Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 6 0 9 9
Số người đang truy cập
4 6 4
 An toàn thực phẩm & hóa chất
Cách xử lý an toàn & hợp lý thuốc hết hạn dùng,thuốc điều trị không dùng hết

Thuốc điều trị, dự phòng bệnh nói chung và thuốc sốt rét nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát, chữa bệnh hiệu quả. Song, vì một số lý do khách quan lẫn chủ quan đã dẫn đến việc xử lý thuốc hết hạn không phù hợp với khuyến cáo hiện nay ở một số cơ sở y tế từ tuyến trung ương đến tuyến cơ sở.

Trước tình hình bệnh sốt rét đang có xu hướng giảm thấp, một số cơ sở đã dự trù và nhận một cơ số thuốc sốt rét (TSR) nhưng không có bệnh nhân nên không dùng đến, nên đã nảy sinh một số vấn đề như cán bộ y tế “sợ khiển trách” đã cấp thuốc tự điều trị một lượt nhằm tránh tồn đọng thuốc đến khi hết hạn vẫn còn trong kho, hoặc tăng số ca chẩn đoán sốt rét lâm sàng để giải quyết một lượng thuốc đã nhận,…Đến khi được hỏi, nhiều cán bộ y tế, nhất là cán bộ dược liên quan đến nhận thuốc đều e ngại việc để thuốc hết hạn không muốn.

Trong thực tế, mặc dù tình hình bệnh nhân sốt rét đang có xu hứơng giảm từ năm 2006 đến nay, cơ cấu ký sinh trung Plasmodium spp. dẫn đến việc dự trù thuốc cũng có phần thay đổi về số lượng và chủng loại:

-Một số tỉnh và cơ sở y tế (bao gồm cả tuyến bệnh viện đa khoa tỉnh và huyện cũng như các trạm y tế xã cho thấy số ca sốt rét đang giảm thấp nên cũng không muốn nhận thêm thuốc sốt rét để điều trị, đến khi có ca bệnh thì mới tức tốc đi nhận từ đơn vị y tế khác về dùng cho bệnh nhân. Điều này dẫn đến có thể bệnh nhân dễ dàng chuyển sang sốt rét ác tính (SRAT) từ sốt rét thường, hoặc nảy sinh nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân;

-Một số đơn vị đã nhận thuốc sốt rét một số cơ số nhất định theo dự tính trong kế hoạch đầu năm, nhwung đến khi có thuốc từ tuyến trên gọi lên nhận thì không dám nhận vì nhận thấy trong thời gian qua địa bàn của họ chưa có ca sốt rét nào cả! Nếu nhận về họ sẽ để thuốc quá hạn và phải hủy thuốc với các thủ tục rắc rối với các cơ quan chức năng tuyến trên;

-Nhiều bệnh viện vì lý do này khác đã dự trù chỉ có 2 loại thuốc ACTs và chloroquine, còn lại các loại thuốc khác như primaquin phosphate, quinine viên, artesunate tiêm không có dự trù, đến khi bệnh nhân rơi vào sốt rét ác tính hoặc phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thì không hề có thuốc để xử trí ca bệnh nói trên, tính mạng bệnh nhân bị đe dọa;

Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ bài viết về vấn đề cách xử lý thuốc quá hạn sử dụng hay dùng không hết thuốc mà đến hết hạn để các tuyến luôn luôn an tâm và luôn sẵn sàng có thuốc sốt rét tại cơ sở (liên quan đến thuốc sốt rét dùng để điều trị và cấp thuốc tự điều trị) để khi có ca bệnh chẩn đoán sốt rét mà điều trị, tránh để ra sai sót đáng tiếc, thậm chí tử vong không đáng. Khi thuốc còn nhưng bệnh nhân không có, nếu hết hạn sử dụng thì có thể lập quy trình để hủy thuốc tại chỗ hoặc làm giấy đề nghị hủy thuốc theo quy định của Sở Y tế các tỉnh hủy cùng với các loại thuốc khác. Thuốc hết hạn sử dungh nên biết cách loại bỏ đúng, nhằm giảm thiểu nguy cơ gây hại cho môi trường hoặc ngộ độc do nhầm lẫn hay cố ý lạm dụng ở con người.

Khi chúng tôi đi đánh giá chất lượng chẩn đoán và điều trị sốt rét tại các tuyến vẫn còn thấy một số thuốc đã hết hạn sử dụng vẫn còn để trong tủ thuốc đang dùng, nhiều loại thuốc đã cận hạn nhưng chưa có thái độ giải quyết phù hợp, giấy dự trù thuốc không đầy đủ các chủng loại thuốc (do người dự trù và do bác sỹ không kê đơn thuốc theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của Bộ Y tế năm 2013 và mới nhất là năm 2016). Dưới đây là một số hướng dẫn giúp xử lý các loại thuốc hết hạn, thuốc điều trị không sử dụng hết một cách an toàn.


Hình 1

Những trường hợp thương tâm có liên quan đến xử lý thuốc

Trước đây, Trung tâm Kiểm soát nhiễm độc Mỹ (American Association of Poison Control Centers) đã báo cáo một số trường hợp trẻ bị ngộ độc thuốc của người lớn. Điển hình là một bé trai 2 tuổi đã được tìm thấy bên cạnh lọ thuốc giảm đau gây nghiện opioid-methadone đang mở. Bé đã được cấp cứu và cho phép xuất viện, nhưng sau đó lại trong tình trạng ngừng thở, không có nhịp tim và có dấu hiệu nôn mửa.

Trường hợp khác là bé gái 2 tuổi về nhà với các triệu chứng mệt mỏi, tiếp theo là đau bụng. Bố mẹ nghi ngờ con ăn phải thứ gì đó ở bên ngoài nên đưa bé đi cấp cứu. Khi tình trạng đã ổn định, con được đưa về nhà chăm sóc. Song, sáng hôm sau, bé đột nhiên mất ý thức. Mặc dù được cấp cứu tại bệnh viện sau đó nhưng bé vẫn không qua khỏi. Kết quả xét nghiệm mẫu máu được lấy vào khoảng thời gian tử vong dương tính với Oxycodone - một thuốc giảm đau opioid tương tự methadon.

Cũng trong báo cáo nói trên là trường hợp một bé gái 4 tuổi được ông bà nội phát hiện tử vong trong nhà. Trong quá trình khám nghiệm tử thi, một miếng dán Fentanyl (thuốc giảm đau mạnh) được tìm thấy trong đường tiêu hóa của trẻ. Rõ ràng, bé có thể đã tìm thấy miếng dán này bị vứt trong thùng rác và nuốt phải, gây quá liều fentanyl và tử vong.

Nguy cơ khi dùng thuốc hết hạn và hủy không đúng cách

Thông thường, với các thuốc không dùng đến do còn thừa khi điều trị hay thuốc hết hạn dùng, với người cẩn thận thì cất trong tủ thuốc gia đình, có thể là tủ được thiết kế đặc biệt không cho trẻ mở được hoặc bỏ nguyên vẹn vào thùng rác, còn đa số là để lăn lóc ở một nơi nào đó trong nhà. Việc làm này tưởng chừng vô hại nhưng thực tế lại cho thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bao gồm:

-Gây hại sức khỏe các thành viên trong gia đình: Một nghiên cứu xem xét các trường hợp trẻ em vô tình tiếp xúc với thuốc của người thân cho thấy có tới 45% trường hợp liên quan đến các loại thuốc chứa trong hộp đựng chống trẻ em. Trong đó, đã có 255.732 trường hợp sử dụng thuốc không hợp lệ được báo cáo tới Trung tâm Kiểm soát nhiễm độc Mỹ (American Association of Poison Control Centers). Khoảng 9% trong số những trường hợp này (23.783) liên quan đến ngộ độc do phơi nhiễm với thuốc của người khác. 5.000 trường hợp phơi nhiễm tình cờ liên quan đến trẻ em dưới 6 tuổi.

-Ảnh hưởng đến vật nuôi và môi trường: Việc bỏ thuốc đi không đúng cách cùng với rác sinh hoạt gây hại cho con người, động vật hoang dã vô tình hay cố ý nuốt phải. Xối vào nhà vệ sinh (thuốc kháng sinh, hormon) gây ô nhiễm nước mặt ao hồ, sông suối, nước sinh hoạt. Hoặc đốt những sản phẩm xông hít gây ảnh hưởng tới tầng ozone…


Hình 2

Cách an toàn để xử lý với những loại thuốc không dùng đến

Sau khi thuốc hết hạn sử dụng, một mặt cần dự trù thuốc mới, một mặt báo cáo cấp trên có thẩm quyền giải quyết để xin hướng dẫn xử lý các trường hợp thuốc hết hạn, chứ không sợ vấn đề để thuốc quá hạn mà chỉ định một số ca bệnh là càng nguy hai hơn.

Cách đơn giản và an toàn nhất để xử lý những loại thuốc hết hạn hoặc không cần dùng đến là mang thuốc tới các nhà thuốc, quầy thuốc bệnh viện hoặc những cơ sở có chương trình thu gom thuốc, rác thải y tế. Tại đây, họ sẽ có cách xử lý thích hợp với những loại rác thải đặc biệt này. Trường hợp ở những cơ sở gần gia đình không có chương trình thu gom thuốc để xử lý, chúng ta có thể tham vấn bác sĩ, dược sĩ và các nhân viên y tế về cách tốt nhất để loại bỏ thuốc không dùng đến. Ngoài ra, có một số phương pháp dưới đây để lựa chọn:

-Làm theo hướng dẫn: Người dùng thuốc có thể làm theo hướng dẫn xử lý cụ thể ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tờ thông tin cho bệnh nhân đi kèm với thuốc. Không xả thuốc xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh trừ khi có thông tin hướng dẫn làm như vậy. Các hướng dẫn này nhận được từ thông tin của các Phòng nghiệp vụ dược hay các cơ quan chức nằng khác để tham khảo ;

-Bỏ vào thùng rác gia đình: Hầu hết các loại thuốc có thể được bỏ đi trong thùng rác/ túi rác thải sinh hoạt của gia đình. Nhưng cần tuân theo các bước: Trộn thuốc (chú ý không nghiền nhỏ viên nén và viên nang) với một số loại rác bẩn như bã cà phê, mùn cưa, đất, giấy vụn - hỗn hợp này không còn hấp dẫn đối với trẻ nhỏ và vật nuôi nếu không may bị tìm thấy. Cho hỗn hợp vào một chiếc hộp nhựa hoặc túi ziplock bịt kín, sau đó bỏ vào thùng rác;

-Xối bỏ xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh: Một số thuốc có dược tính mạnh, chỉ cần một liều lượng rất nhỏ cũng có thể gây khó thở, ngừng tim và tử vong (như các thuốc nhóm giảm đau gây nghiện opioid hay một số thuốc hướng thần…). Do đó, để loại bỏ cần xối xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh khi không còn cần dùng đến và không thể gửi tới cơ sở có chức năng thu gom, xử lý. Chúng ta có thể tham khảo danh sách các loại thuốc được đề nghị xử hủy bằng cách xối vào nhà vệ sinh do FDA phê duyệt.

-Với các sản phẩm xông hít: Các sản phẩm này thường được dùng cho người bị hen hoặc các vấn đề về hô hấp khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần có cách xử lý đặc biệt hơn. Vì những ống hít này có chứa chlorofluorocarbons (CFCs) - một chất đẩy gây thủng tầng ozone bảo vệ trái đất.Mặc dù CFC đang được thay thế bằng các loại chất đẩy khác thân thiện hơn với môi trường nhưng tốt nhất không nên đốt những ống thuốc này mà cần đọc các hướng dẫn xử lý ghi trên nhãn thuốc.


Hình 3

Nên làm gì với thuốc đã hết hạn sử dụng?

Chương trình thu hồi thuốc hết hạn rồi đem đốt của Bộ Y tế Mỹ đã được thực hiện nhưng chưa được phổ biến nên nhiều người không biết tới. Ngoài ra, việc này cũng tốn khá nhiều tiền, chưa kể đến việc tạo ra lượng khí thải vô cùng độc hại gây ra hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, chương trình này đã bị loại bỏ bởi những khuyết điểm mà nó đem lại.


Hình 4

Nhiều người chọn cho mình phương pháp khác để xử lý số thước hết hạn còn tồn trong gia đình. Họ xả thuốc hết hạn xuống nhà vệ sinh. Tuy nhiên, đây là một điều nguy hại đến môi trường nước. Thành phần các tạp chất trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến ao hồ, sông suối và thậm chí đến biển, không những làm ô nhiễm chất độc nguồn nước mà còn là mối nguy hại đến các loài sinh vật và con người sống tại đó. Việc vứt bỏ thuốc cũ hoặc không cần thiết vào thùng rác là cách tốt nhất để giảm tác động đến môi trường. Chính phủ Mỹ phải mất  200 triệu bảng mỗi năm để mua lại những lô thuốc cũ đã hết hạn của mỗi gia đình. Tuy nhiên, chính sách này giúp người dân có thể tránh được những rủi ro của việc lạm dụng và ngộ độc thuốc khi đã hết hạn,  theo nghiên cứu được công bố ngày 11/4 trong tạp chí Khoa học và Công nghệ môi trường.

Kết quả nghiên cứu này dựa trên việc xem xét tác động của mỗi phương pháp xử lý thuốc, xử lý rác để lựa chọn ra cách tối ưu nhằm giảm thiểu tác động vào môi trường. Tuy nhiên, việc thu gom thuốc hết hạn tại đến cho các hiệu thuốc để xử lý tốn nhiều chi phí và thường hạn chế sự tham gia của người dân .Các nhà nghiên cứu khuyến khích các nhà hoạch định chính sách tập trung vào việc thu gom thuốc cũ, tránh tình trạng sử dụng lại thuốc cũ làm giảm hiệu quả cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Nên có những cuộc vận động người dân với những thông điệp rõ ràng để họ cùng tham gia trong việc thu gom thuốc cũ, hết hạn hoặc cho vào các thùng rác đã được quy định. Tốt nhất nên trộn thuốc đã hết hạn với một số chất thải thực phẩm khác như bã cà phê và cho vào một túi nhựa. Việc này giúp ngăn chặn việc một số người thu gom chúng lại từ thùng rác để bán tiếp cho người bệnh.


Hình 4

Nói tóm lại, thuốc điều trị là một nhu cầu thiết yếu trong công tác điều trị, song khi thuốc hết hạn sử dụng mà không có cách xứ lý thích hợp và theo quy định và thuốc và độc chất sẽ dẫn đến gây nguy hại cho môi trường, con người và lãng phí không nên có. Do vậy, các cơ quan chức năng, có thẩm quyền và có những hướng dẫn cụ thể và rõ ràng cho các cán bộ y tế sử dụng và hủy thuốc đúng, đồng thời thường xuyên đến các tuyến điều trị kiểm tra công tác dược sao cho hoạt động thường quy diễn ra đúng quy định của ngành y tế.

Ngày 10/11/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích