Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 10/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 3 7 1 6 1
Số người đang truy cập
5 3 4
 Góc thư giản Thế giới đó đây
Béo phì ở trẻ em và tuổi vị thành niên tăng gấp 10 lần trong vòng bốn thập kỷ qua: Nghiên cứu ở Đại học Hoàng gia Luân Đôn và Tổ chức Y tế thế giới

Ngày 11 tháng 10 năm 2017 | LONDON - Theo một nghiên cứu mới của Đại học Hoàng gia London và Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) cho biết số trẻ em và thanh thiếu niên (từ 5 đến 19 tuổi) béo phì trên toàn thế giới đã tăng gấp 10 lần trong bốn thập kỷ qua. Nếu các xu hướng hiện tại tiếp tục thì có nhiều trẻ em và thanh thiếu niên sẽ béo phì hơn mức nhẹ cân vừa và nặng vào năm 2022. Nghiên cứu được công bố trong tạp chí The Lancet trước Ngày thế giới phòng chống béo phì (11 tháng 10).

Báo cáo đã phân tích cân nặng và chiều cao từ gần 130 triệu người trên 5 tuổi (31,5 triệu người trong độ tuổi từ 5 đến 19 và 97,4 triệu người từ 20 tuổi trở lên) làm cho số lượng người tham gia vào nghiên cứu dịch tễ là lớn nhất. Hơn 1.000 người đóng góp tham gia vào nghiên cứu này, xem xét chỉ số khối cơ thể (BMI) và mức độ béo phì đã thay đổi như thế nào trên toàn thế giới từ năm 1975 đến năm 2016. Tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới tăng từ dưới 1% (tương đương 5 triệu bé gái và 6 triệu bé trai) vào năm 1975 lên gần 6% ở bé gái (50 triệu) và gần 8% ở bé trai (74 triệu) vào năm 2016. Kết hợp, số người béo phì ở độ tuổi từ 5 đến 19 đã tăng hơn 10 lần trên toàn cầu, từ 11 triệu vào năm 1975 lên 124 triệu vào năm 2016. Thêm 213 triệu người thừa cân vào năm 2016 nhưng đã giảm xuống dưới ngưỡng béo phì.

Tiếp thị thực phẩm, chính sách, giá cả đứng sau sự gia tăng béo phì

Theo giáo sư Majid Ezzati của Trường Y tế Công cộng, trong bốn thập kỷ qua, tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên đã gia tăng mạnh trên toàn cầu và tiếp tục như vậy ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Gần đây, tỷ lệ này giữ nguyên ở các nước có thu nhập cao hơn, mặc dù mức độ béo phì vẫn còn cao không thể chấp nhận được.


Hình 1


Thế giới sẽ có nhiều trẻ em và thanh thiếu niên béo phì hơn là nhẹ cân vào năm 2022

Giáo sư Ezzati cho biết thêm những xu hướng đáng lo ngại này phản ánh tác động của tiếp thị thực phẩm và các chính sách trên toàn cầu, với các thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh quá đắt đối với các gia đình và cộng đồng nghèo. Khuynh hướng này dự báo một thế hệ trẻ em và thanh thiếu niên gia tăng béo phì và tạo ra nguy cơ lớn về một số bệnh như bệnh tiểu đường, Chúng ta cần những cách để tạo ra các loại thực phẩm bổ dưỡng, lành mạnh hơn sẵn có tại nhà và trường học, đặc biệt là ở các gia đình và cộng đồng nghèo, các quy định và thuế để bảo vệ trẻ em tránhnhững thực phẩm không lành mạnh.

Nhiều trẻ từ 5 đến 19 tuổi béo phì hơn thiếu cân vào năm 2022 nhưng thiếu cân vẫn tồn tại ở các vùng nghèo

Các tác giả nói rằng nếu xu hướng sau năm 2000 tiếp tục, mức độ béo phì của trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn cầu sẽ vượt trội hơn mức độ nhẹ cân vừa và nặng cùng độ tuổi vào năm 2022. Vào năm 2016, số trẻ em trai và gái có tỷ lệ nhẹ cân vừa phải hoặc nặng tương ứng là 75 triệu và 117 triệu. Tuy nhiên, số lượng trẻ em và thanh thiếu niên bị thiếu cân nặng ở mức vừa phải hoặc nặng vào năm 2016 (75 triệu trẻ em gái và 117 triệu trẻ trai) vẫn là một thách thức lớn đối với sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là ở những nơi nghèo nhất trên thế giới. Điều này phản ánh mối đe dọa do suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức, trong đó có những thanh thiếu niên thiếu cân và thừa cân sống trong cùng một cộng đồng.

Trẻ em và thanh thiếu niên đã chuyển đổi nhanh chóng từ hầu hết nhẹ cân sang thừa cân ở nhiều quốc gia có thu nhập trung bình, bao gồm ở Đông Á, châu Mỹ La tinh và vùng Caribe. Các tác giả cho rằng điều này có thể phản ánh sự gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu năng lượng, đặc biệt là các carbohydrate được chế biến cao, dẫn đến tăng cân và mang lại sức khoẻ cả đời kém.

Tiến sĩ Fiona Bull, điều phối viên chương trình giám sát và dự phòng các bệnh không lây nhiễm ở người của TCYTTG, cho biết: "Những dữ liệu này nhấn mạnh, nhắc nhở và củng cố rằng thừa cân và béo phì là một cuộc khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu hiện nay và đe dọa sẽ xấu đi trong những năm tới trừ khi chúng ta bắt đầu hành động quyết liệt. "


Hình 2

Các giải pháp hiện có làm giảm béo phì ở trẻ em và tuổi vị thành niên

Kết hợp với việc đưa ra ước tính béo phì mới, TCYTTG đang công bố một bản tóm tắt kế hoạch thực hiện chấm dứt béo phì ở trẻ nhỏ (Ending Childhood Obesity-ECHO). Kế hoạch này cho phép các nước hướng dẫn rõ ràng về các hành động có hiệu quả để kiềm chế béo phì ở trẻ em và vị thành niên. TCYTTG cũng đã ban hành hướng dẫn kêu gọi các nhân viên y tế tuyến đầu xác định vàxử lý trẻ em thừa cân hoặc béo phì một cách tích cực.

Tiến sĩ Bull nói thêm rằng TCYTTG khuyến khích các quốc gia thực hiện các nỗ lực nhằm giải quyết các môi trường mà hiện nay đang làm tăng khả năng béo phì ở con em chúng ta. Các quốc gia nên nhắm mục tiêu đặc biệt nhằm giảm tiêu thụ các loại thực phẩm rẻ, siêu chế biến, giàu calorie, thực phẩm nghèo dinh dưỡng. Họ cũng nên giảm thời gian trẻ em dành cho các hoạt động giải trí và hoạt động nghỉ ngơi trên màn hình bằng cách thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn vào hoạt động thể chất thông qua hoạt động vui chơi giải trí và thể thao. "

Bài báo trình bày dữ liệu toàn diện đầu tiên về nhẹ cân đến béo phì cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 đến 19 tuổi và đưa ra những phát hiện gây sửng sốt về số lượng ngày càng tăng và tỷ lệ người trẻ bị ảnh hưởng bởi béo phì. Nghiên cứu tính toán và so sánh chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index -BMI) giữa trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn từ năm 1975 đến năm 2016 và đưa ra dự báo dựa trên xu hướng hiện tại về mức độ béo phì.

BMI là cách đo trọng lượng và khối lượng cơ thể (chỉ số khối cân nặng) của người với chiều cao, và cho biết cân nặng của họ có khỏe mạnh hay không. Tính BMI là cách đơn giản nhất để đánh giá tình trạng cân nặng của một người và là công cụ phổ biến nhất dùng để xác định tình trạng nhẹ cân, khỏe mạnh, thừa cân và béo phì. Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên, BMI của họ được điều chỉnh theo tuổi và giới tính bằng cách sử dụng đường cong tham chiếu tăng trưởng của TCYTTG.

Hành động nhằm kiềm chế bệnh béo phì là một yếu tố quan trọng của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững. Các chỉ tiêu 3,4 trong Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goal-SDG) cam kết thế giới làm giảm tử vong sớm do các NCDs tới một phần ba vào năm 2030, bao gồm cả việc ngăn ngừa bệnh béo phì. Chỉ tiêu 2.2 trong SDG cam kết thế giới chấm dứt tất cả các thể suy dinh dưỡng vào năm 2030, bao gồm thừa cân và béo phì. Ngoài ra, mục tiêu trong Thập kỷ hành động về dinh dưỡng của Liên Hợp Quốc (2016-2025) là thúc đẩy hợp tác giữa các ngành và các bên liên quan nhằm chấm dứt tình trạng suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức. Các bọ dữ liệu cũng cho thấy vào năm 2016, có 50 triệu bé gái và 74 triệu trẻ trai bị béo phì trên thế giới, trong khi con sốtrẻ em gái và trai nhẹ cân vừa và nặng trên toàn cầu là 75 triệu và 117 triệu.

Số lượng người lớn béo phì đã tăng từ 100 triệu vào năm 1975 (69 triệu phụ nữ, 31 triệu đàn ông) lên 671 triệu vào năm 2016 (390 triệu phụ nữ, 281 triệu đàn ông). Một 1,3 tỷ người lớn khác đã thừa cân, nhưng đã giảm xuống dưới ngưỡng béo phì.


Hình 3

Dữ liệu khu vực / quốc gia về béo phì, BMI và nhẹ cân

Béo phì:

Sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở châu Á, gần đây đã tăng nhanh. Mặt khác, sự gia tăng béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên ở các nước có thu nhập cao đã chậm lại và giữ nguyên. Năm 2016, tỷ lệ béo phì cao nhất ở Polynesia và Micronesia ở nam và nữ, ở nữ giới là 25,4% và ở nam là 22,4%, tiếp theo là khu vực nói tiếng Anh có thu nhập cao bao gồm Mỹ, Canada, Úc, New Zealand , Ireland và Vương quốc Anh.

Các khu vực trên thế giới có số trẻ em và thanh thiếu niên béo phì lớn nhất là Đông Á, khu vực nói tiếng Anh có thu nhập cao, Trung Đông và Bắc Phi. Nauru là nước có tỉ lệ béo phì cao nhất ở nữ giới (33,4%), và quần đảo Cook có tỷ lệ nam giới cao nhất (33,3%). Ở châu Âu, các bé gái ở Malta và trẻ em trai ở Hy Lạp có tỷ lệ béo phì cao nhất, lần lượt là 11,3% và 16,7% dân số. Các bé gái và trai ở Moldova có tỷ lệ béo phì thấp nhất, lần lượt là 3,2% và 5% dân số.

Các bé gái ở Anh có tỷ lệ béo phì cao thứ 73 trên thế giới (thứ 6 ở châu Âu); các bé trai có tỷ lệ béo phì cao thứ 84 trên thế giới (thứ 18 ở châu Âu). Các bé gái ở Mỹ có tỷ lệ béo phì cao thứ 15 trên thế giới; các bé trai có tỷ lệ béo phì cao thứ 12 trên thế giới. Trong số các nước có thu nhập cao, Mỹ có tỷ lệ béo phì cao nhất đối với trẻ em gái và trẻ em trai.

BMI:

Sự gia tăng lớn nhất về BMI của trẻ em và thanh thiếu niên trong suốt bốn thập kỷ là ở Polynesia và Micronesia cho cả nam và nữ và ở vùng Trung Mỹ cho trẻ em gái. Sự gia tăng nhỏ nhất trong chỉ số BMI của trẻ em và thanh thiếu niên trong suốt bốn thập kỷ được bao phủ trong nghiên cứu đã được thấy ở Đông Âu. Quốc gia có chỉ số BMI cao nhất đối với trẻ em gái là Samoa, tăng 5,6 kg / m2 và đối với trẻ em trai là Quần đảo Cook tăng 4,4 kg/m2.


Hình 4

Nhẹ cân:

Ấn Độ có tỷ lệ trẻ nhẹ cân trung bình và nặng trong suốt bốn thập kỷ qua (24,4% số bé gái và 39,3% trẻ trai bị nhẹ cân vừa hoặc nặng vào năm 1975, và 22,7% và 30,7% vào năm 2016). 97 triệu trẻ em và thanh thiếu niên nhẹ cân vừa và nặng trên thế giới sống ở Ấn Độ vào năm 2016.

Ngày 24/10/2017
ThsBs Lê Thạnh
(Biên dịch)
(Nguồn: who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích