, prospective, three-arm study to confirm the auditory safety and efficacy of artemether-lumefantrine in Colombian patients with uncomplicated Plasmodium falciparum malaria. American Journal of Tropical Medicine Hygiene 2012. 86(1): p.75:83.

18. Clark TD, Njama-Meya D, Nzarubara B, Maiteki-Sebuguzi C et al. (2010). Incidence of malaria and efficacy of combination antimalarial therapies over 4 years in an urban cohort of Ugandan children. PLoS o­ne 2010. 5(7): p. e11759.

19. Coartem [Prescribing Information], Novartis Pharmaceuticals Corporation, East Hanover, NJ. 2010.

20. Denis MB, Tsuyuoka R, Lim P, Lindegardh N et al., (2006). Efficacy of artemether-lumefantrine for the treatment of uncomplicated falciparum malaria in northwest Cambodia. Tropical Medicine and International Health 2006. 11(12): p. 1800:7.

20. Dorsey G, Staedke S, Clark TD, Njama-Meya D et al., (2007). Combination therapy for uncomplicated falciparum malaria in Ugandan children: a randomized trial. JAMA 2007. 297(20): p. 2210:9.

21. Espie E, Lima A, Atua B, Dhorda M, Flevaud L (2012). Efficacy of fixed-dose combination artesunate-amodiaquine versus artemether-lumefantrine for uncomplicated childhood Plasmodium falciparum malaria in Democratic Republic of Congo: A randomized non-inferiority trial. Malaria Journal. 11: p. 174.

22. Falade C, Makanga M, Premji Z, Ortmann CE, Stockmeyer M (2005). Efficacy and safety of artemether-lumefantrine (Coartem) tablets in African infants and children with acute, uncomplicated falciparum malaria. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine. 99(6): p. 459:67.

23. Faucher JF, Aubouy A, Adeothy A, Cottrell G et al., (2009). Comparison of sulfadoxine-pyrimethamine, unsupervised artemether-lumefantrine, and unsupervised artesunate-amodiaquine fixed-dose formulation for uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Benin: A randomized effectiveness noninferiority trial. Journal of Infectious Diseases. 200(1): p. 57:65.

24. Faye B, Ndiaye JL, Tine R, Sylla K, Gueye A, et al., (2010). A randomized trial of artesunate mefloquine versus artemether lumefantrine for the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Senegalese children. Americal Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 82(1): p. 140:4.

25. Faye B, Offianan AT, Ndiaye JL, Tine RC, Toure W, Djoman K, et al., (2009). Efficacy and tolerability of artesunate-amodiaquine (Camoquin plus) versus artemether-lumefantrine (Coartem) against uncomplicated Plasmodium falciparum malaria: multisite trial in Senegal and Ivory Coast. Tropical Medicine and International Health. 15(5): p. 608:13.

26. Gadalla NB, Adam I, Elzaki SE, Bashir S, Mukhtar I et al. Increased pfmdr1 copy number and sequence polymorphisms in Plasmodium falciparum isolates from Sudanese malaria patients treated with artemether-lumefantrine. Antimicrobial Agents and Chemotherapy 2011. 55(11): p. 5408:11.

27. Guthmann JP, Cohuet S, Rigutto C, Fortes F et al., (2006). High efficacy of two artemisinin-based combinations (artesunate-amodiaquine and artemether-lumefantrine) in Caala, Central Angola. America Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 75(1): p. 143:5.

28. Hodel EM, Kabanywanyi AM, Malila A, Zanolari B, et al., (2009). Residual antimalarials in malaria patients from Tanzania: An implications o­n drug efficacy assessment and spread of parasite resistance. PLoS o­ne. 4(12): p. e8184.

29. Hwang J, Alemayehu BH, Hoos D, Melaku Z et al., (2011). In vivo efficacy of artemether-lumefantrine against uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Central Ethiopia. Malaria Journal 2011. 10: p. 209.

30. James Kapisi, Victor Bigira, Tamara Clark, Stephen Kinara et al., (2015). Efficacy and safety of artemether-lumefantrine for the treatment of uncomplicated malaria in the setting of three different chemopreventive regimens. Malaria Journal.14:53. doi 10.1186/s12936-015-0583-9.

31. Juma EA, Obonyo CO, Akhwale WS and Ogutu BR (2008). A randomized, open-label, comparative efficacy trial of artemether-lumefantrine suspension versus artemether-lumefantrine tablets for treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in children in western Kenya. Malaria Journal. 7: p. 262.

32.Kamugisha E JS, Minde M, Kataraihya J, Kongola G, Kironde F and Swedberg G. Efficacy of artemether-lumefantrine in treatment of malaria among under-fives and prevalence of drug resistance markers in Igombe-Mwanza, north-western Tanzania. Malaria Journal 2012. 27.

33.Kamugisha E JS, Minde M, Kataraihya J, Kongola G, Kironde F (2012). Efficacy of artemether-lumefantrine in treatment of malaria among under-fives and prevalence of drug resistance markers in Igombe-Mwanza, north-western Tanzania. Malaria Journal. 27.

34.Kamya MR, Yeka A, Bukirwa H, Lugemwa M et al., (2007). Rwakimari JB, Staedke SG, et al. Artemether-lumefantrine versus dihydroartemisinin-piperaquine for treatment of malaria: a randomized trial. PLoS Clinical Trials. 2(5): p.e20.

35.Karunajeewa HA, Mueller I, Senn M, Lin E, Law I, Gomorrai PS, et al., (2008). A trial of combination antimalarial therapies in children from Papua New Guinea. New England Journal of Medicine. 359(24): p. 2545:57.

36.Laminou I et al., (2011). Randomized, double blind study comparing the therapeutic efficacy and safety of artemether-lumefantrine and artesunate amodiaquine in Gaya, Niger, Malaria journal, 2011

37.Lefevre G, Looareesuwan S, Treeprasertsuk S, Krudsood S et al.(2001). A clinical and pharmacokinetic trial of six doses of artemether-lumefantrine for multidrug-resistant Plasmodium falciparum malaria in Thailand. Americal Journal of Tropical Medicine Hygiene. 64(5-6): p. 247:56.

38.Martensson A, Ngasala B, Ursing J, Isabel Veiga M, et al. (2007). Influence of consecutive day blood sampling o­n polymerase chain reaction-adjusted parasitological cure rates in an antimalarial drug trial conducted in Tanzania. Journal of Infectious Diseases 2007. 195(4): p. 597:601.

39.Martensson A, Stromberg J, Sisowath C, Msellem MI et al., (2005). Efficacy of artesunate plus amodiaquine versus that of artemether-lumefantrine for the treatment of uncomplicated childhood Plasmodium falciparum malaria in Zanzibar, Tanzania. Clinical Infectious Diseases. 41(8): p. 1079:86.

40.Mayxay M, Khanthavong M, Chanthongthip O, Imwong M (2012). Efficacy of artemether-lumefantrine, the nationally-recommended artemisinin combination for the treatment of uncomplicated falciparum malaria, in southern Laos. Malaria Journal. 11(1): p. 184.

41.Mayxay M, Khanthavong M, Lindegardh N et al., (2004). Randomized comparison of chloroquine plus sulfadoxine-pyrimethamine versus artesunate plus mefloquine versus artemether-lumefantrine in the treatment of uncomplicated falciparum malaria in the Lao People's Democratic Republic. Clinical Infectious Diseases. 39(8): p. 1139:47.

42. Menan H, Faye O, Same-Ekobo A, Oga AS, Faye B et al., (2011). Comparative study of the efficacy and tolerability of dihydroartemisinin-piperaquine-trimethoprim versus artemether-lumefantrine in the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Cameroon, Ivory Coast and Senegal. Malaria Journal 2011. 10: p. 185.

43. Mens PF, Sawa P, van Amsterdam SM, Versteeg I et al., (2008). A randomized trial to monitor the efficacy and effectiveness by QT-NASBA of artemether-lumefantrine versus dihydroartemisinin-piperaquine for treatment and transmission control of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in western Kenya. Malaria Journal. 7: p. 237.

44. Mwesigwa J, Parikh S, McGee B, German P et al., (2010). Pharmacokinetics of artemether-lumefantrine and artesunate-amodiaquine in children in Kampala, Uganda. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 54(1): p. 52:9.

45. Ndiaye JL, Faye B, Gueye A, Tine R, Ndiaye D et al., (2011). Repeated treatment of recurrent uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Senegal with fixed-dose artesunate plus amodiaquine versus fixed-dose artemether plus lumefantrine: a randomized, open-label trial. Malaria Journal 2011. 10: p. 237.

46. Ndiaye JL, Randrianarivelojosia M, Sagara I, Brasseur P, Ndiaye I, Faye B, et al., (2009). Randomized, multicentre assessment of the efficacy and safety of ASAQ: a fixed-dose artesunate-amodiaquine combination therapy in the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria. Malaria Journal 2009. 8: p. 125.

47. Ngasala BE, Malmberg M, Carlsson AM, Ferreira PE et al., (2011). Effectiveness of artemether-lumefantrine provided by community health workers in under-five children with uncomplicated malaria in rural Tanzania: An open label prospective study. Malaria Journal. 10: p. 64.

48. Offianan A, Assis SB, Coulibaly A, N’guessan LT, Ako AA, Kadjo FK, et al., (2011). Assessment of the efficacy of first-line antimalarial drugs after 5 years of deployment by the National Malaria Control Programme in Côte d’Ivoire. Open Access Journal of Clinical Trials. 3: p. 67-76.

49. Piola P, Fogg C, Bajunirwe F, Biraro S, Grandesso F, Ruzagira E, et al.(2005). Supervised versus unsupervised intake of six-dose artemether-lumefantrine for treatment of acute, uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Mbarara, Uganda: a randomised trial. Lancet 2005. 365(9469): p. 1467:73.

50. Premji Z, Umeh RE, Owusu-Agyei S, Esamai F, Oguche S, et al., (2009). Chlorproguanil-dapsone-artesunate versus artemether-lumefantrine: A randomized, double-blind phase III trial in African children and adolescents with uncomplicated Plasmodium falciparum malaria. PLoS o­ne 2009. 4(8): p. e6682.

51. Price RN, Uhlemann AC, van Vugt M, Brockman A et al., (2006). Molecular and pharmacological determinants of the therapeutic response to artemether-lumefantrine in multidrug-resistant Plasmodium falciparum malaria. Clinical Infectious Diseases. 42(11): p. 1570-7.

52. Bassat Q, Mulenga M, Tinto H, Piola P, Borrmann S, et al. (2009) Dihydroartemisinin-Piperaquine and Artemether-Lumefantrine for treating uncomplicated malaria in African children: A randomised, non-inferiority trial. PLoS o­ne 4(11): e7871. doi:10.1371/journal.pone.0007871

53. Ratcliff A, Siswantoro H, Kenangalem E, Maristela R, Wuwung RM, Laihad F, et al. Two fixed-dose artemisinin combinations for drug-resistant falciparum and vivax malaria in Papua, Indonesia: an open-label randomised comparison. Lancet 2007. 369(9563): p. 757-65.

54.Sagara I, Diallo A, Kone M, Coulibaly M, Diawara SI et al., (2008). A randomized trial of artesunate-mefloquine versus artemether-lumefantrine for treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Mali. Americal Journal of Tropical Medicine Hygiene 2008. 79(5): p. 655-61.

55. Sawa P, Shekalaghe SA, DrakeleyCJ, Sutherland CJ, Mweresa CK, Baidjoe AY, et al. Malaria transmission after artemether-lumefantrine and dihydroartemisinin-piperaquine: A randomized trial. Journal of Infectious Diseases 2013. 207(11): p. 1637-45.

56. Smithuis F, Kyaw MK, Phe O, Win T, Aung PP, Oo AP, et al. Effectiveness of five artemisinin combination regimens with or without primaquine in uncomplicated falciparum malaria: an open-label randomised trial. Lancet Infectious Diseases 2010. 10(10): p. 673-81.

57. Sutherland CJ, Ord R, Dunyo S, Jawara M, Drakeley CJ, Alexander N, et al. Reduction of malaria transmission to Anopheles mosquitoes with a six-dose regimen of co-artemether. PLoS Medicine 2005. 2(4): p. e92.

58. The 4ABC Study Group (2011). A head-to-head comparison of four artemisinin-based combinations for treating uncomplicated malaria in African children: a randomized trial. PLoS Medicine;8(11):e1001119.

59. Toure OA, Kouame MG, Didier YJ, Berenger AA et al., (2011). Artesunate-mefloquine paediatric formulation vs. artemether-lumefantrine for the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum in Anonkoua koute, Cote d'Ivoire. Tropical Medicine and International Health 2011. 16(3): p. 290-7.

60. Toure OA, Penali LK, Yapi JD, Ako BA, Toure W, Djerea K, et al. A comparative, randomized clinical trial of artemisinin/ naphtoquine twice daily o­ne day versus artemether/lumefantrine six doses regimen in children and adults with uncomplicated falciparum malaria in Cote d'Ivoire. Malaria Journal 2009. 8: p. 148.

61. Ursing J, Kofoed PE, Rodrigues A, Blessborn D, Thoft-Nielsen R, Bjorkman A, et al., (2011). Similar efficacy and tolerability of double-dose chloroquine and artemether-lumefantrine for treatment of Plasmodium falciparum infection in Guinea-Bissau: A randomized trial. Journal Infectious Diseases. 203(1): p. 109-16.

62. Van den Broek I, Kitz C, Al Attas S, Libama F et al., (2006). Efficacy of three artemisinin combination therapies for the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in the Republic of Congo. Malaria Journal 2006. 5: p. 113.

63. Van den Broek I, Maung UA, Peters A, Liem L et al., (2005). Efficacy of chloroquine+sulfadoxine-pyrimethamine, mefloquine + artesunate and artemether + lumefantrine combination therapies to treat Plasmodium falciparum malaria in the Chittagong Hill Tracts, Bangladesh. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene. 99(10): p. 727-35.

64. Van Vugt M, Looareesuwan S, Wilairatana P, McGready R, Villegas L, Gathmann I et al. Artemether-lumefantrine for the treatment of multidrug-resistant falciparum malaria. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene 2000. 94(5): p. 545-8.

65. Van Vugt MV, Wilairatana P, Gemperli B, Gathmann I, Phaipun L, Brockman A, et al (1999). Efficacy of six doses of artemether-lumefantrine (benflumetol) in multidrug-resistant Plasmodium falciparum malaria. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene 1999. 60(6): p. 936-42.

66. W, Faye B, Kuete T, Djohan V, Oga SA, Kassi RR, et al., (2011). Multicentric assessment of the efficacy and tolerability of dihydroartemisinin-piperaquine compared to artemether-lumefantrine in the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in sub-Saharan Africa. Malaria Journal 2011. 10: p. 198.

67. Yeka A, Dorsey G, Kamya MR, Talisuna A, Lugemwa M et al.(2008). Artemether-lumefantrine versus dihydroartemisinin-iperaquine for treating uncomplicated malaria: a randomized trial to guide policy in Uganda. PLoS o­ne 2008. 3(6): p. e2390.

68. Yeka A, Tibenderana J, Achan J, D'Alessandro U and Talisuna AO. Efficacy of quinine, artemether-umefantrine nd dihydroartemisinin-iperaquine as rescue treatment for uncomplicated malaria in Ugandan children. PloS o­ne 2013. 8(1): p. e53772.

69. Zongo I, Dorsey G, Rouamba N, Dokomajilar C et al., (2007). Randomized comparison of modiaquine plus sulfadoxine-pyrimethamine, artemether-lumefantrine, and dihydroartemisinin-iperaquine or the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in Burkina Faso. Clinical Infectious Diseases 2007. 45(11): p. 1453-61.

70.Zongo I, Dorsey G, Rouamba N, Tinto H, Dokomajilar C et al., (2007). Artemether-umefantrine versus modiaquine plus sulfadoxine-pyrimethamine for uncomplicated falciparum malaria in Burkina Faso: A randomised non-inferiority trial. Lancet. 369(9560): p. 491-8.

71. WHO release (2013). WHO Alert o­n Counterfeit Coartem, 08 November 2013.

72. WHO (2010). Malaria Treatment guideline, second edition

73. WHO (2015). Malaria Treatment guideline, third edition.

Ngày 10/04/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích