Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 4 4 1
Số người đang truy cập
6 3
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề cần được quan tâm giải quyết

80% thực phẩm bán ngoài chợ chưa được kiểm soát an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với đại diện các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế, những năm gần đây, vấn đề an toàn thực phẩm được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Chính vì vậy, đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030. Trong đó, mục tiêu đến năm 2015 có 70% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; 80% người quản lý; 79% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm; 100% địa phương hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, 100% siêu thị được kiểm soát an toàn thực phẩm, 50% chợ được quy hoạch và kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát)…

 

Chia sẻ câu chuyện nhiều gia đình ở Việt Nam đầu tư máy lọc nước riêng và thường chọn lựa nguồn thực phẩm tại các cửa hàng thực phẩm sạch hoăc tìm kiếm nguồn thực phẩm từ quê để đảm bảo an toàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết hiện còn tới 80% thực phẩm được mua bán tại các chợ nhỏ lẻ chưa được kiểm soát đầy đủ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáng chú ý nguồn cung cấp nông sản, thực phẩm hiện đến từ khoảng 9 triệu hộ nông dân sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ý thức trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng dẫn một thực tế nông sản, thực phẩm sản xuất trên quy mô lớn để xuất khẩu hay cung cấp cho hệ thống các siêu thị thường được đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm và có chấn chỉnh ngay nếu có vấn đề còn thực phẩm bán ngoài chợ không có được quy trình như vậy.

Phó Thủ tướng cho rằng, ngoài việc giải quyết những vấn đề an toàn thực phẩm như chênh lệch về chất lượng giữa hàng bán ngoài chợ và hàng bán trong siêu thị; kiểm soát việc nhập lậu các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng; dư lượng chất cấm trong nông sản, thực phẩm…, cần đặc biệt quan tâm đến khâu tổ chức sản xuất, phân phối nông sản, thực phẩm tại các chợ. Đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm ở khâu phân phối, Phó Thủ tướng đề nghị: về dài hạn cần phát triển nhanh hệ thống phân phối theo chuỗi siêu thị; đồng thời tổ chức mạng lưới các hộ nông dân cung cấp thực phẩm tươi, sạch. Trong thời gian trước mắt, cần tiếp tục triển khai đặt máy xét nghiệm an toàn thực phẩm lưu động tại chợ để thuận tiện cho công tác kiểm tra. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương rà soát lại toàn bộ hệ thống trung tâm, phòng thí nghiệm kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm trên tinh thần kết hợp với cơ sở nghiên cứu khoa học và có kế hoạch từng bước nâng cấp, tăng cường năng lực cho các trung tâm này.

Đồng tình với các ý kiến của Phó Thủ tướng, đại diện các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành, thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện các các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm..

Lại bùng phát nạn dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi

Dù chất tạo nạc đã bị cấm trong chăn nuôi nhưng do lợi nhuận, nhiều người vẫn bất chấp để sử dụng các chất cấm này. Thậm chí nhiều lô lợn xuất phát từ các “ông lớn” trong ngành chăn nuôi cũng “dính” chất cấm do cách quản lý chưa đến nơi đến chốn của các doanh nghiệp này.

Các chi cục thú y chỉ phối hợp “trên báo cáo”

Nhận thông tin báo chí về tình trạng sử dụng chất cấm (chất tạo nạc) trong chăn nuôi vẫn tiếp diễn, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát, Thanh tra Bộ đã thành lập Đoàn công tác đặc biệt (gồm Thanh tra Bộ, đại diện Cục C46, Bộ Công an, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi) về tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn, tập trung ở các tỉnh phía Nam.

 

Làm việc với Đoàn công tác, Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, đã lấy 227 mẫu nước tiểu tại các đàn lợn giết mổ của 51 lô, phát hiện 31 mẫu dương tính Salbutamol với hàm lượng rất cao, từ 80ppb-1.300ppb, trong khi đó, mức khuyến cáo ở ngưỡng an toàn cho sức khỏe con người là 2ppb. Trong 7 lô trên, 4 lô có nguồn gốc từ Đồng Nai, 2 lô của Tiền Giang và 1 lô của Long An. Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh đã có công văn gửi cho các địa phương để xử lý.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT) cho rằng, khi nhận được công văn đề nghị phối hợp xử lý của Chi cục  Thú y TP Hồ Chí Minh về tình trạng một số trang trại chăn nuôi ở Đồng Nai sử dụng chất cấm, Chi cục Thú y Đồng Nai đã thực hiện không đúng yêu cầu đặt ra. “Chi cục chỉ lấy mẫu kiểm tra nước tiểu tại các nơi kiểm dịch gốc và dừng lại ở đó”, ông Dũng nói.

Cũng tại tỉnh Đồng Nai, ông Hoàng Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, Chi cục Thú y tỉnh đã kiểm tra 44 trang trại trong gần 2.000 trang trại trên địa bàn, phát hiện đến 14 trang trại (chủ yếu tại các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, TP Biên Hòa) có lợn dương tính với Salbutamol. Ngoài ra, lực lượng  Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh này cũng phát hiện 1 đại lý bán sản phẩm chứa chất tạo nạc. Đoàn công tác chỉ ra những kẽ hở trong hoạt động kiểm dịch, hoạt động kiểm soát đàn lợn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

“Ông lớn” cũng dính…

Đoàn công tác cũng xác định một số “ông lớn” trong ngành chăn nuôi như Công ty ANCO, Công ty CP cũng liên quan đến những “phi vụ lợn dính chất cấm”. Nguyên nhân là các doanh nghiệp này giao phiếu tiêm phòng vaccin và giấy xuất bán cho thương lái nhưng không có biện pháp theo dõi hay kiểm soát. Đoàn công tác đã đề nghị Chi cục Thú y Đồng Nai cử cán bộ trực tiếp theo dõi việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho Công ty ANCO cũng như đề nghị Công ty phối hợp với cơ quan thú y và PC46, Công an tỉnh Đồng Nai điều tra làm rõ nguyên nhân heo xuất bán cho các thương lái có chất cấm Salbutamol. Công ty CP cũng được yêu cầu tìm giải pháp quản lý những trang trại công ty và vệ tinh của công ty trong việc đảm bảo không sử dụng chất cấm.

Theo Thanh tra Bộ NN&PTNT, một số trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ (100-200 con lợn) chất lượng con giống kém nên đưa chất cấm vào sử dụng trong quá trình chăn nuôi để tăng trọng, nhằm thu lợi bất chính. Một số cá nhân, thương lái thuê lại các trang trại chăn nuôi rồi thu mua lợn đã xuất chuồng của các công ty để sử dụng chất cấm nuôi thúc vỗ béo.

Tính ra, lợn nuôi nhốt và sử dụng chất cấm trong 10 - 30 ngày sẽ tăng trọng 20 - 30kg. Trừ chi phí, mỗi con lợn sẽ tăng lợi nhuận từ 500.000 - 1 triệu đồng. Chưa kể việc quay vòng phiếu tiêm phòng, hợp thức hóa thủ tục để tiến hành xin cấp giấy kiểm dịch của cơ quan thú y.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nguyên nhân khiến tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lại “bùng” lên, một phần vì giá lợn cao, thời gian qua giữ ở mức 45.000-47.000 đồng/kg lợn hơi khiến nhiều người hám lợi, làm việc phi pháp. “Có tình trạng thương lái ép người nuôi dùng chất cấm, bung đùi, nở mông cho lợn đẹp, nhiều nạc, dễ bán. Một số địa phương thì không kiểm soát chặt”, ông Nguyễn Xuân Dương nhận định.

Thêm nữa, việc trao đổi thông tin, báo cáo của các đơn vị chức năng ở dưới địa phương chậm trễ, việc vào cuộc để truy xuất nguồn gốc là chưa quyết liệt. Thậm chí nhiều sự việc Bộ NN&PTNT chỉ nắm thông tin qua báo đài. “Việc phối hợp giữa các cơ quan thuộc Sở NN&PTNT với cơ quan Công an là chưa tốt, chưa kịp thời. Cũng theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, chế tài xử lý đối với hành vi dùng chất cấm trong chăn nuôi đã khá nặng và đầy đủ. “Trong Bộ luật Hình sự cũng đã quy định hành vi vi phạm này, cốt yếu vẫn là sự vào cuộc từ ngành nông nghiệp tới các cơ quan, địa phương”, ông Nguyễn Xuân Dương khẳng định.
 

“Chất tạo nạc” là tên gọi nôm na dành cho nhóm chất hóa học có đặc tính khiến vật nuôi tăng lượng nạc, giảm mỡ. Vào năm 2010, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 54 quy định chi tiết về kiểm tra các chất tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi, trong đó có 3 chất đặc biệt đáng chú ý là Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol. Vào năm 2010, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 54 quy định chi tiết về kiểm tra các chất tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi, trong đó có 3 chất đặc biệt đáng chú ý là Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol. Ở Việt Nam, chất được sử dụng phổ biến nhất là Salbutamol. Trong cơ thể vật nuôi, tồn dư của Salbutamol được bài tiết dần qua nước tiểu nhưng vẫn bị tích lũy lâu trong gan, thận, mỡ và không bị phân hủy khi nấu chín ở nhiệt độ cao.


Báo động vấn nạn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Trong tháng 8, Thanh tra Bộ NN&PTNT tiến hành 1 cuộc thanh tra đột xuất, xác minh và xử lý việc sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi tại các tỉnh Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, và TPHCM. Kết quả cho thấy, tình trạng này có dấu hiệu gia tăng đáng báo động.

Phát biểu tại cuộc họp báo do Bộ NN&PTNT tổ chức cuối ngày 31/8 tại Hà Nội, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra Bộ cho biết: Chi cục Thú y TPHCM đã lấy 227 mẫu nước tiểu heo giết mổ thuộc 51 lô, và phát hiện 31 mẫu dương tính với hàm lượng cao từ 80 ppb – 1,300 ppb, so với mức quy định là 20 ppb, thuộc 7 lô heo gồm 4 lô của Đồng Nai, 2 lô của Tiền Giang và 1 lô của Long An.

Đoàn thanh tra Bộ đã đến làm việc với Sở NN&PTNT Đồng Nai và nhận thấy tình hình rất phức tạp. Chi cục Thú y tỉnh đã kiểm tra 44 trang trại trong gần 2.000 trang trại trên địa bàn và phát hiện 14 trang trại có heo dương tính với Salbutamol (chất tạo nạc) và Chi cục đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và có 2 huyện phải cưỡng chế thi hành do ý thức của người chăn nuôi không cao.

Ngoài ra, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai cũng cho biết: Sự vào cuộc của các tỉnh rất chậm, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, sở NN&PTNT và cơ quan công an chưa kịp thời. Khi Thanh tra Bộ lam việc với cảnh sát PC46 thì hồ sơ chưa được chuyển sang mặc dù thông tin về các chủ trang trại có heo dùng chất cấm đã được thông báo rộng rãi trên các phương tiện báo đài. Việc truy xuất nguồn gốc chậm mặc dù Chi cục Thú y TPHCM đã gửi thông báo cho Chi cục Thú y và Sở NN&PTNT Đồng Nai. Hiện hai lực lượng công an PC46, PC49 đang phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai để tìm nguồn cung cấp Salbutamol.

Làm việc với 2 Công ty Enco và Công ty CP, Thanh tra Bộ cũng phát hiện Công ty CP có 2 trang trại có chất cấm, mặc dù họ đã ký hợp đồng không sử dụng chất cấm trong quá trình nuôi heo nhưng khâu giám sát còn kém. Sau khi bị phát hiện, Công ty đã ra văn bản yêu cầu kiểm tra nước tiểu tất cả các lô heo để phát hiện chất cấm. Với công ty Enco, gần đây thương lái có hành vi mua lại các heo xuất chuồng sau đó về vỗ béo trong thời gian từ 5-30 ngày bằng việc sử dụng chất cấm. Công ty này có tổng đàn lên tới 95.000 con nuôi tại các trang trại và mỗi tháng xuất khẩu 14.000 con heo nên việc kiểm soát này rất cần thiết.

 
Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra Bộ NN&PTNT phát biểu tại cuộc họp

Thanh tra Bộ yêu cầu 2 công ty này lấy 1 mẫu nước tiểu và 1 mẫu thức ăn để kiểm tra chất cấm. Ngoài ra, các công ty phải giám sát heo khi đi xuất chuồng và quan tâm đến khâu kiểm dịch. Hiện dư luận nhân dân Đồng Nai đang rất phẫn nộ khi thương lái tạo sức ép để người chăn nuôi dùng chất cấm để vỗ béo cho heo và thu mua với giá cao hơn. Do vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của chất cấm với sức khỏe con người và đẩy mạnh tố cáo để xử lý vi phạm. Việc xử lý vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở Long An và Tiền Giang cũng tương tự như ở Đồng Nai, các cơ quan liên quan vào cuộc rất chậm. Cơ quan thanh tra nhận được thông tin vi phạm thông qua báo đài chứ không phải phản ánh từ địa phương.

Mặc dù Thanh tra Bộ tiến hành kiểm tra và các cơ quan báo đài đưa tin nhưng thực tế chưa dừng và chấm dứt các hành vi vi phạm,” ông Dũng nói.

Thanh tra liên ngành phối hợp với thanh tra tỉnh Tiền Giang vừa kiểm tra 38 mẫu nước tiểu thì 25 mẫu dương tính với Salbutamol. Kiểm tra 16 mẫu nước tiểu và 4 mẫu thức ăn bổ sung ở Bến Tre thì phát hiện 4 mẫu dương tính, ở Tây Ninh phát hiện 2 mẫu dương tính với Salbutamol.

Qua thanh tra đột xuất tại Công ty Khoa Nguyên – Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn cũng đã xử phạt vi phạm hành chính số tiền 442 triệu đồng do sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất sản phẩm thuốc thú y không có trong danh mục, đồng thời tạm đình chỉ sản xuất thức ăn bổ sung 1 tháng và đình chỉ hoàn toàn việc sản xuất thuốc thú y tại cơ sở này.

Ngoài ra, tại Chi cục Thú y Vĩnh Long vừa qua cũng phát hiện 1 sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chất cấm Salbutamol với hàm lượng rất cao, tới 3.160 ppb, so với mức cho phép là 50 ppp. Sản phảm này do Công ty Cường Phát đặt hàng Công ty Bắc Âu Mỹ ở Long Thành, Đồng Nai. Thanh tra Bộ cũng phát hiện 10 mặt hàng thức ăn bổ sung không có trong danh mục do Công ty Thuốc Thú y Cường Phát sản xuất và đề nghị xử phạt 340 triệu đồng. Hiện thanh tra Bộ đang phối hợp với các cơ quan công an để truy xuất nguồn gốc thức ăn có chất cấm do Công ty Bắc Âu Mỹ sản xuất. “Việc sử dụng chất cấm trong chă nuôi và trong sản xuất thức ăn chăn nuôi là đáng báo động…Cần ngăn chặn, xử lý nghiêm và hình sự hóa các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi,” ông Dũng nhấn mạnh.

Thương lái mua sầu riêng non giá cao để nhúng thuốc

Một thương lái chuyên thu mua sầu riêng ở huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) tiết lộ trái sầu riêng cắt quá non như vậy phải nhúng thuốc mới chín được. Thế nhưng hiện các thương lái đang ồ ạt, tranh nhau thu mua sầu riêng non cho dù giá lên tới 32.000 đồng/kg. Việc thu mua diễn ra mạnh mẽ với giá cao nhiều nhà vườn đua nhau bán. Tuy nhiên nhiều ý kiến lo ngại cũng được đưa ra.

Theo đại diện các HTX ại Đồng Nai, hiện tượng này từng xảy ra trước đó, khi vào đầu vụ thương lái đua nhau mua khiến giá sầu riêng tăng cao, khi thương lái ngưng mua, giá rớt thê thảm và những nhà vườn làm ăn chính đáng bị ảnh hưởng. Một thương lái chuyên thu mua sầu riêng ở huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) tiết lộ trái sầu riêng cắt quá non như vậy phải nhúng thuốc mới chín được. Vì này cũng cho biết, các thương lái thu mua hàng này chủ yếu bán cho thị trường dễ dãi như Trung Quốc.

 

Thế nhưng trên thực tế các thương lái thường xuyên mua sầu riêng theo cả vườn, dù non hay già đều được thu hái một lượt và nhúng thuốc ép chín và bán nhiều ở thị trường miền bắc. Tờ Một thế giới đưa thông tin, việc pha các loại thuốc xử lý trái sầu riêng như sau:

-  Một loại thuốc làm cho trái sầu riêng từ sống chuyển sang chín vàng (theo lời chị Thắm nói chỉ 2 ngày sau là trái chín ăn được ngay ) thuốc dạng nước có tên là “Trái chín”;

-  Một Thuốc làm cho trái sầu riêng không bị thối khi để lâu, dạng thuốc nước có tên là Agrifos;

-  Một loại thuốc bột màu vàng không có tên công dụng làm cho cơm trái sầu riêng từ trắng chuyển sang màu vàng, làm trái không bị sượng.

Các loại thuốc trên được pha chung trong một xô nước sau đó người ta đem lần lượt từ trái sầu riêng ngâm vào trong xô nước đó rồi lấy ra đóng thùng đem đi bán ở Sài gòn, hoặc miền bắc…

Rùng mình công nghệ phù phép trái cây chín bằng hóa chất

Chỉ sau một ngày, những quả mít xanh được tiêm hóa chất sẽ biến thành mít chín, trông bắt mắt và bắt đầu được phân phối đến các chợ. Tình trạng trái cây Việt Nam bị ngâm tẩm, tiêm chích hóa chất độc hại được bày bán tràn lan trên thị trường vốn đã là vấn đề không còn xa lạ. Tại các chợ, những trái mít, sầu riêng, nải chuối... chín vàng ươm cùng màu sắc bắt mắt được bày bán la liệt nhưng ai có thể biết chắc rằng những trái cây này an toàn trong sử dụng.

Trong vai một người bán trái cây đi tìm mua hóa chất về bảo quản, chúng tôi tìm đến chợ Kim Biên (quận 6, TP. HỒ Chí Minh) để tìm hiểu thực hư việc mua bán vô tư các loại hóa chất này. Không khó khăn gì khi hỏi mua một chai hóa chất để tẩm ướp trái cây nhanh chín, tươi lâu. Tại địa chỉ số 13 Lê Quang Sung, quận 6, ông chủ đưa cho chúng tôi chai thuốc này giá chỉ 50 ngàn đồng kèm theo hướng dẫn sử dụng. Theo quan sát của phóng viên, chỉ trong thời gian ngắn, có nhiều người tìm đến cửa hàng này để mua hóa chất.

 
Đây là một trong những chiêu "phù phép" mít xanh thành mít chín vàng trong một ngày.

Theo tìm hiểu, hóa chất không chỉ được ngâm cùng trái cây mà còn được tiêm trực tiếp vào trái cây để thúc chín. Bằng mắt thường, nhìn bề ngoài rất khó phân biệt trái cây có bị tẩm hóa chất hay không, chỉ có thể nhận biết chính xác điều này khi để quả một thời gian dài ở nhiệt độ môi trường hay bổ ra xem bên trong. Theo tự nhiên, trái cây sẽ hỏng từ bên ngoài trước rồi mới tới bên trong nhưng những loại quả có nhiều chất bảo quản thường bên ngoài vẫn bóng đẹp, tươi nhưng trong đã nhũn, thâm đen. Đối với những loại trái cây bị tiêm, tẩm hóa chất để thúc chín thì chỉ chín hình thái bên ngoài, còn bên trong thì vẫn bị sượng hoặc chưa chín.

 
Mít sau khi được thúc chín bằng hóa chất

Không chỉ để thúc chín trái cây, hóa chất còn giữ cho trái cây tươi lâu hơn. Vì thế, chẳng có gì là lạ khi mua táo hay cam về để cả tháng không hề hấn gì. Chính vì những lợi ích như vậy, nhiều chủ vựa trái cây hay những tiểu thương đã dùng những hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ để ngâm trái cây chín đẹp, thu hút người tiêu dùng. Họ vô tư chích hóa chất vào trái cây chỉ để tăng lợi nhuận. Trong khi đó, người mua dường như chấp nhận cảnh "sống chung với lũ", dù lo sợ nhưng vẫn cứ nhắm mắt mua bởi lẽ không phân biệt được đâu là trái cây sạch, đâu là trái cây ngâm hóa chất.

Đã có rất nhiều tài liệu cho rằng khi sử dụng những loại trái cây ngâm hóa chất là đã nạp vào cơ thể những chất độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mắc những bệnh đường ruột, bệnh tiêu hóa hoặc có nguy cơ dẫn đến ung thư. Không chỉ đối với trái cây, hiện nay tình trạng sản xuất thực phẩm với công nghệ bẩn đang là mối đe dọa đối với sức khỏe con người. Sương sâm được cho là một trong những thực phẩm như thế. Nhóm phóng viên đã tiếp cận được những một số cơ sở sản xuất sương sâm siêu bẩn, chuyên cuung ứng cho các chợ nhỏ lẻ tại TP HCM. Hàng loạt cơ sở sản xuất lấy lề đường làm nơi phơi nguyên liệu, mặc cho xe qua lại đầy bụi bẩn. Không những thế nhiều cơ sở còn sử dụng cả chổi, chân để thu gom lá sâm và trong quy trình chế biến thì không thể thiếu hóa chất. Chắc hẳn nhiều người không hình dung được rằng thứ nước sương sâm mát lạnh ngày hè lại là dung dịch bao gồm nước lã, bụi, vi khuẩn và hóa chất.

Những hình ảnh về công nghệ thúc chín trái cây và quy trình chế biến sương sâm bẩn kinh hoàng sẽ có trong phóng sự "Thần dược trái cây tươi" trên kênh An ninh Thế giới (ANTG)

  
Hóa chất Trung Quốc được dùng để giúp các loại quả chín nhanhCác loại hóa chất dùng để ép chín trái cây

Để không mua phải các loại hoa quả chín ép độc hại, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để phân biệt hoa quả chín ép.

- Mít: Mít chín thường có mùi thơm đặc trưng, từ xa đã có thể cảm nhận được hương thơm. Múi mít có màu vàng óng, cùi dày và ăn ngọt bùi, xơ mít màu trắng hoặc vàng nhạt. Nhưng có thể nhận thấy mít chín ép thì múi mít vẫn vàng như thường nhưng ăn vào thấy có cảm giác bị sượng, quan sát thấy xơ mít không có màu trắng như bình thường mà cũng có màu vàng giống với múi. Mít không có mùi thơm lừng như mít chín tự nhiên.

- Hồng xiêm: Trái hồng xiêm chín tự nhiên thường có vân xanh nhìn thấy được qua lớp vỏ mỏng. Còn quả chín bằng hoá chất thường có màu vàng thẫm, toàn bộ lớp vỏ đều màu trông rất bắt mắt.

- Cam: Để cam tươi lâu, nhiều thương nhân tiêm chất bảo quản cho trái cây, ngoài bề mặt quả cam thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều. Trong khi đó, một quả cam chín tự nhiên có màu vàng đều toàn bộ quả cam.

- Xoài, đu đủ: Đu đủ chín bằng hóa chất thường vàng đều, bóng, trơn và rất đẹp mã. Đu đủ chín tự nhiên rất hay bị rám, thối và lên men nhiều chỗ. Tương tự đối với các loại quả khác như lê, sầu riêng, cam, quýt,… chị em nội trợ cần lưu ý: Quả chín tự nhiên hoặc chín bằng phương pháp truyền thống thì thường có màu sắc không bắt mắt. Quả có thể bị rám, bị dập, hỏng nhiều chỗ. Quả chín bằng hóa chất thường có màu vàng tươi, bóng, vàng hoặc đỏ đều.

- Chuối: Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì thân chín vàng đều nhưng cuống vẫn còn có màu xanh và đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi bóc vỏ ra ăn thì chuối vẫn sượng như ăn cơm sống. Chuối chín tự nhiên sẽ chín từ gốc. Khi chọn chuối, bạn nên chọn những loại chuối chín lác đác, nghĩa là quả chín, quả xanh và màu thì không được đẹp lắm. Chuối như vậy là chuối chín tự nhiên nên khi ăn không bao giờ có vị chát, khó chịu.

  
 Chuối chín ép phần cuống vẫn còn xanh và có mủ Hồng xiêm ngâm hoá chất thường có màu vàng thẫm

 
 Quả nhãn muốn để được lâu thường phun lưu huỳnh giúp giữ đầu quả không bị hỏng và vỏ quả bóng đẹp.
Đồng thời, khi ăn thịt bên trong có độ giòn, thịt nhãn cứng. Lưu huỳnh khi vào cơ thể gây cảm lạnh, tiêu chảy và ho nhiều

“Treo” tính mạng trên những cọng rau muống “đẹp siêu tốc”

Không ai nghĩ rằng những cọng rau muống dài, bóng mượt, xanh non mà rất nhiều người dân đang sử dụng trong bữa ăn hàng ngày lại là sản phẩm của một “công nghệ làm đẹp” đầy nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Chỉ cần ít thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật và lượng lớn luyn, nhớt bẩn “tẩm” vào là trong một tuần đã có loại rau muống “tuyệt hảo” như ý

“Công nghệ làm đẹp” rau muống bằng cặn nhớt, nước bẩn

Đi một vòng qua các quận, huyện ngoại thành TP.Hồ Chí Minh có thể dễ dàng ngắm được những cánh đồng rau muống xanh mướt trải rộng ngút ngàn. Đây là những “vựa” cung cấp cho thành phố và các tỉnh lân cận hàng trăm tấn rau muống mỗi ngày. Thế nhưng, ít ai nghĩ rằng, đằng sau những cọng rau xanh mượt, ngọn vươn dài, mơn mởn… lại là cả một “công nghệ” trồng trọt kinh hoàng. Theo chân anh Minh, người có thâm niên hơn chục năm sống bằng nghề trồng rau muống, chúng tôi tìm đến phường Thạnh Xuân, quận 12, nơi được ví von như “thủ phủ” của rau muống. Anh Minh cho rằng, việc trồng rau muống khá đơn giản, chỉ tỉa giống xuống ruộng một lần rồi cứ thế thu hoạch trong nhiều đợt. Còn với rau muống nước thì cứ thả dây muống giống, gặp nước thì dây tự ra rễ, kết lá rồi vươn dài phủ kín mặt nước. Nước càng ô nhiễm, rau sinh sôi càng nhanh. Công việc tưới nước vào buổi sáng là cho rau chịu được ánh nắng suốt ban trưa. Chiều tiếp tục tưới để cho về đêm, rau vươn mình cho kịp sáng hôm sau thu hoạch. Phun thuốc cũng vậy, hoặc sáng sớm, hoặc chiều tối để không bị sốc thuốc hay làm ảnh hưởng đến người khác.

Với “kinh nghiệm” ấy, các nhà vườn thi nhau đánh thuốc dồn dập để cho cây rau phát triển. Đợt rau đầu của loại rau muống tỉa ruộng thường không ngon, dai và có nhiều mủ. Tuy nhiên, những đợt kế tiếp, nhờ “công nghệ” hiện đại mà việc trồng rau muống trở thành một “nghệ thuật” chứng tỏ “đẳng cấp” của nông dân và rau muống bán chạy hơn. Sau khi cắt đợt đầu xong, để cho gốc rau nhú mầm mới, người chăm sóc sẽ tưới lên rau một lớp nhớt thải của xe máy pha với nước rửa chén theo tỷ lệ 1.000m2 rau thì cần 4-5 lít nhớt thải và một ít nước rửa chén. Hỗn hợp này được hòa tan trong nước trước khi phun đều trên ruộng. Công đoạn này có tác dụng diệt trừ các con rầy bám lá.

Ngày hôm sau, các loại phân kích thích gốc rễ, mầm chồi sẽ được tưới thêm một lần nữa. Sau khi rau được khoảng 5-7 ngày trở đi thì các loại thuốc trừ sâu như Fortazeb, Mexyl MZ sẽ được phun lên. Trong số đó, có cả những loại hóa chất không tên tuổi từ Trung Quốc để trừ sâu bệnh. Nếu vẫn không hết sâu bệnh thì tiếp tục “tạt” thuốc nặng “đô” hơn. Tiếp đó, sẽ cho thuốc mềm cọng, mập cọng, đẹp lá để kích thích rau. Trước khi thu hoạch 3 ngày, một loại thuốc “siêu vượt” được tưới đều. Nếu sáng hôm sau cắt rau thì đêm trước đó, ruộng rau được “tạt” thêm một lần thuốc cuối cùng là thuốc làm đẹp với công dụng làm xanh rau, đều cọng, đứng cây.

Gần nhà anh Minh, chị Ba Hiền có hơn chục ruộng rau xanh mượt với “bí kíp” trồng rau không kém cạnh gì. Chị dùng chủ yếu là cặn nhớt và nước rửa chén, trộn lẫn 2 chất lỏng đen, vàng theo tỷ lệ 5 nhớt, 1 nước rửa chén và 10 nước ruộng vào thành hỗn hợp, sau đó vẫy đều trên đám rau để diệt trừ sâu bọ, kích rễ gốc rau. Chỉ còn ngày nữa là thu hoạch nên phải cho viên sủi thì rau mới tăng trưởng kịp. Chị Ba Hiền móc ra túi đen nhỏ đeo lủng lẳng bên bình xịt, bên trong là 4 viên thuốc giống như viên C sủi. Chị xé 2 viên cho vào bình xịt 12 lít đang đựng nước ruộng rồi thêm một gói thuốc gì đó không rõ nhãn hiệu. Chị cho biết cần đánh thuốc của Trung Quốc thì sau một đêm, cọng rau dài 10 cm. Thuốc này còn có công dụng làm cho cây rau dai, lá rau không bị dập khi vận chuyển nên trước khi thu hoạch, nông dân thích “xài” loại thuốc này. Đề phòng trời mưa làm trôi thuốc hết, người dân còn dùng một loại sữa để giúp thuốc bám vào lá, thân rau. Trước khi cắt rau đi bán, bên cạnh việc dùng thuốc đánh trắng cho cây rau đẹp hơn thì người dân còn dùng thuốc đánh rụng các lá vàng, úa.

Theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, trong dầu nhớt có chứa nhiều hydrocacbon. Chất này sẽ giúp nước trong rau khó bay hơi. Vì vậy khi phun dầu nhớt với nồng độ nhẹ lên rau, nhớt sẽ phủ lớp mỏng trên bề mặt thân và lá rau, làm rau muống có màu xanh mướt, tươi lâu và không bị sâu ăn lá. Một nguyên nhân khác, dầu nhớt được sản xuất từ dầu thô, có nhiều chất có cấu trúc đa vòng. Chất có chứa cacbon đa vòng lại được xem là chất gây ra các căn bệnh ung thư. Khi phun nhớt đã qua sử dụng lên rau muống, chất độc hại cũng đồng thời được hấp thu vào rau, vào trong đất, nước gây ô nhiễm và làm thoái hóa nặng nề môi trường.

Thế nhưng, với cái lý của những người trồng rau, chị Ba Hiền bảo: “Chúng tôi có biết việc phun thuốc, luyn, nhớt như vậy là độc hại nhưng người ta vẫn mua và ăn rau muống mỗi ngày. Không cho thuốc tăng trưởng lấy đâu ra rau mà bán, lấy đâu rau để bà con ăn”.

Không dám ăn rau nhà

Ở các quận, huyện vùng ven như Hóc Môn, Củ Chi, Q.12, Gò Vấp, Bình Chánh… ruộng rau muống tập trung ở những cánh đồng lớn, len lỏi vào khu dân cư, các ao nước tù, miệng cống xả thải của các nhà máy, bên cạnh nghĩa địa… Khoảng 15 - 20 ngày nông dân thu hoạch một lứa rau. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhìn chung, các ruộng rau được trồng theo “công nghệ hiện đại”: hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu và nhớt thải công nghiệp. “Ở đây, ruộng nào dùng thuốc hay không dùng đều dễ dàng phân biệt”, bà Vân, một người dân ở đường Đình Quới An, khu phố 2, phường Thạnh Xuân, Q.12 cho biết. Cũng như bà Vân, nhiều người dân ở gần những ruộng rau muống này đều không dám ăn rau vì quá hãi hùng khi ngày ngày chứng kiến cảnh cây rau bị đầu độc. 

“Rau bị ô nhiễm nặng nên ăn vào nhẹ thì bị “tào tháo đuổi”, có trường hợp còn bị ngộ độc thực phẩm nên ai cũng sợ, chẳng ai dám ăn và dám mua cái thứ rau muống bẩn này”, bà Vân nói. Để giải quyết bài toán rau sạch, nhiều người dân tự trồng một đám nhỏ để ăn, không dùng thuốc, hóa chất. Hình thức tuy xấu nhưng rau an toàn về chất lượng. Với những nhà trồng rau muống để kinh doanh, họ chuyển rau đi tiêu thụ tại các chợ, nhà ăn ở công ty, khu công nghiệp hoặc tuồn về các tỉnh miền Tây… Một lái buôn cho biết, các làng rau ở TP.HCM cung cấp ra thị trường tiêu thụ hàng trăm tấn rau muống bẩn mỗi đêm. Vì thế, cũng đơn giản để hiểu rằng, tại sao trong khu công nhân hay có những vụ ngộ độc tập thể. Có một thực tế rằng, người nông dân dùng thuốc tăng trưởng nguy hại, nhớt thải công nghiệp để chăm bón rau nhưng họ làm theo cảm tính, phong trào chứ hoàn toàn không biết gì về nguồn gốc, chức năng của các loại thuốc, nhất là thuốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Chính quyền ở các quận, huyện có những vựa rau muống lớn than rằng, dù thường xuyên kiểm tra, nhưng rất khó để phát hiện người dân dùng thuốc quá liều hay dùng nhiều loại thuốc. Khi thanh tra các khu vực trồng rau, người dân thường không hợp tác, hễ thấy người lạ là họ bỏ chạy hết. Vì vậy, những cọng rau muống lá non và xanh mơn mởn được trồng bằng những thứ chất thải độc hại của khu công nghiệp, thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu, luyn, nhớt… đang ngày một đầu độc người tiêu dùng. Sức khỏe, tính mạng của người dân, có khi đang “treo” trên từng cọng rau muống. 

- Táo: Những trái táo lúc còn non đã được bọc bởi một loại túi tẩm thuốc trừ sâu loại cấm sử dụng khi chín sẽ cho trái láng mượt, căng hồng và không bị nấm mốc nên bán được giá rất cao. Những đốm trắng bên trong thành túi là bột thuốc trừ sâu

- Đậu đỗ: Quả đỗ luôn đứng đầu trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất, cứ vài hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, nếu không phun thì sâu sẽ tàn phá hết. Vì vậy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả.

- Dâu tây: Được coi là một thực phẩm hữu cơ chứa đầy hóa chất. Hầu hết những người trồng dâu tây thường sử dụng methyl bromide, một loại hóa chất độc hại làm suy giảm tầng ôzôn để loại trừ các loại nấm, tuyến trùng, vi sinh vật, cỏ dại và tiêu diệt mọi sinh vật.

- Cà chua: Thuốc trừ sâu được sử dụng trong cà chua tương đối nhiều và thường bị tồn dư lượng thuốc trừ sâu quá mức cho phép là do người trồng thu hoạch, mang đi bán quá sớm, không tuân thủ đủ thời gian khi sử dụng thuốc.

- Dưa chuột: Dưa chuột luôn được phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu mới. Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán.Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ sẽ dễ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu.

- Giá đỗ: Bình thường giá đỗ là một loại rau khá nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng. Quả thực, nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường thì nó rất sạch sẽ. Tuy nhiên, bây giờ những người làm giá đỗ đã cần tới một số loại thuốc kích thích để cho giá đỗ nhanh nảy mầm, trắng đẹp.

- Ớt đỏ và ớt xanh: Theo kết quả nghiên cứu, có hơn 50 hóa chất trong đó có 10 chất organophosphates khác nhau đã được sử dụng trên cây ớt chuông. Loại ớt này có chứa lượng thuốc trừ sâu trong suốt trong chu kỳ tăng trưởng của mình cũng như được sử dụng để phun khi diệt cỏ, diệt nấm…

- Anh đào: Anh đào tuy được coi là loại trái cây hấp dẫn nhưng lại bị nhiều loài gây hại của côn trùng tấn công. Do đó, người trồng anh đào thường phun thuốc trừ sâu để loại bỏ các loại bọ ve, sâu bướm và các bệnh nấm… ngay từ giai đoạn không hoạt động cho đến khi thu hoạch.

- Đào: Giống như anh đào, đào cũng là loại quả thu hút nhiều côn trùng, nấm. Đào thường được phun các loại thuốc diệt nấm hàng tuần từ giai đoạn không hoạt động cho đến khi thu hoạch.

- Cần tây: Cần tây chủ yếu sống bằng một cơ chế hấp thụ nước, hấp thụ nhiều chất độc từ đất và nước ngầm. Cần tây thường được phun nhiều phosphate hữu cơ - một chất có thể gây ung thư cho con người.

- Lê: Trong quá trình phát triển, lê thường bị sâu, bọ quấy rầy. Do đó, nó cũng được phun nhiều thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ để kiểm soát cỏ dại và bệnh tật.

- Nho: Cũng như dâu tây, methyl bromide cũng được phun trên nho - một loại hóa chất có thể làm suy giảm tầng ôzôn.

- Khoai tây: Một tháng hoặc lâu hơn, các loại thuốc diệt cỏ sẽ được áp dụng lần đầu tiên khi những cây khoai tây đủ cứng để phát triển. Chưa hết, để kiểm soát bệnh rụng lá trước khi thu hoạch, cây khoai tây được phun kế tiếp một loại thuốc diệt nấm có chứa mefenoxam và clorothalonil.

Rau để ăn và rau để bán

Hiện nay đang có tình trạng nhà nông trồng một luống rau an toàn để ăn, các luống còn lại dùng thuốc, chất tăng trưởng để đem bán.

Tại cuộc họp chiều 24/6 ở Hà Nội với các Bộ, ngành và các nhà tài trợ quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng có tình trạng nhà nông trồng một luống rau an toàn để ăn, luống còn lại dùng thuốc, chất tăng trưởng không an toàn. “Cách tốt nhất để cảnh báo cho người nông dân là đặt thiết bị thử ở các chợ, khi thử thấy sản phẩm không an toàn, người mua sẽ không mua nữa và người bán rau quả thực phẩm không an toàn sẽ không tồn tại được”, Phó thủ tướng đề xuất.

 

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), từ năm 1993 - 2015 có 12 dự án ODA về an toàn thực phẩm, hiện có 6 dự án đang triển khai nhưng giải ngân rất chậm. Trong đó, dự án tăng cường năng lực thông tin, giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 đến nay mới giải ngân được 3% vốn. Dự án nâng cao năng lực quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật giải ngân được 4,4% vốn, dự án cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm mới giải ngân được 31% trong khi 2015 là năm kết thúc dự án.

Làm rõ vụ ngộ độc thực phẩm khiến 86 người phải nhập viện

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái cho biết hợp chất flucythrinate thuộc nhóm pyrethroid - một loại hóa chất bảo vệ thực vật có trong mẫu mướp đắng xào trứng là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Yên Bái. Vụ này khiến 86 công nhân của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Daeseung Global ở cụm công nghiệp Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, bị ngộ độc thực phẩm vào tối 19/6 vừa qua. Vào lúc 18 giờ 30 ngày 19/6 vừa qua, 474 công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Daeseung Global ăn bữa tối tại bếp ăn tập thể của công ty.

30 phút sau bữa ăn, rất nhiều công nhân có các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, chóng mặt… nên đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Đến cuối giờ sáng 23/6 vừa qua, các bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện trở về nhà. Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái đã yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Daeseung Global thành lập bộ phận y tế để quản lý sức khỏe cho công nhân và giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà cung cấp từ khâu nhập nguyên liệu đến quá trình chế biến thực phẩm và lên bàn ăn.

 

Đồng thời, Công ty xem xét nâng kinh phí cho suất ăn của công nhân để đảm bảo dinh dưỡng. Công ty cũng cần thực hiện ngay việc đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tại công ty khi đưa vào khai thác.

Phòng ngừa hóa chất độc hại trong rau

- Vào mùa khô, dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau quả thường cao hơn trong mùa mưa vì nước mưa sẽ làm trôi bớt lượng thuốc còn sót lại trên rau quả.

- Các loại rau, củ phải gọt vỏ khi ăn thường an toàn hơn như: bí, bầu, mướp… Nên thận trọng đối với những loại rau lá hoặc rau trái không phải gọt vỏ như: rau muống, cải soong, xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải để làm dưa, rau má, đậu đũa, mướp đắng, dưa chuột, cà chua, nho, táo, mận…

- Rau quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay. Rau quả không bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất lạ.

- Một số loại quả bên trong hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hoá chất bảo quản, do đó phải xem kĩ trước khi mua.

- Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hay có hoà các hoá chất độc hại để giữ trắng, giòn, các sinh tố vốn có trong rau tươi như sinh tố C, dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.

Chế biến và bảo quản rau củ như thế nào cho an toàn

- Ngâm kỹ, rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại quả ăn tươi. Riêng đối với các loại rau lá nhỏ như xà lách, cải soong, rau giền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1-2 thìa cà phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi kẽ lá. Đối với các loại rau củ, trái cây, để nguyên củ, rửa sạch trước khi gọt vỏ.

- Rau quả phải ngâm ngập trong nước sạch 15 – 20 phút, rửa nhiều lần (ít nhất 3 – 4 lần) trong chậu nước đầy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi.

Phát hiện hơn 8 tấn mỡ thối trên đường ra Hà Nội tiêu thụ

Hơn 8 tấn mỡ thối đang được vận chuyển từ Quảng Ngãi ra Hà Nội tiêu thụ đã bị CSGT Ninh Bình phát hiện, bắt giữ. Ngày 14-8, trung tá Nguyễn Quốc Ân, Trạm trưởng Trạm CSGT Quốc lộ 1A, Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Bình, cho biết đơn vị này vừa bắt giữ 1 chiếc xe tải chở hơn 8 tấn mỡ thối, không nguồn gốc đang trên đường đưa ra Hà Nội tiêu thụ.

Theo đó, khoảng 8 giờ ngày 13-8, tổ tuần tra, kiểm soát Trạm CSGT Quốc lộ 1A đang làm nhiệm vụ tại km 274+500 thuộc địa bàn xã Yên Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, đã phát hiện chiếc xe khách mang BKS 77C-050.85 lưu thông hướng Thanh Hóa - Ninh Bình vi phạm luật giao thông nên đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.

 

Qua kiểm tra xe, lực lượng CSGT đã phát hiện chiếc xe trên chở hơn 8 tấn mỡ động vật hôi thối không rõ nguồn gốc, do Nguyễn Văn Sáng (SN 1971, ngụ tỉnh Bình Định) điều khiển. Theo lời khai của lái xe Sáng, toàn bộ số mỡ thối trên được một người gửi từ Quảng Ngãi ra Hà Nội để tiêu thụ, khi qua Ninh Bình đã bị CSGT phát hiện, bắt giữ. Hiện số hàng trên đã được lực lượng CSGT bàn giao cho Chi cục Quản lý thị trường xử lý theo thẩm quyền.

Nước đá bẩn: Từ sản xuất đến phân phối

Để giá bán rẻ nhưng giữ được lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng .

Hiện đầu ra của những cơ sở sản xuất nước đá ở TP HCM là các nhà hàng, quán ăn..., nhiều hơn hẳn so với bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Nhiều nơi thu mua nước đá vẫn chú trọng giá rẻ, phục vụ nhanh hơn là chú ý các quy tắc về an toàn.

Thực địa tại một xưởng sản xuất nước đá viên nhỏ, không bảng hiệu nằm trên đường Lê Văn Lương (gần chung cư Hưng Phát, huyện Nhà Bè), chúng tôi ghi nhận bên ngoài thường xuyên có 2 xe ba gác máy đậu để giao hàng. Trên xe, nhiều bao gai PP cũ được gom về chờ đựng nước đá. Trong giờ sản xuất, công nhân thường xuyên ở trần để hứng đá viên vào bao; khi đá bị lọt xuống sàn, công nhân lại xúc lên cho vào bao rồi xuất xưởng.

Đấy là xưởng nhỏ, nước đá bẩn ngay tại lò; ở các nhà máy sản xuất lớn thì tình hình khá hơn nhưng chỉ được nửa chừng vì phân phối chủ yếu qua đại lý. Vào một đại lý nước đá trên đường Nguyễn Thượng Hiền (quận 3) chiều 2-8, chúng tôi ghi nhận nước đá được xuống hàng từ một xe tải đông lạnh chuyên dụng. Nhưng “kho chứa” là vỉa hè, thậm chí không có kệ bên dưới, từng bao nước đá được xếp chồng lên nhau, phủ tấm bạt sơ sài trước khi đưa đi giao lẻ.

Đáng sợ hơn là một đại lý nước đá trên đường Vườn Chuối (quận 3) nằm cạnh hẻm nhỏ thông ra chợ Vườn Chuối. Theo quan sát, ở đây có tủ chứa cách nhiệt nhưng nhiều bao nước đá vẫn để bên ngoài, ngay dưới sàn; còn đá cây thì xếp chồng ngay trước nhà vệ sinh công cộng của chợ. Từ đây, nước đá được giao đi các quán cà phê, quán nhậu trong khu vực, ngay trung tâm TP. Tại một số chuỗi cửa hàng ăn uống được gọi là “sang”, nguồn nước đá sử dụng cũng không khá hơn là bao.

Một ngày cuối tháng 7, bám theo một chiếc xe máy kéo tự chế, nước chảy tong tong xuống đường Nguyễn Hữu Cảnh (trong khu Phú Mỹ Hưng, quận 7), chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy người đàn ông điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm dừng xe, giở tấm phủ, lôi ra bao nước đá rồi vác đi giao. Nơi nhận không phải là quán vỉa hè bình dân mà là một quán cà phê thuộc chuỗi H. nổi tiếng, một nhà hàng chuyên món Hoa và một nhà hàng mì Nhật - toàn những nơi không dành cho người ít tiền.

Báo động chất lượng nguồn nước

Đường đi của nước đá đến tay người dùng bẩn như vậy, còn đầu vào của các cơ sở sản xuất có bảo đảm vệ sinh hay không? Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP HCM, cho biết cơ quan này vừa tổng kiểm tra 193 cơ sở sản xuất nước đá trên địa bàn TP, kết quả có 79 cơ sở sử dụng nước máy, 114 cơ sở sử dụng nước giếng khoan để sản xuất nước đá.

Điều đáng lưu ý là có 64 cơ sở không thực hiện việc kiểm soát nguồn nước thông qua các xét nghiệm trước khi sản xuất. “Dù dùng nguồn nước nào cũng phải xử lý để bảo đảm theo quy chuẩn nước dành cho ăn uống. Chất lượng nước đá ở TP HCM đang trong tình trạng báo động, tỉ lệ nhiễm vi sinh quá cao (12/22 mẫu, tỉ lệ 54,4%)” - ông Hòa nói.

Trao đổi với phóng viên về nơi lấy mẫu, ông cho biết toàn bộ số nước đá trên được lấy tại nguồn (nơi sản xuất) chứ chưa phải là nước đá trên thị trường, tức chất lượng đến tay người sử dụng. Trước đó, một đợt lấy mẫu nước đá trên thị trường (đại lý, quán cà phê, quán nhậu…) độc lập do một cơ quan truyền thông phối hợp với phòng thí nghiệm có uy tín tại TP. HCM thực hiện đã cho kết quả 100% mẫu nhiễm vi khuẩn. “Tôi có nghe thông tin một số công ty lữ hành khuyến cáo khách du lịch không nên sử dụng nước đá, khách Tây đến TP HCM nhiều người phải kè kè chai nước nên đã đến lúc phải siết lại quản lý để cải thiện chất lượng mặt hàng này” - ông Hòa khẳng định.

Bêu tên lên báo, đài

Trước thực trạng trên, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục ATVSTP TP HCM, vừa ký văn bản gửi phòng y tế, trung tâm y tế quận, huyện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hướng dẫn kiểm tra và sử dụng nước đá, nước uống. Theo đó, nước đá dùng liền phải được đóng gói trong bao bì kín, hợp vệ sinh, sản phẩm phải được bảo quản, vận chuyển trên các phương tiện, dụng cụ chuyên dụng bảo đảm về nhiệt độ bảo quản. Khi nhận nước đá, phải yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý (giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, giấy tiếp nhận công bố hợp quy, phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm định kỳ).

Tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nước đá dùng liền phải được bảo quản trong dụng cụ hợp vệ sinh, có trang bị dụng cụ gắp, múc, xúc nước đá khi phục vụ, tuyệt đối không dùng tay trần để bốc nước đá. Việc kiểm tra sẽ được tiến hành từ sau ngày 15-8, cơ sở vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm và công bố thông tin lên báo, đài. “Các cơ sở nên tự hoàn thiện mình, phải đầu tư kinh phí để đáp ứng các yêu cầu theo quy định hơn là đi đóng phạt. Vì một nhà hàng, quán ăn đang đắt khách, chỉ cần bị đoàn kiểm tra phát hiện sử dụng nước đá bẩn, công bố lên báo, đài là doanh số chắc chắn sụt giảm thê thảm” - ông Hòa khuyến cáo.

Mất an toàn vệ sinh thực phẩm: Cần mạnh tay xử lý

Hầu hết các địa phương chưa có biện pháp xử lý nghiêm, răn đe các cơ sở xếp loại C (cơ sở vi phạm về ATTP) mà mới chỉ nhắc nhở, khiển trách là chính. Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp sơ kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2015 do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức ngày 24/7. Theo đánh giá của Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp & PTNT), công tác quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh nông, lâm, thủy sản thời gian qua mới chỉ dừng ở mức kiềm chế, chưa tạo sự chuyển biến trên thực tế. Việc xử lý còn mang tính sự vụ, chưa quyết liệt và đồng bộ.

Thực tế có không ít nguy cơ về ATTP đối với người tiêu dùng khi tình trạng giết mổ nhỏ lẻ hay tình trạng sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản vẫn còn; việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực phẩm, nhiều cơ sở xếp loại C được tái kiểm tra vẫn vi phạm mà chưa có cách xử lý triệt để…Nhìn từ kết quả triển khai Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT của 40/63 tỉnh, thành phố, có một thực tế nổi cộm là việc các cơ sở xếp loại C đang chiếm lượng lớn và khi tái kiểm tra thì đa số vẫn không đạt. Cụ thể, số cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản được kiểm tra phân loại và kiểm tra định kỳ là 3.942 cơ sở; 1.260/3.942 cơ sở xếp loại C (chiếm 32%). Có 735 cơ sở xếp loại C được tái kiểm tra (chiếm 58,3%), cao hơn so với năm 2014 (27,9% cơ sở được tái kiểm tra), sau kiểm tra có 711 cơ sở vẫn xếp loại C (96,7%). Trong số 735 cơ sở này có 702 cơ sở giết mổ và chỉ có 1 cơ sở giết mổ được lên hạng B sau tái kiểm tra.

Điều này cho thấy tình trạng không đảm bảo ATTP tại các cơ sở giết mổ vẫn còn phổ biến hiện nay, tuy nhiên cơ quan địa phương cũng chưa có biện pháp xử lý nghiêm, răn đe các cơ sở này mà hầu hết chỉ là nhắc nhở, khiển trách. Tại cuộc họp, các ý kiến đều cho rằng, nếu không xử lý triệt để các cơ sở xếp loại C thì công tác an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý vật tư nông nghiệp sẽ không đem lại hiệu quả cao, dẫn đến tình trạng “nhờn luật”.

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT có quy định nếu các cơ sở xếp loại C mà tái kiểm tra vẫn không đạt thì kiên quyết đóng cửa. Trước đó, ngày 29/5/2015, Bộ NN&PTNT đã có Chỉ thị 4211/CT-BNN-TY yêu cầu chấn chỉnh tình trạng giết mổ không đảm bảo ATTP ở các địa phương. Thế nhưng, việc đóng cửa các cơ sở vi phạm này không hề đơn giản khi các cấp chính quyền ở cơ sở không vào cuộc, xử lý dứt điểm. Chính điều này đã làm cho hiệu lực, hiệu quả pháp lý của Thông tư 45 không được thực thi nghiêm túc.

Để chấn chỉnh, Bộ trưởng Bộ NNPT&NT Cao Đức Phát chỉ đạo Cục Thú y tiếp tục soạn chỉ thị và công văn gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, các tỉnh Yên Bái, Thái Bình thông báo tình hình và chỉ đạo làm điểm nhằm rút kinh nghiệm triển khai trên diện rộng. “Thái Bình chỉ kiểm soát 4-5 lò mổ, còn cả nghìn cái chưa kiểm soát được”, Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn chứng. Ở lĩnh vực bảo vệ thực vật, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho hay: Gần đây, có một số nước cảnh báo về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè, hồ tiêu, nhưng về bình diện chung thì nông sản nước ta vẫn đảm bảo ATTP và xuất khẩu vào được những thị trường khó tính. “Nông dân ta hoàn toàn làm được sản phẩm sạch, an toàn”, ông Hồng khẳng định. Tuy nhiên, yếu tố làm mất ATTP chủ yếu ở khâu sử dụng thuốc. “Hiện nay, có 16,2% cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật xếp loại C, tái kiểm thì số cơ sở tiếp tục không đạt cao, trên 80%.  Đây chủ yếu là các cơ sở buôn bán nhỏ lẻ. Để xử lý được các cơ sở vi phạm này, không chỉ xử phạt mà phải có biện pháp xử lý bổ sung như thu hồi giấy phép 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc vĩnh viễn”, ông Hồng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Xuân Hồng cũng kiến nghị Bộ NN & PTNT trình Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai mỗi xã có 1 nhân viên bảo vệ thực vật, đây sẽ là đầu mối tư vấn, tuyền truyền cho nhân dân, giúp chính quyền địa phương quản lý vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tốt hơn

Cách chuẩn để nhận biết sầu riêng nhúng thuốc

  
Sầu riêng chín cây có cuốn và gai tươi mới, khi đưa lên ngửi sẽ thấy mùi thơm mạnh. Sầu riêng ngâm, khi chín không có mùi thơm nồng nặc, đôi khi không có mùi. 

Kinh hoàng công nghệ nước đóng bình

Nhiều cơ sở sản xuất nước uống đóng bình sử dụng nguồn nước ô nhiễm, xử lý qua quýt bằng phương pháp thủ công. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, nước chứa một số vi khuẩn gây tiêu chảy, thủng giác mạc, viêm đường tiết niệu… hoặc chứa quá nhiều fluor gây đen răng, mục xương.

Nước ngầm ô nhiễm, lắng lọc thủ công

Kiểm tra một cơ sở sản xuất nước uống đóng bình ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TPHCM, cơ quan chức năng phát hiện chủ cơ sở dùng nguồn nước giếng khoan để đóng bình, sau đó xử lý qua loa bằng máy lọc than hoạt tính rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Điều đáng nói là nguồn nước ngầm ở một số quận, huyện tại TPHCM đang nhiễm bẩn nghiêm trọng, trong khi không ít cơ sở không sử dụng hệ thống lọc để loại bỏ các chất độc hại mà đưa thẳng vào bình. 

Chuyên gia về sức khỏe cộng đồng Hoàng Thị Ngọc Ngân, từng công tác tại TTYTDP TP. Hồ Chí Minh, cho biết, để cho ra một bình nước đảm bảo an toàn, nước phải được lọc qua than, cát sỏi để ngăn chặn cặn lơ lửng trước khi lọc qua cặn li ti. Theo thạc sĩ Ngân, sau đó, nước này phải lọc qua than hoạt tính, rồi chuyển qua lọc vi trùng và xử lý tia cực tím mới được đóng ra bình đưa ra thị trường. Khảo sát mới đây với gần 200.000 giếng khoan tập trung ở các quận 9, 10, 11, 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân và Tân Phú cho thấy nước có hàm lượng nitơ cao. Tại Gò Vấp, hàm lượng nitơ đã vượt tiêu chuẩn nước dùng cho ăn uống và bị nhiễm vi sinh gây các bệnh tiêu hóa. 

Tuy nhiên, nguồn nước này được dùng để hô biến thành nước uống tinh khiết, nước đóng bình, đóng chai mà không qua hệ thống lọc xử lý vi trùng và tia cực tím. Trong kết quả kiểm tra mới đây của Sở Y tế TPHCM đối với 70 cơ sở sản xuất nước uống đóng bình, đóng chai, 27 cơ sở không đảm bảo vệ sinh với hơn 20 mẫu nước nhiễm vi sinh. Nguy hiểm hơn, tại Cty sản xuất nước T.Đ. trên đường Nguyễn Thái Bình, quận 1, nhãn hiệu nước đóng bình Aquaphar nhiễm Pseudomonas aeruginosa - một loại vi trùng gây bệnh mủ xanh rất nguy hiểm. Sản phẩm nước uống của hàng chục cơ sở khác nhiễm vi sinh gây tiêu chảy…Tại một cơ sở sản xuất ở huyện Hóc Môn, bên trong khuôn viên là hàng trăm bình nước loại 12 lít và 20 lít chất ngổn ngang giữa trời mưa nắng. Số bình này được thu gom về từ các đại lý bán nước đóng bình. Sau đó, công nhân xúc rửa trước khi bơm nước vào rồi dán nhãn, bọc nilon để bán ra thị trường.

Hai công nhân dùng nước rửa chén bát khuấy đều với nước ở một chậu lớn, sau đó lần lượt đưa số bình dơ bẩn này vào xúc rửa thủ công. Một công nhân dùng nước rửa chén chùi nắp bình, một công nhân khác cho nước rửa chén vào bình xúc xong rồi dùng vòi nước xịt lại bên trong, bên ngoài và đưa bình qua công đoạn đổ nước vào để bán ra thị trường. Chuyên gia Hoàng Thị Ngọc Ngân cho biết, hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất đã trang bị nhiều loại máy xử lý nước hiện đại để làm sạch nước theo tiêu chuẩn nước uống trước khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên, còn không ít cơ sở vẫn làm theo kiểu thủ công, chưa trang bị hệ thống lọc đạt chuẩn. Nguy hại hơn ở khâu xúc rửa, nhiều cơ sở chỉ dùng vòi xịt qua loa bên trong và ngoài bình rồi đưa vào đóng chai, trong khi có nơi xúc rửa bằng xà phòng không tẩy rửa sạch các loại vi trùng bám ở bình.

Nguy hại cho sức khỏe

TPHCM hiện có khoảng 300 cơ sở sản xuất nước uống đóng bình, đóng chai có nhãn hiệu, được cơ quan chức năng cấp phép. Ngoài ra, có hàng trăm cơ sở sản xuất thủ công, nhỏ lẻ lén lút hoạt động, cho ra lò nhiều nhãn nước tinh khiết nhiễm bẩn, ngoài tầm kiểm soát của ngành chức năng. Tuy nhiên, điểm đến của số nước đóng bình, đóng chai này lại là các trường học, công ty trong khu công nghiệp và các hộ dân. 

 
Học sinh uống nước đóng bình tại một trường tiểu học

Bác sĩ Cao Ngọc Nga, chuyên gia vi sinh của Trường ĐH Y Dược TPHCM, cho biết, nước đóng bình nhiễm Pseudomonas aeruginosa - loại trực khuẩn gây bệnh mủ xanh và nhiễm Coliforms - một loại vi khuẩn gây bẩn rất nguy hiểm cho người dùng. “Ngoài sử dụng nguồn nước không đảm bảo, hệ thống xử lý nước thô sơ và công nghệ xúc rửa bình mất vệ sinh là nguyên nhân giúp các loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại”, bác sĩ Nga nói. Chuyên gia này cho biết, Pseudomonas spp. gây các bệnh nhiễm khuẩn ở người như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn cơ hội. Đây là loại trực khuẩn gram âm, sống ở khắp nơi trong môi trường thiên nhiên, thích hợp với các môi trường ấm và ẩm ướt. 

Khuẩn này có độc lực cao, rất dễ xâm nhập vào giác mạc khi có điều kiện thuận lợi. Trực khuẩn mủ xanh còn có khả năng tiết ra men tiêu collagen, dẫn đến hoại tử giác mạc, thủng giác mạc nhanh chóng. “Ở một số trẻ em bị viêm hô hấp mạn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn mủ xanh thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh mà người ta hay gọi là “thò lò mũi xanh”, bác sĩ Nga cho biết. Trước thực trạng nước đóng bình nhiễm bẩn tràn lan trên thị trường, các bác sĩ ở Trường ĐH Y Dược TPHCM và Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TPHCM đã đo nồng độ fluor của nước. 

Kết quả cho thấy, nồng độ chất này trong một số mẫu nước đóng chai, đóng bình đạt 2 mg/l, trong khi quy định tiêu chuẩn nước uống chỉ 0,7-1,5mg/l. Dù không gây ung thư nhưng nếu sử dụng thường xuyên nguồn nước có hàm lượng fluor cao hơn trên 2 mg/l có thể dẫn tới đen răng, mục xương. 

Tràn lan bánh trung thu bẩn

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) số 1 của TP.Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất bánh trung thu trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Tính từ ngày 1 - 21.9, có 23 lượt cơ sở SXKD bánh trung thu trên địa bàn quận bị kiểm tra, trong đó xử phạt 14 cơ sở vi phạm với số tiền 76 triệu đồng, đình chỉ 1 cơ sở, tiêu hủy 260kg nguyên liệu sản xuất và 90 chiếc bánh không rõ nguồn gốc.

Đóng cửa im ỉm để né tránh kiểm tra

Xung quanh bức xúc của người dân về chất lượng bánh trung thu năm nay, PV Báo Lao Động đã tìm hiểu một xưởng làm bánh tại làng sản xuất bánh trung thu truyền thống Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội). Trong vai khách hàng muốn nhập một lượng lớn bánh trung thu về đại lý bán, chúng tôi ghé vào cơ sở sản xuất bánh H.S và được chủ cửa hàng đon đả giới thiệu về các loại bánh cũng như “dây chuyền” làm bánh “sạch nhất Xuân Đỉnh”. Chị Loan (chủ cửa hàng) tự hào khoe: “Lúc có đoàn kiểm tra của Bộ Y tế, các nhà xung quanh đều đóng cửa im ỉm để né tránh còn cửa hàng nhà chị vẫn mở cửa hoạt động bình thường”.

 

Theo quan sát của PV, bột và nhân làm bánh đều được nhân viên nhào, nặn bằng tay trần. Chưa kể, bột bánh vương vãi khắp nơi trên nền gạch ẩm ướt trộn lẫn cùng đất cát từ giày dép khiến sàn nhà vốn đã nhớp nháp lại càng trở nên nhầy nhụa. Các thùng đựng nguyên liệu cũng “vô tình” được bày ngổn ngang trên sàn nhà. Chưa hết, chủ cửa hàng còn tiết lộ sự thật: “Cửa hàng bánh thu B.P (Thụy Khuê, Hà Nội) mà dân tình hay xếp hàng mua thực chất toàn nhập hàng dưới này để mang lên bán. Xe chở hàng thường hoạt động vào ban đêm nên ít người biết là phải”. “Nhiều khi họ chỉ nhập bánh loại rẻ khoảng 20.000 đồng/chiếc rồi bán khống lên tới 50.000 - 60.000 đồng/chiếc, chẳng qua là chỗ làm ăn anh em nên chúng tôi mới đồng ý bán giá đó” - chị Loan khẳng định.

Như vậy, sau hàng loạt sai phạm bị các cơ quan chức năng “sờ gáy” trong thời gian qua, các cơ sở sản xuất bánh trung thu tại Xuân Đỉnh vẫn “đủng đỉnh” như chưa hề có gì xảy ra. Chưa kể, hàng tấn nguyên liệu “bẩn” vẫn đang được bày bán trôi nổi trên thị trường, ngay chính các con phố trung tâm mà không hề có sự kiểm định của cơ quan ATVSTP.

Bánh “nhà làm” cũng đầy nguy cơ mất vệ sinh

Nhiều người dân “mất lòng tin” vào bánh trung thu bày bán tại các cửa hàng đã quyết định tự mua nguyên liệu về nhà làm bánh. Những ngày này, theo khảo sát của PV Báo Lao Động tại phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi nổi tiếng chuyên bán các loại hóa chất, phụ gia thực phẩm - luôn tấp nập “người mua kẻ bán”. Theo nhiều chủ cửa hàng, các nguyên phụ liệu làm bánh trung thu như bột làm bánh, các loại nhân như mứt bí, hạt sen, hạt dưa, lạp sườn, trứng muối, đậu xanh… và hương liệu như nước đường bánh dẻo, nước đường bánh nướng, nước hoa bưởi… được rất nhiều người hỏi mua và bày bán la liệt công khai ngay trên vỉa hè. Tại đây, các túi bột và mứt được buộc chun, ghi “nguệch ngoạc” vài chữ sơ sài trên vỏ bao. Bên cạnh đó, các can nhựa đựng hương liệu được ghi bút dạ ngoài vỏ can để “phân biệt” chủng loại. Hầu hết các nguyên liệu được đóng gói sơ sài, không có nhãn mác, không ghi hạn sử dụng trên vỏ bao khiến người tiêu dùng hoang mang về nguồn gốc xuất xứ.

Ngoài những nguyên liệu phổ thông trên, nhiều cửa hàng còn quảng cáo những nguyên liệu “xịn”. Chỉ tay vào một gói bột bánh dẻo có đề chữ “Bột dẻo ĐB” (bột dẻo đặc biệt - PV) - chị Thoa phân trần: “Sở dĩ loại bột này đắt hơn vì đây là bột được xay từ gạo loại 1, chất lượng cao; hơn nữa được rây kỹ hơn nên khi làm bánh sẽ cho sản phẩm ngon hơn hẳn”. Khi được hỏi hạn sử dụng của những sản phẩm này là đến khi nào, chị khẳng định chắc nịch: “Để được cả năm là chuyện bình thường” (!). Theo một số chủ cửa hàng, chỉ với khoảng 100.000 - 150.000 đồng tiền mua nguyên liệu, người mua có thể tự làm khoảng 10 chiếc bánh 200 gram. Như vậy, mỗi chiếc bánh chỉ từ 10.000 - 15.000 đồng chưa kể vỏ bao bì và khuôn. Mức giá khá “bèo” đang dấy lên lo ngại về nguồn gốc thực sự của những nguyên liệu giá rẻ này là từ đâu? Điều này cũng dấy lên lo ngại về chiếc bánh do chính tay mình làm ra mặc dù nguyên liệu đã được lựa chọn. 

Nguyên liệu bánh trung thu bẩn

Vào đêm 23/8, Đội quản lý thị trường số 11 Hà Nội phối hợp cùng Cục Cảnh sát Môi trường và Công an quận Tây Hồ đã thu giữ 2 tấn nhân bánh không rõ xuất xứ. Số nhân bánh này được đóng trong các bịch nilon đã hút chân không gồm nhiều loại như cốm, đậu đỏ, đậu xanh…Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng thu giữ 50.000 quả trứng muối, nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu không rõ nguồn gốc.

 

Để đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Trung thu 2015 cho người tiêu dùng, Cục an toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các đồng chí Giám đốc Sở y tế - Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố triển khai các chương trình quản lý thực phẩm gắt gao trên thị trường. Theo đó, lực lượng chức năng liên ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh, các làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình. Sau đó, xử lý các đơn vị, cơ sở này bằng cách công khai tên, loại trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

 

Ngày 28/09/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang và Ths. Phạm Nho
(Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích