Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 10/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 3 6 9 6 6
Số người đang truy cập
5 3 1
 Góc thư giản Thế giới đó đây
(ảnh sưu tầm)
10 điều thú vị về loài muỗi: nhỏ bé nhưng nguy hiểm hơn cả hổ, báo, cá sấu…

Theo tiếng Tây Ban Nha, “muỗi” có nghĩa là “côn trùng bé nhỏ”, tuy nhiên người ta xếp chúng vào loại côn trùng nguy hiểm nhất, hơn cả hổ báo, cá sấu. Muỗi là thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, thuộc bộ hai cánh. Chúng có một đôi cánh cứng, một cái vòi dài dùng để hút máu, thân mỏng và chân dài. Kích thước thay đổi theo loài, nặng trung bình khoảng 2-2,5 mg và có thể bay với tốc độ 1,5-2,5 km/h.

Loài côn trùng này có vòng đời biến hóa hoàn toàn: trứng, ấu trùng (bọ gậy), nhộng (lăng quăng) và trưởng thành.

Muỗi đẻ trứng trên mặt nước, mất khoảng 2-3 ngày để trứng nở thành ấu trùng (bọ gậy). Bọ gậy không có chân nhưng có đầu, bơi được trong nước. Bọ gậy phát triển tốt ở khu vực có khí hậu ấm áp như Việt Nam, các nước châu Phi. Trong điều kiện thuận lợi, bọ gậy cần 4-7 ngày để biến đổi thành lăng quăng, tiếp tục sống trong nước từ 1- 3 ngày. Đầu và ngực của lăng quăng phồng lên và được bao phủ bởi lớp vỏ và hai ống hô hấp. Khi sẵn sàng, lăng quăng ngoi lên mặt nước và lớp vỏ của chúng nứt ra. Những con muỗi này sẽ hoạt động trên mặt nước đến khi chúng đủ cứng cáp để bay đi. Muỗi trưởng thành sẽ có đầy đủ các bộ phận như: đầu, ngực, bụng, cánh, đôi mắt kép và râu.

Tuy nhiên, loài này có tuổi thọ khá ngắn, muỗi cái có tuổi thọ khoảng 20 ngày, còn muỗi đực có thể sống khoảng 10-15 ngày. Muỗi cái sống trung bình khoảng 2 tháng và đẻ trung bình khoảng 6 đến 8 lần.


Hình 1

Muỗi đẻ trứng ở mặt nước, mỗi lần đẻ khoảng 100-400 trứng, hình dáng của trứng cũng thay đổi tùy theo loài, trung bình dài 0,5 mm. Trứng nở sau 2-3 ngày và sau khoảng 1 tuần nữa là thành muỗi có thể bay đi tấn công người. Dưới đây là 10 điều thú vị về loài muỗi có thể bạn chưa biết:

1. Mùi sôcôla làm chúng bối rối

Khí cacbon điôxít (CO2) mà chúng ta thở ra gây kích thích và thu hút muỗi, nhưng rõ ràng chúng ta không thể ngừng thở để ngăn ngừa những cuộc tấn công vụng trộm của chúng. Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng: mùi bạc hà, mùi trái cây hay mùi sô cô la caramen có thể làm vô hiệu hóa bộ phận nhận biết khí CO2 của muỗi, khiến chúng khó gặp khăn trong việc tìm “bữa tối” của mình.

2. Vì sao muỗi thường vo ve trong tai chúng ta?

Muỗi có thể nhận biết khí CO2 cách 100 bước chân. Khi con người thở ra khí CO2 qua mũi và miệng nên muỗi bị thu hút xung quanh đầu chúng ta.

Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận bức xạ nhiệt, nhạy cảm với khí CO2 và một số mùi trong mồ hôi. Ngoài ra, muỗi có thể cảm nhận tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ dàng tìm đến động vật và chim máu nóng.


Hình 2

3. Muỗi đực không chích chúng ta

Khoa học đã chứng minh được, muỗi cái mới chính là thủ phạm khiến chúng ta khổ sở, khó chịu, muỗi cái hút máu người để bổ sung protein nuôi dưỡng trứng. 

Muỗi đực hút nhựa cây hoặc trái cây để sống. Vì vậy mới có câu chuyện vui khi con muỗi đốt 1 người đàn ông thì con muỗi van xin mình đang mang trong mình giọt máu của anh (mang bầu) để không lỡ hạ tay giết chúng.

Hóa thạch cổ nhất về loại muỗi tìm thấy trong một miếng hổ phách ở Canada được xác định có niên đại khoảng 79 triệu năm. Sinh vật khó chịu này đã theo chúng ta từ rất lâu rồi, nên cũng không sai khi nói có “duyện nợ” với nhau!

4. Vì sao khi bị muỗi chích gây ngứa da?

Trong khi đốt, muỗi sử dụng 2 ống kim: một ống để hút màu và ống còn lại chứa chất giảm đau nhẹ (đánh lạc hướng đối phương) và chất chống đông máu giúp chúng dễ dàng thưởng thức bữa tiệc hơn.

Nhưng thật không may cho chúng, hầu hết chúng ta đều có sự miễn dịch tự nhiên với nước bọt của muỗi chứa trong histamin và gây ra cảm giác ngứa.

5. Alexander Đại đế đã chết do muỗi cắn?

Alexander Đại đế, vua của Macedonia và người chinh phục đế quốc Ba tư, chưa bao giờ thất bại và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất lịch sử. Nhưng có lẽ ông đã bị đánh bại trong trận chiến cuối cùng của mình với virut West Nile. Một bài báo được công bố năm 2003 đã bàn về việc một con muỗi mang virut làm ông không thể làm được gì vào cuối đời.


Hình 3

6. Muỗi là côn trùng bay chậm nhất

Nhìn rất giống những chiếc máy bay trực thăng, cân nặng trung bình từ 2 đến 2,5 miligram, tưởng chừng điều này cho phép chúng bay nhanh hơn nhưng trái lại. Muỗi bay với tốc độ 1 đến 1,5 dặm mỗi giờ, khiến chúng bị xếp vào loài côn trùng bay chậm nhất.

7. Muỗi là sinh vật nguy hiểm nhất thế giới…

Muỗi là sinh vật trung gian gây dịch sốt xuất huyết ở nhiều nước trên thế giới Hổ, cá mập, rắn ư? Thực ra, muỗi mới là sinh vật nguy hiểm nhất trong các sinh vật gây chết người trên thế giới. Một con muỗi sốt rét có thể chích hơn 100 người, theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 45 giây ở châu Phi có một trẻ em chết do sốt rét.


Hình 4

8. Nguyên nhân của những tiếng vo ve

Tiếng vo ve bạn hay nghe thấy khi muỗi xuất hiện là kết quả của viêc đập cánh nhanh và liên tục của chúng. Khi tìm kiếm bạn tình, muỗi phụ thuộc hoàn toàn vào âm thanh mà chúng tạo ra.

Muỗi đực có khả năng xác định muỗi cái để giao phối bằng cách tạo ra tần số cao hơn khi vỗ cặp cánh của chúng, thỉnh thoảng có thể lên đến 500 lần trên một giây. Sau đó chúng sẽ vỗ cánh đồng bộ khi tìm được đối tác hoàn hảo.

9. Muỗi ít khi đi xa!

Từ trứng phát triển thành muỗi trưởng thành phải mất ít nhất 4 ngày, nhưng hầu như trong cuộc đời mình, muỗi không bao giờ dám lang thang đi xa.

Trừ lúc làm tổ nó phải di chuyển khoảng từ 1,6-2,5 km xa nhà còn đâu nó rất hiếm khi đi xa quá bán kính 1,6 km trong vòng đời ngắn ngủi của nó.


Hình 5

10. Muỗi với cái dạ dày không đáy?

Dù đã chọn thức ăn là máu có thành phần dinh dưỡng rất tinh tuý nhưng chúng vẫn rất tham lam trong việc ăn uống. Mặc dù với kích thước nhỏ bé, chúng có thể hút máu gấp 3 lần trọng lượng cơ thể của mình.

 

 

Ngày 29/11/2018
BBT Website
(st)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích