Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 1 5 2 2
Số người đang truy cập
3 7 0
 Thư viện điện tử Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Hiệu quả thiết thực của đề tài nghiên cứu khoa học tại Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay

Ngày 11/01/2022, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tổ chức buổi nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2021 nhằm đánh giá kết quả đạt được của các đề tài nghiên cứu khoa học trong một năm thực hiện. Qua đó, các chủ nhiệm đề tài và cán bộ khoa học Viện nâng cao trình độ cũng như kinh nghiệm và chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh.

Về dự buổi nghiệm thu có PGS.TS Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng KHCN Viện, các thành viên Hội đồng KHCN Viện cùng các Trưởng, Phó Khoa/Phòng/Trung tâm, chủ nhiệm đề tài và các nhà khoa học trẻ trong Viện.

Phát biểu chỉ đạo buổi nghiệm thu, PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng KHCN Viện đánh giá cao tinh thần nghiên cứu khoa học của các chủ nhiệm đề tài nói riêng và tập thể Viện nói chung. Dù trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến các đợt công tác thực địa nhưng các nhà khoa học cũng đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nghiên cứu đã đặt ra theo đề cương đã được phê duyệt. Hơn nữa, PGS.TS Hồ Văn Hoàng nhấn mạnh trong quá trình xây dựng và phát triển của Viện, nghiên cứu khoa học là chức năng cũng như nhiệm vụ mà Bộ Y tế giao cho Viện. Chính vì vậy, Lãnh đạo Viện luôn ưu tiên giành một phần kinh phí ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học. Các hoạt động nghiên cứu này không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn góp phần thực hiện thành công Lộ trình loại trừ sốt rét và phòng chống các bệnh ký sinh trùng cũng như công tác phòng chống véc tơ truyền tại thực địa.

Các nhiệm vụ KH&CN của Viện trong những năm gần đây đều tập trung giải quyết chủ yếu các vấn đề sau: Giảm tỷ lệ mắc sốt rét, giảm tử vong do sốt rét đặc biệt là nhóm dân đi rừng, ngủ rẫy, dân di cư tự do. Tìm ra các yếu tố nguy cơ và biện pháp can thiệp cho các đối tượng này và tại một số xã có tình hình sốt rét dai dẳng. Nghiên cứu vectơ truyền bệnh sốt rét-muỗi Anopheles, thành phần loài, tập tính, vai trò truyền bệnh, sự nhạy kháng với hóa chất diệt côn trùng, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến quần thể vectơ truyền bệnh sốt rét; Thực hiện các đánh giá hiệu lực thuốc sốt rét đang sử dụng đối với ký sinh trùng sốt rét; Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng các bệnh giun sán ở người tại một số điểm của miền Trung và Tây Nguyên và hiệu quả điều trị; Tỷ lệ, cường độ nhiễm giun truyền qua đất ở các lứa tuổi,....

Tại buổi nghiệm thu, các chủ nhiệm đề tài đã báo cáo 6 đề tài thuộc nhiều hoạt động khác nhau như phòng chống sốt rét, phòng chống véc tơ, phòng chống giun sán. Nhìn chung, các đề tài này, mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng chống sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh. Cụ thể như sau:

1. Nghiên cứu điều tra mở rộng ổ bệnh sốt rét và hiệu quả can thiệp tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, năm 2021–Khoa Dịch tễ.

Đề tài đã đưa ra một số kết quả khả thi về biện pháp điều tra mở rộng, can thiệp ổ bệnh sốt rét thông qua truy vết để xác định đúng đối tượng nguy cơ mắc sốt rét, cũng như hiệu quả của việc theo dõi, quản lý về thông tin, điều trị và xét nghiệm cho BNSR và nhóm đối tượng nguy cơ cao này. Từ đó cung cấp bằng chứng khoa học, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược PC<SR giai đoạn hiện nay.

2. Thực trạng và hiệu quả quản lý sốt rét ngoại lai trong điều tra, xử lý trường hợp bệnh sốt rét tại ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, năm 2021– Khoa Dịch tễ.

Với biện pháp can thiệp các biện pháp can thiệp về quản lý sốt rét ngoại lai trong điều tra, xử lý trường hợp bệnh tại các điểm nghiên cứu do Khoa Dịch tễ, Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn với những như: Điều tra ổ bệnh sốt rét tại nơi xuất hiện trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai, những nơi chưa được can thiệp ổ bệnh, nơi mắc sốt rét của bệnh nhân ngoại lai xã. Những giải pháp này chưa có hướng dẫn cụ thể trong các hướng dẫn giám sát quốc gia. Mặc khác, tính ưu việt của các biện pháp can thiệp về quản lý sốt rét ngoại lai trong điều tra, xử lý trường hợp bệnh trong đề tài góp phần khống chế sự xuất hiện của những ca sốt rét thứ truyền, nhằm thúc đẩy các hoạt động loại trừ sốt rét tại khu vực nói riêng cũng như cả nước nói chung.

3. Đánh giá hiệu lực và một số tác dụng ngoại ý của phác đồ artesunate-pyronaridin trong điều trị bệnh nhân sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng tại tỉnh Phú Yên, Gia Lai, năm 2021-Khoa Nghiên cứu và Điều trị

- Đề tài đã đánh giá được hiệu lực phác đồ đồ artesunate-pyronaridin (AP) liệu trình 3 ngày trong điều trị bệnh nhân do P.falcipparum chưa biến chứng tại điểm nghiên cứu. Nghiên cứu cũng đã theo dõi đây đủ 28 ngày cho thấy về hiệu lực chữa khỏi hay đáp ứng lâm sàng và ký sinh trùng đây đủ 50 ca (ACPR) là 96,2%, đặc biệt tỷ lệ thất bại điều trị sớm không có, nhưng thất bại ký sinh trùng muộn là 02 ca (3,8%). Và theo dõi đây đủ tới 42 ngày là 49 ca (ACPR) là 94,2%, thất bại ký sinh trùng muộn là 03 ca (5,8%). Liệu trình ngắn ngày thích hợp với điều trị SR cho cộng đồng rất khả thi, vả lại, một số bằng chứng qua các nghiên cứu trên thế giới cả in vitro và in vivo và báo cáo ca bệnh cho biết hiện nhóm thuốc này là một trong 5 phối hợp thuốc được TCYTTG khuyến cáo dùng tại các vùng SRLH trên phạm vi toàn cầu. Tốt nhất là dùng dạng phối hợp thuốc ACTS là phù hợp nhất vừa để trì hoãn quá trình phát triển kháng thuốc với loại thuốc hiệu lực cao này vì các chế phẩm thuốc sốt rét mới vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu, vừa phù hợp với khuyến cáo của TCYTTG.

- Nghiên cứu này lần nữa khẳng định hiệu lực của thuốc AP có hiệu lực, nhưng tỷ lệ các dữ liệu nghiên cứu trước đó (D3 > 10%), có thất bại điều trị muộn như một chỉ số cảnh báo sớm có thể dẫn đến kháng thuốc trong tương lai. Mặc khác, hóa liệu pháp vẫn là một trong những khâu then chốt của chiến lược phòng chống sốt rét hiện nay. P. falciparum, loài ký sinh trùng thường gây hơn 70% số ca sốt rét trên phạm vi toàn cầu đang có gia tăng kháng thuốc trên lâm sàng quan trọng. Tình trạng này đang gia tăng tại các nước tiểu vùng sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam.

- AP không nằm trong 5 phác đồ ACTS hiện được TCYTTG khuyến cáo sử dụng ưu tiên tại các vùng kháng thuốc (arthemether-lumefantrin, artesunate- amodiaquin, artesunat- mefloquin, artesunate-sulfadoxine/pyrimethamin và DHA-PPQ), song các ACTS trên đã giảm nhạy và kháng thuốc ít nhiều, nên việc lựa chọn thêm một phác đồ thuốc mới thay thế là cần thiết. Điều giá trị hơn là trong phiên bản hướng dẫn mới của Tổ chức Y tế thế giới lần ba (WHO, 2015) đã đề cập đến thuốc AP như một lựa chọn ACTS thay thế, sử dụng song song trong điều trị sốt rét do P. falciparum chưa biến chứng trên một số vùng. Điều đó là một khuyến cáo thuyết phục vì dựa trên các bằng chứng thông qua các TNLS đã được báo cáo trên y văn gần đây (WHO, 2018).

- Điểm nghiên cứu tỉnh Gia Lai là một vùng SRLH và diễn biến phức tạp vả lại tình trạng sốt rét kháng thuốc (tier 1) và có giáp ranh với biên giới Campuchia (quốc gia có chủng P. falciparum kháng với 5 loại thuốc ACTS), nên cần lưu ý và có biện pháp giám sát thường xuyên về hiệu lực các phác đồ thuốc, trong đó có cả AP tại vùng này với loài P. falciparum để đảm bảo đánh giá tình trạng nhạy kháng của thuốc từng giai đoạn.

- Bên cạnh đó, việc giao lưu giữa các vùng kháng và không kháng, có thể làm di chuyển dòng KSTSR kháng thuốc. Một lần nữa, việc giám sát hiệu lực thuốc giữa các vùng giáp ranh như vậy sẽ quan trọng để cảnh báo sớm tình hình nhạy kháng của thuốc sốt rét, nhằm đề ra chiến lược phòng chống và thay đổi chính sách thuốc cũng như phác đồ phù hợp tại các vùng sốt rét khác nhau.

4. Nghiên cứu mật độ và mức độ kháng hóa chất của muỗi sốt rét trong Lộ trình loại trừ sốt rét tại tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa, năm 2021- Khoa Côn trùng

Với thiết kế nghiên cứu ngang mô tả ở các sinh cảnh nghiên cứu và điều tra vào những thời điểm khác nhau trong năm. Kết quả của để tài đã cung cấp những tư liệu có giá trị về thành phần loài, mật độ và mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét tại điểm nghiên cứu. Thông qua kết quả của đề tài là cơ sở đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp cho từng địa phương, từng sinh cảnh và từng vùng lưu hành sốt rét để có biện pháp can thiệp kịp thời phù hợp với tình hình véc tơ sốt rét. Mặc khác, đề tài xác định được thành phần loài, mật độ của muỗi sốt rét cũng như sự đánh giá được mức độ nhạy kháng của véc tơ sốt rét với hóa chất diệt côn trùng tại điểm nghiên cứu. Kết quả này là cơ sở đề xuất các biện pháp phòng chống thích hợp, hiệu quả và tiết kiệm. Thông qua đề tài và qua các đợt điều tra, nhóm nghiên cứu hỗ trợ các địa phương trong giám sát véc tơ và đánh giá tình hình dịch bệnh góp phần vào việc kiểm soát lan truyền bệnh sốt rét tại các địa phương này. Đồng thời qua đó nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tại khoa Côn trùng cũng như hỗ trợ địa phương trong việc điều tra, định loại và thử nhạy cảm tại thực địa.

5. Đánh giá hiệu lực diệt muỗi Anopheles của Han-cyctox 10SC phun tồn lưu và tẩm màn tại tỉnh Bình Định, năm 2021 - Khoa Côn trùng

Đề tài đã đánh giá hiệu lực tồn lưu của hóa chất Han-Cytox 10SC trên tường và màn tại các điểm nghiên cứu. Mặc khác, qua các đợt điều tra, tại thực địa sẽ nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong công tác phòng chống sốt rét, nâng cao về khả năng nghiên cứu khoa học chuyên ngành côn trùng cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện. Kết quả đề tài có thể sử dụng bổ sung cho nghiên cứu khoa học cơ bản về sau và là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sâu sau này về biện pháp phòng chống côn trùng truyền bệnh sốt rét, đề xuất của đề tài góp phần làm giảm chi phí cho công tác phòng chống côn trùng sốt rét cho người dân, giảm thiệt hại về con người và kinh tế của xã hội do bệnh gây ra.

6. Tỷ lệ, cường độ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ từ 12 đến dưới 24 tháng tuổi và yếu tố liên quan tại một số điểm của Bình Định và Đắk Lắk, năm 2021 -Khoa Ký sinh trùng

Đề tài đã xác định được tỉ lệ, cường độ nhiễm giun ữuyền qua đất ở trẻ từ 12 đến dưói 24 tháng tuổi tại một số điểm tỉnh Bình Định và Đăk Lăk, năm 2021. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở nhóm tuổi này thấp so với một số nghiên cứu ở miền Bắc, cường độ nhiễm nhẹ, không có trường hợp nào nhiễm trung bình và nặng. Đề tài cũng mô tả kiến thức, thực hành phòng chống giun truyền qua đất cho trẻ của các bà mẹ và xác định được mối liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất của trẻ là nghịch đất/đi chân đất và không rửa tay trước khi ăn. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để đề xuất các biện pháp can thiệp cộng đồng nhằm giảm tỷ lệ mắc tại cộng đồng, giảm thiệt hại về kinh tế do bệnh giun móc/mỏ gây ra.

Các chủ nhiệm đề tài cũng như cán bộ khoa học Viện đã được nghe ý kiến chỉ đạo và góp ý từ Hội đồng KHCN Viện. Nhìn chung, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các đề tài thực hiện đúng tiến độ và được Hội đồng Khoa học công nghệ Viện đánh giá cao với gần 70% số đề tài đạt Xuất sắc, còn lại đạt kết quả Khá.

Kết thúc buổi nghiệm thu, PGS.TS Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng, Chủ tịch Hội đồng KHCN Viện thay mặt Hội đồng KHCN Viện tổng kết và thông qua kết quả nghiệm thu các đề tài nêu trên. Bên cạnh đó, PGS.TS Hồ Văn Hoàng cũng yêu cầu nhóm tác giả cần bổ sung, chỉnh sửa một số góp ý đã được Hội đồng để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện.

Kết quả của các nghiên cứu này ứng dụng có hiệu quả vào giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tử vong, khống chế dịch bệnh và giải quyết được các vấn đề khó khăn thực tiễn trong kiểm soát dịch bệnh và góp phần tạo những bước phát triển trong công tác phòng chống các bệnh sốt rét, ký sinh trùng cũng như chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Ngày 22/01/2022
Phương Duyên, Minh Hiền  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích