Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 04/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 9 9 9 9 7
Số người đang truy cập
9 0
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Quai bị - có phải là căn bệnh bị lãng quên?

Có sự gia tăng mạnh trong các trường hợp mắc quai bị trong năm nay ở Anh - nhưng bệnh do virus có thể gây ra các tuyến bị sưng và hiếm gặp hơn là tinh hoàn đã xuất hiện từ rất lâu. Trở lại thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Hippocrates được cho là người đầu tiên ghi nhận các triệu chứng của căn bệnh này.

Người thầy thuốc Hy Lạp đã mô tả "sưng phồng... ở tai,và nhiều trường hợp là một bên và ở số lượng lớn nhất ở cả hai bên".Những quan sát của ông chỉ ra dấu hiệu kinh điển rõ ràng của bệnh quai bị - má bị sưng phồng và điều này xuất hiện ở nhiều người bị mắc phải, mặc dù không phải là tất cả.Đây là kết quả của virus quai bị gây ra sưng và viêm của một hoặc cả hai tuyến mang tai - vị trí nằm ở phía trước tai. Việc sưng phồng này có thể dẫn đến khó mở miệng khi nói chuyện, ăn uống và triệu chứng dễ nhận biết này có lẽ đã đặt tên cho căn bệnh này.

'Khuôn mặt chuột đồng'

Quai bị là một từ lạ cho một căn bệnh, và nó không có nguồn gốc rõ ràng. Nó có thể xuất phát từ từ tiếng Anh cổ là sự nhăn nhó xấu xí hay sự hờn dỗi – quai bị hoặc có thể được liên kết với tiếng Iceland về một cái miệng quá tròn hay mumpa - và tiếng Hà Lan nghĩa là giọng nói lẩm bẩm không rõ ràng hay "mompelen". Tuy nhiên, ấn tượng quan trọng hơn cả là sự xuất hiện "khuôn mặt chuột đồng" đặc biệt của căn bệnh này đã ảnh hưởng đến tên gọi của nó. Virus quai bị rất dễ lây lan và có thể truyền qua nước bọt


Nhưngđó không phải là bộ phận duy nhất của cơ thể có thể sưng lên - trong những trường hợp hiếm hoi, tinh hoàn, tuyến tụy, não và buồng trứng cũng có thể bị như thế. Giáo sư Helen Bedford, từ Đại học Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em Hoàng gia nói: "Nó không làm cho bé trai trở nên vô sinh - đó là một chuyện hoang đường". Tuy nhiên, Quai bịnghiêm trọng hơn và đau đớn hơn khi bạn lớn tuổi. Nhức đầu, sốt và đau tai thường kèm theo sưng.


Các tuyến sưng phồng dưới tai là một dấu hiệu kinh điển của bệnh quai bị

Dịch bệnh là phổ biến

Quai bị đã không chỉ xuất hiện trở lại trong năm nay, mặc dù có sự gia tăng các ca mắc. Trước khi vaccine MMR - chữ M thứ hai là viết tắt của quai bị - được sử dụng ở Anh vào năm 1988, thì có 8 trong số 10 người bị quai bị và hầu hết trong số đó là trẻ em ở độ tuổi đi học. Vào thời điểm đó, có 5 trường hợp tử vong mỗi năm do quai bị, chủ yếu là do viêm não hoặc sưng não.

Sau đó, căn bệnh trở nên tương đối hiếm gặp nhưng nó bắt đầu quay trở lại vào những năm 2000s, với đợt bùng phát lớn nhất vào năm 2005 đã tăng lên hơn 43.000 trường hợp ở Anh và xứ Wales.



Số ca bệnh không bao giờ tăng vọt như vậy một lần nữa, nhưng các vụ dịch là phổ biến và các trường hợp quai bị luôn vượt trội so với các trường hợp mắc sởi và rubella mỗi năm. Trẻ vị thành niên và thanh niên ở các trường cao đẳng và đại học hiện là những người có xu hướng bị ảnh hưởng - vì nhiều lý do. Chúng có thể quá tuổi để được chủng ngừa hoặc sử dụng MMR, hoặc có thể chỉ có một liều vaccine hoặc chúng đã tiêm hai liều nhưng việc bảo vệ của vaccine chống quai bị đã hết hiệu lực.

"Vaccine quai bị không hiệu quả như các loại MMR khác, đó là lý do tại sao việc tiêm hai liều là rất quan trọng", giáo sư Bedford nói. Các nhóm thanh niên tiếp xúc gần gũi ở các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng tương tự bởi các đợt bùng phát quai bị. Virus dễ dàng lây lan, qua nước bọt hoặc giọt nhỏ trong khi ho hoặc hắt hơi – một điều hơi giống như cảm và cúm. Giáo sư Bedford nói rằng điều quan trọng là phải nhớ tác động của quai bị (cũng như bệnh sởi và rubella) đối với trẻ em và những người trẻ tuổi. "Quai bị có thể khiến trẻ cảm thấy không được khỏe và nằm trên giường nhiều ngày. "Không phải là không có gì. Có lẽ chúng ta đã quên mất về những căn bệnh này thực sự như thế nào", bà nói.

Ngày 12/06/2019
Lê Thạnh lược dịch
(Nguồn: bbcnews.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích