Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 4 2 5 6
Số người đang truy cập
5 1 9
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Một số lưu ý khi viết tài liệu tham khảo trong các ấn bản nghiên cứu khoa học

Mở đầu

Trong nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo là một khái cạnh vô cùng quan trọng để xây dựng và phát triển các mục “Hồi cứu y văn” hay “Tổng quan tài liệu” để xác định vấn đề mà các tác giả trước đó người ta đã thực hiên như thế nào, họ có nêu lên các điểm tồn tại, các hạn chế của đề tài cũng như các khoảng trống mà các tác giả chưa nghiên cứu hoặc chỉ mới nghiên cứu thí điểm (pilot study) mà thôi.

Đồng thời, tài liệu tham khảo sẽ là phần minh chứng cho các lập luận và bàn luận trong các nghiên cứu có cơ sở khoa học với nghiên cứu mà bản thân mình hoặc cả nhóm nghiên cứu đang thực hiện. Hiện có nhiều tác giả đề cập đến các cách viết tài liệu tham khảo, nhân đây chúng tôi xin tổng hợp và chia sẻ một số điểm cần lưu ý khi viết tài liệu tham khảo nhằm tránh đưa ra thông tin của tài liệu tham khảo quá nhiều hoặc tài liệu tham khảo quá sơ sài, không nghiêm túc trong nghiên cứu cũng như không có nhiều bằng chứng dẫn liệu để bài báo, công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, tiểu luận của minh thêm phần sâu sắc, chặt chẽ về mặt khoa học, cũng như không nhất thiết phải đưa quá nhiều tài liệu tham khảo không cần thiết, không liên quan đến lĩnh vực mà chúng ta đang nghiên cứu, hay các tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài mà tiếng đó chúng ta thường không hoặc chưa đọc hiểu thấu đáo được (tiếng Đức, tiếng Pháp hay tiếng Trung, tiếng Nhật),… Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ một số ý kiến và bài viết rất chuyên sâu về các tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học.

Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận văn, luận án, khóa luận, bài báo. Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với báo cáo nghiên cứu khoa học (làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,... với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được) và với người viết báo cáo (phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin; bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp, tránh hành động đạo văn...). Có hai cách trích dẫn phổ biến nhất là trích dẫn theo “tên tác giả - năm” (hệ thống Havard) và trích dẫn theo chữ số (hệ thống Vancouver) là cách hiện đang được Bộ Giáo dục và  Đào tạo Việt Nam lựa chọn.


Nguồn trích dẫn phải được ghi nhận ngay khi thông tin được sử dụng. Nguồn trích dẫn có thể được đặt ở đầu, giữa hoặc cuối một câu, cuối một đoạn văn hay cuối một trích dẫn trực tiếp (ví dụ hình vẽ, sơ đồ, công thức, một đoạn nguyên văn).

Các hình thức và nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo

- Trích dẫn trực tiếp: là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu.

- Trích dẫn gián tiếp: là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung bài gốc.

- Trích dẫn thứ cấp: là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác giả B. Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả A trong danh mục tài liệu tham khảo. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.

Mục đích của viết tài liệu tham khảo trong một bài báo khoa học là để xác định tất cả những dữ kiện trình bày. Đó là một nguyên tắc nền tảng của lập luận khoa học. Ví dụ câu sau phải được tiếp nối bằng một tài liệu tham khảo "bệnh giun lươn chiếm vị trí thứ 5 trong số các bệnh giun sán trên thế giới và có khoảng 35 triệu cá thể mắc". Tài liệu tham khảo cho phép người đọc kiểm tra hiện tượng này và để tìm hiểu sâu hơn các chi tiết nếu muốn biết ví dụ như xem phương pháp nào cho phép rút ra kết luận như vậy.

Cũng như vậy, không được dẫn chứng các tác giả trong một bài báo khoa học mà không đưa ra tài liệu tham khảo chỉ rõ công trình của họ. Những lời khẳng định kiểu như “theo y văn, theo hiểu biết của chúng tôi, vào thời điểm hiện nay, theo các tác giả, đã được chấp nhận rằng, phần lớn các tác giả cho rằng..." không thể chấp nhận được trong một bài báo khoa học. Các tài liệu tham khảo có thể đưa người đọc tới những bài báo, các cuốn sách, các chương sách, các bài ghi nhớ, các tài liệu chính thức, các ngân hàng dữ liệu hoặc tất cả các dạng xuất bản có thể dễ dàng tiếp cận khác.


Nếu đưa quá nhiều tài liệu tham khảo không có nghĩa là hiểu biết rộng mà thường biểu hiện sự thiếu óc phê phán. Chỉ đưa các tài liệu tham khảo đã được công bố mà mình đã đọc và chọn lựa do ích lợi mà nó mang lại cho công trình nghiên cứu của mình. Kiểm tra tài liệu tham khảo với bài báo (hay bản photocopy) để tránh tất cả các lỗi do sao chép. Trình bày tài liệu tham khảo theo hệ thống quy định bởi từng tạp chí mình dự định sẽ gửi bài tới đăng.

Vị trí của tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo cần trích dẫn ngay sau khi dữ kiện được trình bày. Một tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn nhiều lần trong một bài báo. Tài liệu tham khảo được trích dẫn trong phần Đặt vấn đề (hiện tượng, sự kiện dẫn tác giả tới việc đặt ra mục đích nghiên cứu của đề tài), trong chương Hồi cứu ý văn hay tổng quan tài liệu, chương Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (liên quan đến các phương pháp đã được mô tả trong một bài báo khác đã đăng), trong chương Bàn luận (cơ sở để tư bình luận và dẫn giải sự khác nhau giữa các kết quả nghiên cứu của mình và so sánh với các kết quả trong y văn đã từng làm nhưng ở thời gian khác nhau).

Trong chương Kết quả nghiên cứu không được có tài liệu tham khảo (có thể lồng ghép vào phần kết quả và bàn luận khi trình bày trong power point thì được) vì ở đó các tác giả trình bày những kết quả của mình thu thập được. Khi bàn luận, các giả thiết nghiên cứu, các lời giải thích được trình bày không có tài liệu tham khảo. Không được có tài liệu tham khảo ở tên bài báo, trừ số rất ít ngoại lệ (1) cũng như trong phần tóm tắt là những tư liệu có thể tham khảo không cần nội dung bài báo. Các tài liệu tham khảo có thể đưa ra với các biểu đồ hay bảng số liệu. Trong bài báo đăng kết quả nghiên cứu, không đưa tài liệu tham khảo trong các đầu đề và phụ đề trong thân bài báo. Trong dạng bài điểm tài liệu, tài liệu tham khảo có thể đưa trong tên các chương và các tên phụ chương.

Chọn tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu tham khảo

Danh sách tài liệu tham khảo đặt ở cuối bài báo hoặc cuối bản kết quả của một đề tài và công trình luận văn, luận án,…phải được phân biệt với danh mục tài liệu. Tài liệu tham khảo chứa danh sách các bài báo đã được sử dụng và trích dẫn trong bài đó để người đọc có thể tự tham khảo. Tác giả phải chọn và lấy những tài liệu của những nghiên cứu nào có vẻ thích đáng nhất và độc giả dễ tìm thấy nhất.

Tác giả tìm tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu liên quan tới chủ đề nghiên cứu. Danh mục tài liệu đó bao gồm toàn bộ các bài báo, ấn phẩm khác, sách viết về một chủ đề hay một tác giả cụ thể. Thuật ngữ "tài liệu tham khảo theo danh mục" là không chính xác.


Hệ số ảnh hưởng của các tạp chí

Hệ số ảnh hưởng được lập ra vào những năm 1960 để xếp hạng và đánh giá các tạp chí. Eugène Carfield, người sáng lập "Science Citation Index" đã luôn khẳng định rằng phương tiện này đã được sử dụng sai lầm, giống như các tiêu chuẩn thay thế để đánh giá sự thông thái hay sự thành đạt (2).

Hệ số ảnh hưởng đơn thuần chỉ là sự phản ảnh khả năng của tờ báo hay của ban biên tập trong việc thu hút được những bài báo khoa học có chất lượng nhất.

Số lần bài báo được tham khảo trong những bài báo khác là yếu tố để tính toán hệ số ảnh hưởng của tạp chí. Hệ số này càng cao khi bài báo được đăng trong những tạp chí được nhiều người tham khảo. Tuy nhiên, trong cùng một tạp chí, số những bài ít được tham khảo nhất ít hơn 10 lần so với một nửa số bài được tham khảo nhiều nhất (3). Sự tính toán hệ số ảnh hưởng có những chỗ có thể sai. Nó phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của tạp chí. Những tạp chí bao quát một lĩnh vực rộng có hệ số ảnh hưởng cao hơn các tạp chí khác.


Năm 1987, tạp chí Annal Review of Biochemistry có hệ số ảnh hưởng là 25 trong khi hệ số ảnh hưởng này là 6 ở tạp chí Annal Review of Microbiology (3). Một số ban giám khảo khi xem xét các công trình của thí sinh có tính tới hệ số ảnh hưởng của tạp chí mà bài của thí sinh đăng ở đó. Điều này rõ ràng là dễ hơn việc đọc chính các bài báo đó nhưng cũng là sự không công bằng nhất. Tất nhiên, rất ít khả năng một công trình đăng trong tạp chí New England Journal of Medicine có chất lượng xoàng, nhưng có thể có những bài có chất lượng cao đăng ở các tạp chí ít nổi tiếng hơn. Khi chỉ gửi đăng các bài có chất lượng hạng hai ở các tạp chí tiếng Pháp chính là làm hại cho các tạp chí đó.

Vì những lý do này, theo chúng tôi có lẽ điều nên làm là các tác giả Pháp ngữ nên ưu tiên tham khảo các tài liệu tiếng Pháp khi chúng có lợi ích tương đương hay gần tương đương với các bài tiếng Anh hay các bài tiếng Anh của các tác giả Pháp. Đó là điều mà người Nhật hiểu rất rõ khi họ ưu tiên chọn tham khảo tài liệu các bài tiếng Nhật. Theo trình tự suy nghĩ như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các tạp chí Bắc Mỹ rất hiếm khi tham khảo các bài báo đăng trong tạp chí Anh.

Chất lượng của tài liệu

Bản danh sách tài liệu tham khảo bao gồm tất cả những tài liệu đã dẫn trong nội dung bài báo và chỉ những tài liệu đó mà thôi. Rất nhiều tạp chí giới hạn số lượng tài liệu tham khảo cho tất cả các dạng bài viết, chỉ trừ các bài tổng quan. Ban biên tập của các tạp chí kiểm tra sự trích dẫn các tài liệu tham khảo. Các sai sót thường gặp trong phần tài liệu tham khảo gồm hai loại: một là sự không chính xác khi viết lại tên của tài liệu, số khác là những sai sót khi trích dẫn nội dung của tài liệu.


Một nghiên cứu trên các số của 6 tạp chí (British Medical Journal, Lancet, New England Journal of Medicine, Clinical Radiology, British Journal of Surgery, British Journal of Hospital Medicine) ra trong tháng 01 năm 1984 đã cho thấy 24% các tài liệu tham khảo có sai sót về tên và trong 15% tài liệu được trích dẫn, những ý tưởng của tác giả tài liệu đó đã bị hiểu sai (4). Ví dụ: một tác giả dẫn "42 bệnh nhân" trong khi bài báo nguyên thuỷ viết là "42 apxe ở 40 bệnh nhân" (4).

Một tạp chí khác nhận thấy có 25% sai sót ở phần tài liệu tham khảo (5). 50 mục tài liệu tham khảo đã được chọn ngẫu nhiên trong số tháng 8 năm 1987 của 3 tạp chí Ngoại khoa: American Journal of Surgery, Surgery, Gynecology and Obstetrics, Surgery.

Trên 150 danh sách tài liệu tham khảo có 13 sai sót nghiêm trọng về chính tả làm cho không thể tìm được tài liệu tham khảo được trích dẫn, 41 sai sót nhỏ về chính tả và 37 sai sót lớn về trích dẫn đã được tìm thấy (6). Vì những lý do này, các Uỷ ban thẩm định đôi khi nhầm lẫn giữa sự kiện thông báo và tài liệu tham khảo trích dẫn.


Những sai sót sẽ làm các độc giả bực mình khi họ muốn tìm bài báo nguyên thuỷ. Khi bài báo của Mintz và cộng sự (1) đã được ghi ở phần tài liệu tham khảo là"Br J Psy 1986;151:314-20", người đọc sẽ phải tìm trong năm 1986 mà không thấy bài báo, sau đó nhận ra rằng năm 1986 tương ứng với tập 150, như vậy phải tìm tập 151 ở năm 1987 để cuối cùng mới thấy bài báo.

Tránh đưa vào tài liệu tham khảo

-Những bài báo khó tìm được;

-Các luận án, luận văn;

-Tóm tắt các Hội nghị khoa học xuất bản trong các ấn phẩm định kỳ;

-Các thư từ và các thông tin cá nhân;

-Các bài báo "đang in"

Cấm đưa vào tài liệu tham khảo

-Tóm tắt hội nghị khoa học không đăng ở các ấn phẩm định kỳ;

-Các bài báo đang gửi đăng;

-Các bài trình bày miệng;

-Các tài liệu tham khảo gián tiếp qua bài báo khác.

Cần tránh tham khảo các tài liệu nào?

Các tài liệu phải cho phép người đọc có thể tìm thấy. Tất cả tài liệu không thoả mãn điều kiện này thì không nên trích dẫn. Nên tránh tham khảo các luận án. Nó sẽ khó có thể tìm được với những ai không sống ở tại thành phố có trường đại học nơi luận án được trình bày. Với các người đọc nước ngoài thì lại càng khó hơn. Vì lý do đó, có những tạp chí khoa học không chấp nhận trích dẫn luận án trong tài liệu tham khảo.

Cũng như vậy, các bản tóm tắt Hội nghị khoa học đăng trong các ấn phẩm định kỳ cũng phải tránh. Một số tạp chí trong phần yêu cầu với độc giả ghi rõ yêu cầu không trích dẫn các tài liệu đó (7). Các bản tóm tắt Hội nghị thường khó tìm, trừ những khi được xuất bản phụ vào các tạp chí định kỳ. Ví dụ, tóm tắt của các hội nghị khối Pháp ngữ về bệnh lý gan tiêu hoá được đăng trong tạp chí Gastroenterologie Clinique et Biologique.


Một lý do khác chống lại việc trích dẫn các tóm tắt: Các tóm tắt không phải bao giờ cũng được kiểm tra bởi hội đồng thẩm định như với một bài báo và rất nhiều tóm tắt chứa đựng các kết quả không bao giờ được công bố. Một nghiên cứu trên máy tính từ các ngân hàng dữ liệu cho thấy trong 276 tóm tắt về tim mạch học chọn ngẫu nhiên từ ba hội nghị năm 1976 (American Federation for Clinical Research, American Society for Clinical Investigation, Association of American Physisian), 139 bài (50,4%) đã không được xuất bản dưới dạng bài báo trong các tạp chí có hội đồng thẩm định sau khi Hội nghị diễn ra 37 đến 43 tháng. Vì những lý do tương tự, các tài liệu tham khảo là các bức thư, thường không phải bao giờ cũng qua hội đồng thẩm định cũng nên tránh không nên trích dẫn.

Các tài liệu tham khảo từ mối liên hệ cá nhân cũng phải tránh vì người đọc sẽ không thể tự tham khảo được. Nó chỉ có thể được chấp nhận bởi ban biên tập của một tạp chí khi tác giả gửi kèm theo bài báo một lá thư của người được trích dẫn xác nhận chính xác những gì tác giả bài báo trích dẫn và chấp nhận được trích dẫn. Đưa tên tác giả, tiếp theo ghi "thông tin cá nhân" đặt trong ngoặc kép ở trong bài báo mà không xếp vào phần danh mục tài liệu tham khảo.


Những tài liệu tham khảo từ những bài báo ghi là "đang đăng báo" cần phải tránh. Việc sử dụng dạng viết này chỉ ra rằng tác giả có thể xác định sự chấp nhận nghiễm nhiên bài báo trích dẫn "đang in". Loại tài liệu tham khảo này bắt độc giả khi muốn đọc bài nguyên thuỷ phải thực hiện việc tìm kiếm trong nhiều số hay tập liền nhau của tạp chí để tìm ra bài đã trích dẫn dạng "đang in".

Tài liệu nào cấm tham khảo

Những tóm tắt Hội nghị khoa học không đăng trong các tạp chí thì không được chấp nhận đưa vào làm tài liệu tham khảo. Các tóm tắt này xuất hiện dưới dạng "Proceedings" chỉ được phát cho những ai tham dự Hội nghị. Các tóm tắt này không được đưa vào trong ngân hàng dữ liệu để lưu trữ trong các thư viện và vì vậy rất khó để tìm thấy. Những tài liệu là các bài báo "đang chờ đăng" phải cấm sử dụng vì tạp chí mà bài báo đó gửi tới còn chưa chấp nhận đăng.

Tham khảo các bản trình bày miệng khi không được đăng phải cấm. Nếu trong tài liệu tham khảo đã in còn có tới 30% hiểu sai so với ý tưởng của tác giả (4) thì điều gì sẽ xảy ra với những bài trình bày miệng?

Tài liệu tham khảo trích dẫn từ tài liệu tham khảo của một bài báo khác phải bị cấm.

Tài liệu của công trình không thể tìm thấy ngay. Trước hết phải tìm bài báo đã trích dẫn tài liệu đó rồi mới đến được tài liệu nguyên thuỷ. Như vậy các sai sót sẽ rất nhiều. Ví dụ một câu như "Các kỹ thuật xét nghiệm phân được thực hiện gồm xét nghiệm trực tiếp, phương pháp cô đặc của Bailengs và Merthiolate - Iode - Formol concentration cũng như chiết xuất của Baermann (17)" với tài liệu tham khảo sau đây: "17. Golvan Y J, Drouhet E. Techniques en parasitologie et en mycologie. Paris: Flammarion éd, 1972", sẽ không cho phép người đọc biết kỹ thuật nào đã được thực hiện. Trong thí dụ đó liệu đó là kỹ thuật nguyên thuỷ của Bailenger hay Baermann hoặc là kỹ thuật cải tiến trong cuốn sách được trích dẫn của Golvan và Drouhet?


Người đọc không thể biết liệu các kỹ thuật nguyên thuỷ có được tuân thủ hay có thể áp dụng những thay đổi về kỹ thuật đưa ra trong cuốn sách tham khảo. Tuy nhiên, một số tạp chí đôi khi chấp nhận dạng tài liệu tham khảo này với những ấn phẩm rất lâu trước đây với lời ghi "trong ...." hay " trích dẫn bởi....".

Các hệ thống tham khảo

Về nguyên tắc, phần yêu cầu với các tác giả của tạp chí chỉ rõ hệ thống nào được sử dụng. E. Carfield đã thống kê có 250 hệ thống tham khảo tài liệu (10). Có tới 33 hệ thống khác nhau đã được tìm thấy ở trong 52 tạp chí (11). Trên thực tế có 3 hệ thống chủ yếu được sử dụng.

-Hệ thống "tác giả-ngày" (trong thực tế là "tác giả-năm") còn được gọi là hệ thống Harvard là hệ thống lâu đời nhất ;

-Hệ thống số thứ tự được biết tới với một dạng dưới tên hệ thống Vancouver (7) ;

-Hệ thống chữ cái - số, là một hệ thống trộn lẫn.

Hai nhóm có ý định thống nhất các hệ thống tài liệu tham khảo từ 10 năm nay: Nhóm Vancouver trong đó có hơn 500 tạp chí tuyên bố là thành viên (7) và nhóm các nhà xuất bản European Life Science Editors (12) đã đề nghị sử dụng hoặc là số hoặc là "tên-ngày" trong bài báo, không cho phép hai kiểu cùng tồn tại trong một bài báo. Đề nghị của cả hai nhóm này có một quan tâm chung: giảm giá thành tờ báo.

Hệ thống "tác giả-ngày" hay hệ thống Harvard

Trong thân bài báo

Tên tác giả hay các tác giả với năm xuất bản được trích dẫn trong bài với biến thể tuỳ theo tạp chí: hoặc là "theo Dupond và Dupont (1978), có 20% của..." hoặc là "20% ung thư (Dupond & Dupont, 1978) đã...". Nếu nhiều bài báo của cùng một tác giả xuất bản trong cùng năm được trích dẫn các chữ cái "a", "b", "c"... có thể thêm vào sau số chỉ năm: "theo Dupond và Dupont (1978b)". Nói chung trong nội dung bài chỉ trích dẫn tên của tác giả đầu hay hai tác giả đầu nếu bài báo chỉ có hai tác giả. Kể từ ba tác giả trở lên, chỉ tên tác giả đầu được dẫn, tiếp theo là "và cộng sự", "et coll" từ viết tắt chữ "et collaborateurs" hay "et al" từ chữ viết tắt tiếng latin "et alii".


Trong danh mục tài liệu tham khảo

Các tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự ABC của chữ cái đầu của tên tác giả thứ nhất của bài báo và không đánh số thứ tự. Khi có nhiều tài liệu tham khảo với cùng tác giả đầu tiên, các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự chữ cái đầu tên của tác giả thứ hai và cứ như thế với các tác giả thứ 3, 4.... Nếu có những tài liệu tham khảo khác nhau của cùng một hay một nhóm tác giả, các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự năm xuất bản, bắt đầu bằng tài liệu cổ nhất. Nếu có các tài liệu của cùng tác giả, cùng năm xuất bản, các tài liệu được sắp xếp và được thêm vào các chữ "a,b,c,d..." sau năm xuất bản và sắp xếp theo thứ tự đó. Trong hệ thống này, tên của tác giả cuối cùng thường bắt đầu bằng "và" ("and” hay “et").

Hệ thống này ngày càng ít được sử dụng vì nó làm bài báo khó đọc. Bài báo, nhất là chương Đặt vấn đề và chương Bàn luận bị tràn ngập bởi các tên tác giả được trích dẫn. Thân bài báo được xuất hiện kiểu như (1): "Các nghiên cứu về Schizophrenics ở Anh (Brown et al, 1972; Vaughn & Leff, 1976) và ở Mỹ (Vaughn et al, 1984; Nuechterlein et al, 1986; Moline et al, 1986; Jenkins et al, 1986) và của những bệnh nhân trầm cảm (Vaughn & Leff, 1976, Hooky et al, 1986), rối loạn hành vi trái ngược (Miklowitz et al, 1986) và bệnh nhân béo phì (Leff & Vaughn,1985), tất cả đều cho thấy bệnh nhân sống ở nhà với tỷ lệ EE tương đối cao có nguy cơ bị tái phát tăng cao".

Tuy vậy, hệ thống này được chấp nhận bởi các tác giả và người đọc bài báo. Trong một thăm dò trong đó có 670 nhà khoa học đã trả lời (13), 61,6% thích hệ thống Harvard với tư cách là độc giả và 59,9% với tư cách là tác giả. Trong số 230 trả lời từ Anh có 72,2% trường hợp đã sử dụng theo hệ thống này.


Trong 113 trả lời từ Bắc Mỹ hệ thống này được sử dụng trong 49,6% trường hợp. Với 231 trả lời từ các nước Châu âu, hệ thống này dùng trong 55% trường hợp. Trong số 96% thư trả lời từ các nước khác tỷ lệ dùng hệ thống này là 59,4% trường hợp. Với các tác giả nếu một tài liệu tham khảo bị bỏ quên nó có thể được đưa vào dễ dàng.

Do không phải đánh số tài liệu tham khảo nên tránh được sự bất lợi khi thêm vào một tài liệu mà hệ thống khác gặp phải. Vì lý do này, nên dùng hệ thống này khi chuẩn bị bản thảo. Với người đọc, hệ thống thứ tự chữ cái này cho phép dễ dàng biết, khi tham khảo danh mục tài liệu, tác giả nào được trích dẫn (và biết liệu công trình của họ có được trích dẫn không).

Hệ thống dãy số (Vancouver)

Trong nội dung bài báo

Các tài liệu được đánh số bằng số ả rập theo thứ tự xuất hiện trong bài báo. Nếu một tài liệu được trích dẫn nhiều lần, nó vẫn giữ số gắn cho lần xuất hiện đầu tiên. Số của tài liệu trích dẫn đặt trong ngoặc vuông. Nếu nhiều tài liệu được trích dẫn trong cùng một dấu ngoặc, chúng được sắt xếp theo thứ tự có số tăng dần và cách nhau bằng dấu phẩy. Nếu nhiều tài liệu có số liên tiếp nhau được trích dẫn, chỉ cần ghi số tài liệu đầu và cuối cách nhau một gạch ngang. Ví dụ: "[3,7]" nghĩa là chỉ có hai tài liệu số 3 và số 7 được trích dẫn trong khi: "[3-7]" nghĩa là các tài liệu 3, 4, 5, 6 và 7 được trích dẫn.


Trong bảng danh mục tài liệu

Các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong bài báo mà không theo thứ tự chữ cái tên đầu của tác giả đầu tiên. Số thứ tự này là số ả rập. Như vậy, các tài liệu tham khảo được tập hợp thành từng nhóm tuỳ theo chủ đề được trình bày liên tiếp trong bài báo. Hệ thống này giúp dễ đọc hơn và không làm bài báo tràn ngập bởi tên các tác giả. Ví dụ kể trên trở thành “Nghiên cứu về Schizophreniss ở Anh [1,2] và ở Mỹ [3,6] và về bệnh nhân trầm cảm [2,7], rối loạn hành vi trái ngược (8) về bệnh nhân béo phì [9] đã cho thấy...”.

Cùng một lượng thông tin cần 440 ký tự trong hệ thống Havard trong khi chỉ cần 254 trong hệ thống số. Hệ thống này được rất nhiều ban biên tập các tạp chí quốc tế sử dụng.

Theo các ban biên tập tạp chí, hệ thống này giúp cho việc kiểm soát được sự xuất hiện của tất cả các tài liệu tham khảo trong một bài báo. Hệ thống này có một bất lợi quan trọng cho tác giả: Nếu muốn đưa thêm một tài liệu mới, cần phải đánh số lại tất cả các tài liệu nằm sau nó và có nguy cơ sai sót.

Hệ thống chữ - số

Trong nội dung bài

Các tài liệu tham khảo được trích dẫn bằng số thứ tự ghi trong ngoặc đơn. Nếu nhiều tài liệu trong cùng một dấu ngoặc, chúng được xếp theo thứ tự tăng dần và cách nhau bởi dấu phẩy. Cũng giống như trong hệ thống trên, nếu nhiều tài liệu có số thứ tự liên tiếp được trích dẫn, chỉ tài liệu đầu và cuối được dẫn, cách nhau bằng một gạch ngang.

Trong danh mục tài liệu

Tài liệu được xếp theo thứ tự chữ cái ABC chữ đầu của tác giả đầu và số thứ tự (số Ả Rập) của tài liệu được sắp đặt theo sắp xếp này. Hệ thống này phối hợp hai hệ thống trước và được sử dụng nhiều trong các tạp chí Pháp .

Làm thế nào để viết một tài liệu tham khảo

Dù theo hệ thống tham khảo nào, cần thực hiện theo chỉ dẫn hay thói quen của tạp chí. Những chỉ dẫn cụ thể hoá việc trích dẫn tài liệu tham khảo thế nào và những yếu tố nào đưa ra để tìm tài liệu đó trong y văn. Các ví dụ đưa ra bởi bản hướng dẫn viết bài của Hội đồng các Ban biên tập sinh học (Council of Biology Editor) (14) hay bởi Hiệp Hội xuất bản Hoa Kỳ (American Manual Association) (13) đã tính đến tất cả các khả năng có thể.


Các ví dụ tuỳ theo quốc tịch của tác giả, theo ngành chuyên môn khoa học được trình bày có giải thích kỹ. Nếu gửi một bài báo với các tài liệu tham khảo trình bày theo đúng hướng dẫn của tạp chí, cách trình bày này được thực hiện tốt nhất bằng cách tham khảo tạp chí đó: tại sao lại luôn đánh máy trong phần tài liệu tham khảo tên các tác giả bằng chữ in hoa trong khi tạp chí lại chỉ sử dụng chữ in hoa cho chữ đầu của tên và chữ thường cho phần còn lại của tên. Ví dụ: Tại sao lại đánh máy là “J.P.DUPONT” trong khi chỉ đơn giản xem tạp chí đó đã cho thấy ngay là trong các bài báo, tác giả này tự viết là “Dupont JP”. Việc quan sát này cho phép nhận ra rằng phần lớn các tạp chí không đặt dấu chấm sau tên đầu của các tác giả cũng như sau tên viết tắt của các tạp chí.

Sau đây là một vài ví dụ sử dụng hệ thống Vancouver (7).

Tài liệu tham khảo trong một bài báo của một tạp chí xuất bản định kỳ

Cần tôn trọng thứ tự sau để viết các yếu tố khác nhau của tài liệu tham khảo:

Các tác giả

Nếu có từ một đến sáu tác giả, đưa tất cả. Khi có hơn sáu tác giả, chỉ đưa tên sáu người đầu, tiếp sau là “và cộng sự” (“et al”). Tên của các tác giả (chữ cái đầu viết hoa, các chữ khác viết thường) tiếp theo là các chữ đầu tên riêng viết hoa liền sau, không có dấu chấm cách, sau đó là dấu phẩy. Tên cuối cùng có dấu chấm ở cuối. Ví dụ: “Dupont JP, Dupond JF, Durand P.”.

Tên bài báo

Tên bài báo được giữ ở tiếng nguyên thuỷ. Sau đó có một dấu chấm. Khi tên bài báo viết bằng thứ tiếng không dùng ký tự Latin (chữ Ả Rập hay chữ Nhật Bản chẳng hạn) thì không viết tên này bằng tiếng nguyên thuỷ. Phải dịch toàn bộ tên và phụ đề của bài báo sang tiếng mà tạp chí đăng bài sử dụng. Tiếng nguyên thuỷ của bài báo được chú thích trong ngoặc. Ví dụ “Trình bày tài liệu tham khảo trong một bài báo khoa học như thế nào (bài báo bằng tiếng Nhật)”.

Xác định tên tạp chí và những địa chỉ liên lạc của bài báo

Tên tạp chí được đưa bằng tên viết tắt theo Index Medicus không cần có dấu chấm sau chữ viết tắt. Các tên viết tắt này được đăng trong số tháng 1 của Index Medicus và trong số 1 của “Cumulated Index Medicus” của mỗi năm. Ví dụ “Gastroenterol Clin Biol” là tên tắt của tạp chí Gastroentérologie Clinique et Biologique. Khi tên một tạp chí không có tên tắt được liệt kê trong Index, cần nêu đầy đủ tên tạp chí.


Một danh sách tên tắt của các tạp chí trích từ Index Medicus được đưa ở cuối cuốn sách này. Sau tên của tạp chí, ghi năm xuất bản, sau là dấu chấm phẩy. Ví dụ “1989;” rồi tới số tập hay quyển (tome or volume), sau đó có dấu hai chấm, ví dụ “54:”. Cuối cùng số trang đầu của bài báo tách với số trang cuối bằng dấu gạch ngang. Số của trang cuối chỉ cần đưa những phần số khác với số trang đầu. Cuối cùng là dấu chấm hết. Ví dụ “124-33.”.

Tài liệu tham khảo một bài báo theo thoả thuận được gọi là Vancouver (5)

“Dupont JP, Dupont JF, Duran P. Comment trascrire une référence dans un article scientifique (article en japonais). Gastroentérol Clin Biol 1989; 54: 124-33.”.

Không có khoảng cách trước hay sau các dấu hiệu của nhóm số của tài liệu tham khảo. Không viết là “1989 ; 54 : 124 - 33 .”.

Không trích dẫn tập hoặc ngày xuất hiện chính xác của tài liệu tham khảo. Nếu việc đánh số trang của số phụ bản của một tạp chí không nằm trong việc đánh số trang bình thường của tạp chí cần ghi thêm chú thích phụ bản 1 (“Suppl 1”) ở sau số chỉ số quyển trước số trang. Đôi khi việc đánh số như Đ15 để chỉ trang 15 của tập phụ bản. Cũng như vậy với những tạp chí đánh số trang theo số, nên đặt trong ngoặc đơn hoặc là số của tạp chí nếu có một hoặc là tháng hay ngày xuất bản). Nếu có những yếu tố không nằm trong tài liệu tham khảo được nhắc tới, không đặt trong ngoặc đơn mà đặt trong ngoặc vuông. Ví dụ cần viết là [bài báo viết bằng tiếng Trung Quốc] hay [tóm tắt] ngược lại phải viết là (suppl 1).

Trong trường hợp một tài liệu tham khảo xuất bản với một tên tập thể liên quan tới một nhóm công trình, nhóm này được trích dẫn toàn bộ không viết tắt: “Nhóm nghiên cứu tim mạch học”, nếu bài báo trích dẫn không có tác giả, thì được trích dẫn bắt đầu bằng “Vô danh” (“Anonyme”). Trong một hệ thống tham khảo theo thứ tự chữ cái, hai tài liệu tham khảo trên được xếp vào chỗ “N” ở tài liệu đầu và “V” ở tài liệu sau. Trong hệ thống tham khảo đánh số khái niệm “vô danh“ là sót tên. Tài liệu được ghi bắt đầu bằng tên bài báo.

Không cần xuống dòng sau mỗi phần của một tài liệu.


Tài liệu tham khảo là sách

Tài liệu tham khảo là sách phải phù hợp theo thứ tự này: tên tác giả, tên sách, số xuất bản (bắt đầu từ lần thứ hai), tên thành phố nhà xuất bản đóng, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang tham khảo chính xác (trang đầu & trang cuối).

Tham khảo một cuốn sách theo thoả thuận gọi là Vancouver (5)

"Spilker B. Multinational drug companies. Issues in drug discovery and development. New York: Raven Press,1989:606”

Tham khảo một chương sách

Nếu các tác giả của từng chương được xác định, tài liệu tham khảo đưa tên của tác giả theo sau bằng dấu chấm, sau đó là tên chương sách và dấu chấm. Ghi “trong" (dans or in) tiếp theo là dấu hai chấm rồi đến tên chủ biên cuốn sách, tiếp theo là chữ “eds” nghĩa là biên tập có dấu chấm ở phía sau. Tên cuốn sách được ghi toàn bộ bằng tiếng nguyên thuỷ tiếp theo là dấu chấm. Tên thành phố rồi tên của nhà xuất bản, năm xuất bản rồi đến trang đầu và trang cuối của chương.

Hướng dẫn của hệ thống Vancouver (xem phụ lục) liệt kê 35 ví dụ về cách trích dẫn các tài liệu thường được tham khảo nhiều nhất. Chúng tôi áp dụng hệ thống Vancouver trong sách này .

Ví dụ tham khảo một chương sách theo thoả thuận Vancouver (5):

&“Jenoudet JP, Massot C. Syndrome de Munchausen. Dans: Rousset H, Vital Duran D, eds. Diagnostics difficiles en médecine interne, volume 1. Paris: Maloine, 1988:127-37”


Trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trong bài viết, bất cứ dẫn chứng nào cũng phải kèm tên tác giả và thời điểm công bố (xuất bản). Nếu tác giả người nước ngoài chỉ cần liệt kê họ. Nếu tài liệu chuyển ngữ sang tiếng Việt, cách dẫn chứng như trên.

Nếu tác giả là người Việt và tài liệu tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài thì liệt kê đầy đủ như chính tác giả đã viết. Sau đây là vài thí dụ :

(1) Dẫn liệu của một tác giả (cách viết này áp dụng chung cho cách viết của đồng tác giả hoặc của nhiều tác giả) * Theo Nair (1987), kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng ... * Hoặc kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng ... (Nair, 1987). * Theo Bùi Xuân An (1996), kỹ thuật túi khí sinh học đã giải quyết .... (trích tài liệu tiếng Việt)* Kỹ thuật túi khí sinh học đã giải quyết ... (B.X. An, 1997). (trích tài liệu tiếng nước ngoài)* Vào năm 1989, Mercado đã báo cáo rằng... Lưu ý rằng các dấu vòng đơn ( ) đặt sát với Năm công bố và cách một ký tự rỗng với từ phía trước, dấu phẩy (,) sát với cụm từ phía trước. Đây cũng là qui luật chung cho việc ngắt câu trong lúc đánh máy. Cách viết sau đây là cách viết sai:* Theo Nair (1987) , kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng ... * Kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng ... (Nair, 1987 )

(2) Dẫn liệu của đồng tác giả thì phải liệt kê đủ hai tác giả, nối với nhau bằng liên từ và. Thí dụ: East và West (1972) đã phát triển một kỹ thuật có giá trị. Không được phép dùng dấu & thay cho từ và trong bài viết.

(3) Dẫn liệu nhiều hơn hai tác giả, chỉ cần nêu tên tác giả thứ nhất và ctv, nă .... giúp duy trì lượng hữu cơ và độ phì trong đất (Kang và ctv, 1984).

(4) Dẫn liệu từ hai tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau, phải liệt kê đủ các tác giả và phân biệt nhau bằng dấu chấm phẩy (;). Thí dụ: Có nhiều loại mô hình thủy lợi đã được phát triển trong các hệ thống canh tác khác nhau (Mahbub và ctv, 1975; Kraazt, 1975).

(5) Nếu dẫn liệu không tìm được tài liệu gốc mà ghi nhận nhờ một tài liệu khác của tác giả khác (hạn chế tối đa hình thức này).

Thư viện Trung Tâm ĐHQG-Hồ Chí Minh sưu tầm 2Briskey (1963) cho rằng ...... (trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Tuân, 1996). Tài liệu tham khảo và sách trích dẫn Tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các tác giả với công trình có liên quan đã được trích dẫn trong luận văn. Các chi tiết phải được ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác để độc giả quan tâm có thể tìm được tài liệu đó. * Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng; khối tiếng Việt sắp xếp trước.

Nếu tài liệu của tác giả người nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào khối tài liệu tiếng Việt. Tác giả là người Việt nhưng tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì liệt kê tài liệu trong khối tiếng nước ngoài. * Mỗi tài liệu tham khảo và các chi tiết liên quan được trình bày trong một cụm từ, dãn dòng đơn (dãn dòng 1). Giữa hai tài liệu cách nhau một dòng trắng. Tên tác giả theo sau số thứ tự nhưng dòng dưới sẽ thụt vào một TAB (1,27 cm).

Ghi tất cả tác giả của tài liệu trích dẫn, dùng liên từ và để nối giữa tác giả cuối cùng với tác giả áp chót. * Số thứ tự đượïc ghi liên tục giữa các tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài. * Tác giả người Việt và tài liệu tiếng Việt: ghi đầy đủ Họ, Họ đệm và Tên, và thứ tự theo Tên. Tài liệu tiếng nước ngoài ghi đầy đủ Họ (không có dấu phẩy theo sau), tiếp theo ghi chữ viết tắt của họ đệm (có dấu chấm) và tên (dấu chấm và dấu phẩy liền sau đó). Tài liệu tiếng nước ngoài đượïc chuyển ngữ sang tiếng Việt thì đưa vào khối tiếng Việt, thứ tự tác giả theo Họ của tác giả nước ngoài.


Ngược lại, tác giả người Việt mà tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài thì thứ tự của tác giả chính là HỌ, và ghi tác giả y như cách viết của tác giả. Sau đây là cách trình bày tài liệu tham khảo * Bài báo đăng trên tạp chí khoa học (ghi đầy đủ tên tác giả, năm xuất bản, tên bài báo, tên tạp chí, Volume, Số Tạp chí, và số trang có bài báo) :

Matthews R.B., and Hunt L.A., 1994. A model describing the growth of cassava (Manihot esculenta L. Crantz). Field Crops Research 36 (4): 69-84. Tên tạp chí (in nghiêng) Volume (Số tạp chí): Trang được tham khảo

El-Hassanin A.S., Labib T.M., and Gaber I.E., 1993. Effect of vegetation Cover and slop o­n runoff and soil losses from the watershed of Burundi. Agriculture, Ecosystems and Environment 43: 301-308. * Sách (phải ghi rõ tên tác giả, người biên tập (nếu có), thời điểm xuất bản, tựa sách đầy đủ (kể cả tựa con, nếu có), volume (nếu có), lần tái bản (nếu có), nhà xuất bản và nơi xuất bản (thành phố, quốc gia) và số trang đã tham khảo hoặc số trang của cuốn sách nếu tham khảo toàn bộ), tên sách được in nghiêng.

Thư viện Trung Tâm ĐHQG-HCM sưu tầm 3Falconer D.S., 1989. Introduction to quantitative genetics. 3rd edition, Longman Scientific & Technical, New York , USA, 437 pages.

Mai Đình Yên, Vũ Trung Trạng, Bùi Lai và Trần Mai Thiêm, 1979. Ngư loại học. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà nội, 300 trang.

* Một chương trong một quyển sách (ghi rõ tên (các) tác giả của chương đó, tên chương được tham khảo, tên sách (in nghiêng), tên tác giả của quyển sách ấy, nhà xuất bản và nơi xuất bản, số trang được tham khảo). Hemsworth P.H., 1990. Mating management. In Pig Production in Australia (Eds. J.A.A. Gardner, A.C. Dunkin and L.C. Lloyd). Butterworth, London, England, pp. 245-257.

* Tập san Báo cáo Hội nghị Khoa học (ghi rõ tác giả và tên bài báo cáo, tên tác giả hiệu đính, tựa (in nghiêng), ngày và địa điểm hội nghị, tên nhà xuất bản). Svánchez M.D., 1998. Feed, animal waste and nutrient balances. In Proceedings of the Regional Workshop o­n Area-Wide Integration of Crop-Livestock Activities, Bangkok, Thailand, 18-20 June 1998. (Eds. Y.W. Ho & Y.K. Chan). FAO/RAP, Thailand, pp. 47-53.

* Luận văn tốt nghiệp, Luận văn Thạc sĩ, Phó Tiến sĩ, Tiến sĩAdhiri P.H., 1990. Physio-morphological responses of upland rice to shade. MSc. thesis, University of the Philippines Los Banos, Philippines. Trần Huyền Công, 1994. Một số đặc điểm sinh học của cá lóc bông (Channa micropeltes). Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Thủy sản, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

* Sách dịchMolxki N.T., 1979. Hoá sinh thịt gia súc (Đặng Đức Dũng dịch). Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà nội, Việt nam, 247 trang. * Tác giả là các Hiệp hội hoặc Tổ chứcAmerican Society of Agronomy, 1988. Publications handbook and style manual.

Thư viện Trung Tâm ĐHQG-HCM sưu tầm 4American Society of Agronomy, Madison, WI., 500pages.

* Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet (ghi rõ tên tác giả, tựa đề, cơ quan (nếu có), tháng, năm, nơi đã tiếp cận và đường dẫn khi truy xuất):

- Anklesaria F., McCahill M., Linder P., Johnson D., Torrey D., and Alberti B., “The Internet Gopher Protocol (a distributed document search and retrieval protocol)”, RFC 1436, University of Minnesota, March 1993. Berners-Lee T., “Hypertext Transfer Protocol (HTTP)”, CERN, November 1993. URL:ftp:/info.cern.ch/pub/www/doc/http-spec.txt.Z


Tài liệu tham khảo

1.Mintz J, Mintz L, Goldstein M. Expressed emotion and relapse in first episodes of schizophrenia. A rejoinder to Macmillan et al. (1986). Br J Psy 1987;151:314-20.

2.Garfield E. How can impact factors be improved. Br Med J 1996;313:411-3.

3.Seglen O. Why the impact factor of journals should not be used for evaluating research. Br Med J 1997;314:498-502.

4.Lacey G de, Record C, Wade J. How accurate are quotations and references in medical journals? Br Med J 1985;291:884-6.

5.Tigertt G. Editor's page. Am J Trop Med Hyg 1988;38:1-2.

6.Evans JT, Nadari HI, Burchell SA.Quotational and reference accuracy in surgical journals. A continuing peer review problem. JAMA 1990;263:1353-4.

7.International Committee of Medical Journal Editors. Uniform requirements for manuscrips submitted to biomedical journals. N Engl J Med 1997;336:309-15 (traduction fran†aise, voir p.149).

8.Goldman L, Loscalzo A. Fate of cardiology research originally published in abstract form. N Engl J Med 1980;303:255-9.

9.Relman AS. How reliable are letters. N Engl J Med 1983;308:1219-20.

10.Garfield E. The integrated Sci-Mate software system. Part 2. The editors slashes the Gordian knot of conflicting reference styles. Curr Contents 17 March 1986;29:3-10.

11.O'Connor M. Standardisation of bibliographical reference systems. Br Med J 1978;1:31-2.

12.ELSE-Ciba Foundation Workshop. Reference in scientific papers: commas cost money. Earth & Life Science Editing 1978;7:18-21.

13.O'Connor M, Whelan J. Reference preferences-results of a survey. Earth & Life Science Editing 1983;20:3-6.

14.Scientific Style and format. The CBE manual for authors, editors and publishers. Cambridge, UK: Cambridge University Press, 1994:825.

15.American Medical Association. Manual of style. A guide for authors and editors. Philadelphia, PA; Williams & Wilkins, 1997:660.

Ngày 12/02/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích