Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 0 8 6 9
Số người đang truy cập
9 2 5
 Chuyên đề Sán
Cua suối có phải là trung gian truyền bệnh cho sán lá phổi hay không ?

Trong thời gian qua, nhiều câu hỏi đặt ra với chúng tôi về việc tiếp xúc với cua suối và ăn các thịt cua suối dạng nướng hoặc luộc có bị nhiễm giun sán ha không, đặc biệt là sán lá phổi như một số tỉnh phía bắc hay không? Chúng tôi tìm hiểu về các loại cua suối mà người dân ở Bình Định và Đăk Lăk đang “truy tìm”, thu mua và thưởng thức. Liệu có có phải là trung gian truyền bệnh sán lá phổi hay không cần phải làm rõ các vấn đề này.

Gần đây, nhiều nhóm người vượt hàng chục cây số, trèo đèo - băng rừng, lội suối trong đêm để bắt cua suối bán cho các thương lái là công việc thường ngày của những nông dân ở các xã Bình Tường, Tây Phú, Bình Hòa của huyện Tây Sơn và Vĩnh Thạnh (Bình Định), xã An Thành, huyện Đắk Pơ, An Khê (Gia Lai), nhất là dọc suối Xà Quần cùng hai con suối ở cầu Cà Tung (thị trấn Đắk Pơ) và suối cầu Thầu Dầu (xã Tân An, huyện Đắk Pơ) và một số xã của thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk).Mùa bắt cua thường từ tháng 12 đến tháng tư năm sau (âm lịch).
 

Dụng cụ đi bắt cua của các nhóm dân này chỉ đơn giản gồm cái bao để dựng cua, đèn pin (loại đội đầu), các bộ chiếc găng tay dùng để mang trong lúc bắt cua để bớt đau nếu chẳng may bị cua kẹp, mấy chai nước uống và đồ ăn lót dạ. Họ đi vào các con suối và khe đá nhỏ, bên cạnh là những hố nước đọng lại do trời mưa. Băng qua những nơi không có lối mòn với chi chít đá và rễ cây để quan sát tìm dấu vết của cua. Ban đầu, họ chỉ quanh quẩn ở những con suối hay ra sông gần khu dân cư để bắt, nhưng giờ đi suối xa chứ suối gần do nhiều người bắt nên cua rất ít.

Các nhóm người này thường bắt đầu hành trình lội suối đi bắt cua, vừa lội suối vừa chăm chú rọi đèn xuống nước, không bỏ sót một hốc, kẽ/ khe đá nào. Hễ thấy con cua nào nằm dưới nước là chụp liền, rất nhanh gọn không để con nào thoát. Nếu ngày có mưa to, nước thường hơi đục nên phải soi thật kỹ mới thấy cua được. Nhiều người đi bắt nên cua ngày càng tinh, cứ thấy ánh đèn là chúng bò đi núp liền chứ không phải trơ mình ra chờ mình tới bắt như lúc trước.
 

Cua ở suối chủ yếu là cua giống của Thái Lan, giống này trước đây được các nông dân ở Gia Lai nuôi nhiều và sau đó một số thoát ra môi trường tự nhiên, sinh sôi rất nhanh. Cua Thái Lan to bằng nắm tay, lưng có màu vàng nâu, càng màu đen pha đỏ tía. Chúng ăn côn trùng, lá cây, sống trong các hang hốc dưới những khóm cây bên các dòng suối trên rừng. Những ngày này, nước suối mát nên cua thường ra khỏi hang đi tìm thức ăn. Muốn bắt loại cua này không khó mấy, ban đêm chỉ cần lấy đèn đi soi là có thể bắt được nhiều cua, điều cốt yếu là phải nhanh tay lẹ mắt.

Giá cua lên xuống thất thường, có thể 33.000 - 55.000 đồng/kg.

Cua 'thiết giáp', đặc sản có một không hai ở Tây Nguyên

Vỏ cứng, bản tính hung dữ, những con cua ở khu vực suối đá Ông Mô (xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) được đặt tên là cua “thiết giáp”, phải những tay săn cua có nghề mới bắt được. Đi bắt các loại cua này hơi cực và có nguy cơ dễ bị rắn chắn nếu không cẩn thận và có chế độ bảo hộ lao động đầy đủ như quần dài và đi ủng cao chân. Thường ban đêm, họ đi tìm hang cua, thấy thì đánh dấu lại, sáng mai mới bắt. Nếu không phải dân trong nghề, nhìn hang cua dễ bị nhầm lẫn với hang chuột.
 

Cua “thiết giáp” không như cua đồng hay cua ruộng, chỉ sống tập trung ở lưu vực những con suối đá chạy dọc những thung lũng xen kẽ các quả đồi. Chúng thường đào hang từ trên cạn, xuyên xuống dưới sâu hàng mét đến khi nào hang có nước mới thôi. Trong những năm gần đây, do khí hậu thay đổi và tình trạng dùng điện săn bắt thủy sản tràn lan khiến cho lượng cua đá bị suy giảm rõ rệt, giá mỗi kg cua đá lên tới vài trăm nghìn đồng.

Thêm vào đó, cua thường đào nhiều hốc, ngách thoát hiểm nhưng chúng chỉ sử dụng đúng một cửa hang làm lối ra vào. Ban đêm, khi sương bắt đầu xuống, chúng mới ra khỏi hang đi kiếm ăn. Trước tiên phải xác định nó ở hang nào, đi cửa nào, đánh dấu lại. Hôm sau, lên đào sẽ không bị sai vì đào sâu hàng mét mà nhầm thì mất công lắm. Hôm sau, các nhóm săn cua suối lên đường cùng lỉnh kỉnh xà beng, thuổng, xô nhựa và cả một búi rơm đã vò cho nhàu nát. Đến suối đá, nơi đã được đánh dấu, các người săn cua cầm xà beng hì hục đào hố đã có đánh dấu sâu khoảng 0,5m, khoét rộng đủ để tì sát bờ vai xuống đất. Họ cầm búi rơm đã vò sẵn trong lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng đưa vào trong hang cua. Một lúc sau, rút tay ra, mang theo một con cua đá đầy bùn đất, hai chiếc càng cua kẹp chặt vào búi rơm.

Sau khi chế biến, một đĩa cua đá nướng vàng ruộm bày sẵn lên mâm được mang ra, kèm theo đĩa muối hạt giã nhỏ trộn với hạt tiêu xanh giã nhuyễn là một món ăn ngon và thơm hơn.

Câu cua núi, nghề kiếm tiền mùa mưa của dân miền Tây

Vào mùa mưa, nhiều người dân An Giang lại lên núi Cấm, tìm những hang suối chảy để câu cua bán cho khách du lịch. Trước kia, khi đường lên núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) còn chưa thuận tiện, loài cua núi chưa được nhiều người biết đến. Nhưng từ khi đường mở, giao thông dễ dàng, ngày càng có nhiều người tìm mua món đặc sản này, trong đó có khách du lịch.
 

Có cầu thì có cung, nhiều nhà hàng sang trọng cũng săn đón cua núi Cấm để bán cho thượng khách. Giá bán vì thế cũng tăng mạnh. Mức phổ biến là 70.000-80.000 đồng/kg. Vào những ngày cuối tuần, giá tăng lên 120.000-140.000 đồng. Đội săn cua chuyên nghiệp cũng hình thành nhờ đó.

Loài cua này có nhiều vào mùa mưa, thường từ tháng 4 - 8 âm lịch hàng năm. Lúc đó, cua bò từ hang ra các suối mát để tìm mồi. Anh Sang nói thêm, thời điểm này, mưa chưa nhiều nên hàng ngày, anh đến các hang suối tìm câu cua. Số cua kiếm được bình quân mỗi ngày khoảng1-2 kg, lúc nhiều lên đến 3-4 kg. Giá bán trên 120.000 đồng/kg. Dù mang lại thu nhập vài trăm nghìn đồng mỗi ngày, song công việc săn cua núi khá vất vả.

Người đi săn phải leo lên đỉnh núi, đổ dốc hơn 2 km toàn đường mòn, sau đó gửi xe, đi bộ xuống triền núi. Mỗi chuyến săn cua của ông Sáu Đen bắt đầu vào lúc mặt trời chưa ló rạng. Mồi câu cua là những sợi thun buộc trên đầu cây trúc. Ở khu vực ven suối, nơi nào cũng có thể tìm thấy cua, nhưng càng lên cao cua càng lớn. Đây là lý do những người thợ săn muốn bắt được cua to cần phải đi ngược lên đỉnh núi. Phải hết sức cẩn thận, cua núi hung hăng gấp trăm lần cua ở ruộng đồng bằng. Một khi nó đã kẹp rồi thì ‘trời gầm’ cũng không nhả”. Tuy hình dáng nhỏ hơn, nhưng cua núi có sức mạnh gấp 10 lần cua đồng. Nhiều khi cua đồng kẹp tay người còn bị rụng càng, nhưng cua núi thì không. Có con cua núi thậm chí còn kẹp đứt ngọt tầm vông để tẩu thoát. Do đó, kinh nghiệm nằm lòng của những người đi săn cua núi Cấm là chọn những cây tre thật già làm cần câu, để chống cua bẻ cần chạy tháo thân.
 

Những thợ săn cua núi mùa mưa tại ấp Thiên Tế cũng truyền nhau kinh nghiệm, cua trong hang phần lớn là cua cái. Loại này có kích thước và chất lượng kém hẳn cua đực. Tuy vậy, cua đực thường trầm mình dưới nước nên để tìm được, thợ săn cần có kinh nghiệm. “Thường muốn bắt cua đực, chỉ cần tìm chỗ nào có nắng xuyên qua tán lá là gặp. Nhìn thấy cua, chỉ cần quăng lưỡi câu là nó xông tới, lấy càng kẹp lưỡi câu. Lúc này, thợ săn cua chỉ việc nhấc lên, cho vào giỏ. Mỗi ngày lùng sục ở khu vực các khe đá ẩm ướt gần khu vực lòng suối, người đi săn bắt được gần 2 kg cua. Bán với giá khoảng trên dưới 100.000 đồng/kg. Bây giờ cua có phần hiếm dần, chứ năm trước, chỉ cần đi một vòng là có thể kiếm được cả bao cân nặng khoảng chục kg.Thợ săn cua kỳ cựu ở vùng núi Cấm An Giang cũng nói thêm, không chỉ là đặc sản cho dân nhậu miền Tây, cua núi còn là món ăn chuyên trị bệnh còi xương cho trẻ.

Từ vấn đề thực tế đến …Phúc đáp các câu hỏi đặt ra của bạn đọc?

Như vậy, với các thông tin ở trên tùy thuộc vào từng nơi mà thời gian cua đá xuất hiện nổi trội đa số ở vùng suối và núi đá ,khe suối và càng trên cao thì bắt cua càng nhiều và cua càng lớn. Thế nhưng, các thông tin trên chưa đề cập đến vấn đề các loại cua đá, cua suối như vậy có khả năng là trung gian truyền bệnh hay giá thể của bệnh sán lá phổi Paragonimus spp. hay không, cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học, nhất là các nhà ký sinh trùng điều tra về ấu trùng sán lá phổi và các tác nhân gây bệnh khác. Và các nghiên cứu đó cần phải tích cực, tận tụy và điều tra tổng thể các loại cua bắt được tại các khe suối, khe đá của các vùng địa lý khác nhau.
 

Nhân đây, chúng tôi cũng xin chia sẻ với bạn đọc rõ hơn về sán lá phổi, đặc biệt Paragonimus westermani là một loàichủ yếu và quan trọng của sán lá phổi gây nhiễm trên người. Đôi khi, loài này còn gọi là sán lá Nhật Bản (Japanese lung fluke) hay sán lá phương đông (Oriental lung fluke). Nhiễm trùng ở người hâu như gặp ở vùng Đông Á và Nam Mỹ. Paragonimus westermani được phát hiện khi hai con hổ Bengal chết vì bệnh sán lá phổi tại vườn thú ở châu Âu vào năm 1878. Vài năm sau đó, nhiễm trùng ở người mới được nhận ra tại Formosa. Bệnh sán lá phổi là một bệnh nhiễm ký sinh trùng lây qua đường ăn uống.

Liên quan đến chu kỳ sinh trưởng và phát triển:Các trứng chư thụ tin đi qua đờm của người hoặc mèo. Hai tuần sau, các miracidia phát triển trong trứng và đẻ ra. Tiếp đó, các miracidia xâm nhập vào các vật chủ trung gian là ốc.
 

Trong cơ thể ốc, các sporocyst mẹ hình thành và sinh ra nhiều rediae mẹ, sau đó sinh ra nhiều rediae con, khi chúng bò trườn thành cercariae vào trong vùng nước ngọt. Các cercariae đi xuyên vào trong các con cua nước ngọt và đóng kén trong cơ thịt của chúng, hình thành nên dạng metacercaria. Người hoặc mèo ăn các ấu trùng này của các con cua nhiễm, khi đó các metacercaria thoát kén và đi xuyên qua thành ruột, cơ hoành và phổi - ở đó chúng trở thành sán trưởng thành và đi từng cặp. Các vật chủ trung gian đầu tiên của Paragonimus westermani là ốc nước ngọt Semisulcospira amurensis, Semisulcospira calculus, Semisulcospira cancellata, Semisulcospira extensa, Semisulcospira gottschei, Semisulcospira libertina hay Semisulcospira toucheana, Semisulcospira mandarina hay Semisulcospira wegckiangensis, Semisulcospira multicincta, Semisulcospira nodiperda, Semisulcospira nodiperda quinaria, Semisulcospira paucincta, Semisulcospira peregrinomum.

Đã nhiều năm qua Tarebia granifera được tin là một vật chủ trung gian đối với sán lá phổi P. westermani, nhưng Michelson chỉ ra năm 1992 điều này là không đúng. Bệnh sán lá phổi thật sự có một chu kỳ sinh học phức tạp liên quan đến hai vật chủ trung gian cũng như người. Các trứng đầu tiên phát triển trong nước sau khi phóng thích do bệnh nhân ho và đào thải qua phân người. Trong môi trường bên ngoài, các trứng phát triển thành thụ tinh. Trong giai đoạn tiếp theo, các miracidia đẻ ra và xâm nhập vào vật chủ trung gian thứ nhất như các lòi ốc nước ngọt. Các miracidia đi xuyên qua các mô mềm và suốt các giai đoạn phát triển bên trong ốc, nhưng trưởng thành thành cercariae trong vòng 3-5 tháng. Các cercariae tiếp đó xâm nhập vào các vật chủ trung gian thứ hai như cua hay các tôm rồi đóng kén phát triển thành metacercariae trong vòng 2 tháng.
  

Nhiễm trùng ở người hay các động vật có vú khác (vật chủ xác định/ chính) xảy ra thông qua tiêu hóa phải các động vật nhuyễn thể nấu chưa chín hoặc thịt còn sống. Nhiễm trùng ở người với P. westermani xảy ra do ăn các thịt tôm, cua chứa ấu trùng metacercariae chưa được nấu chín. Các metacercariae thoát kén vào trong tá tràng, đi xuyên qua thành ruột vào trong khoang phúc mạc, rồi đi khắp khaong bụng và cơ hoành vào trong phổi, ở đó chúng trở nên đóng kén và phát triển thành con trưởng thành. Sán cũng có thể đến các cơ quan khác và mô khác như não và cơ. Tuy nhiên, khi điều này xảy ra hoàn chỉnh chu kỳ sẽ không đạt được vì trứng đẻ ra không tồn tại ở các vị trí như thế.

Về lan truyền của loài sán lá phổi P. westermani đến người và động vật có vú xảy ra tiên phát khi ăn phải các thực phẩm biển hay hải sản nấu chưa chín. Tại châu Á, ước tính 80% số cua nước ngọt mang P. westermani (?!). Để chế biến, các cua sống có thể mang dinh nhiều ấu trùng metacercariae trong các nếp kẻ của thân cua và có thể nhiễm sang ngón tay và các vật các vật dụng dùng trong nhà bếp của người chế biến và chuẩn bị nữa ăn.

Sự chuyển tình cờ các nang nhiễm cũng có thể xảy ra thông qua khâu chế biến thức ăn sau đó lây nhiễm qua các tay và dụng cụ ăn uống. Việc ăn uống các động vật ăn nhuyễn thể cũng có thể truyền ký sinh trùng, một số ca báo cáo tại Nhật Bản – nơi mà người ta thường ăn thịt lợn đực còn sống như là nguồn nhiễm bệnh cho người. Kỹ thuật chế biến thức ăn như ngâm dầm, ướp muối sẽ không đủ diệt các tác nhân gây bệnh như thế. Chẳng hạn, như nghiên cứu ở Trung Quốc ăn các con cua ngâm rượu (“drunken crabs”) chỉ ra là một nguy cơ đặc biệt vì tỷ lệ nhiễm là 100% khi cua được ngâm trong rượu 3-5 phút và cho mèo và chó ăn.

Ổ chứa là các động vật như heo, chó và một số loài mèo cũng có chứa P. westermani. Không có vector nhưng nhiều loài ốc và cua đóng vai trò như các vật chủ trung gian. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, các loài cua Eriocheir là một động vật thực phẩm quan trọng và được xem là vật chủ trung gian thứ hai của sán lá gan này. Thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm đến khi giai đoạn đẻ trứng là 65 - 90 ngày. Nhiễm trùng có thể kéo dài đến 20 năm trên cơ thể người.

             Về bệnh học, một khi phổi hoặc các vị trí lạc chỗ khác, sán sẽ kích thích một đpá ứng viêm cho phép chúng được bao phủ và sinh mô hạt, hình thành bao nang. Các bao nang có thể loét và lành theo thời gian. Các trứng được mô quanh tạo thành một u giả lao (pseudotubercles). Nếu sán lan tỏa và đi vào tủy sống, có thể gây bệnh nhân liệt; các bao nang trong tim có thể gây tử vong. Các triệu chứng định vị ở trong hệ thống hô hấp, dẫn đến ho dữ dội, viêm phế quản và ho ra máu trong đờm.

Bệnh có thể diễn tiếp nhiễm trùng bán cấp tính và mạn tính ở cơ quan phổi. Đây là một loài sán rất thường gặp và phân bố địa lý rộng rãi nhất trên thế giới, được phát hiện bởi Coenraad Kerbert (1849-1927) vào năm 1878.

Hơn 30 loài sán lá thuộc giống Paragonimus được báo cáo gây nhiễm trên động vật và cả người. Trong số đó, có hơn 10 loài thường nhiễm bệnh trên người, hay gặp nhất là loài Paragonimus westermani. P. westermani được phát hiện trong phổi của một bệnh nhân bởi tác giả Ringer (1879) và trứng của chúng tìm thấy trong đờm được nhận ra bởi Manson và Erwin von Baelz (1880). Manson cho biết ốc là vật chủ trung gian và các nhà khoa học Nhật Bản đã làm rõ chu kỳ sinh trưởng trong ốc từ năm 1916 - 1922. Loài này có tên P. westermani có tên gọi sau khi Pieter Westerman (1859-1925) một nhà nuôi và chăm sóc vườn thú phát hiện đến con sán có mặt trên một con hổ Bengal ở vườn thú Amsterdam.

Về dịch tễ học vật chủ ổ chứa của các sán Paragonimus spp. gồm nhiều loài khác nhau của động vật ăn thịt gồm có động vật thuộc mèo, chó, động vật thuộc họ linh miêu, một số loài gặm nhấm và heo. Người nhiễm phải sau khi ăn các cua nước ngọt chưa được nấu chín hoặc các con tôm có ấu trùng giai đoạn nhiễm đóng kén bên trong.
  

Khu vực Đông Nam Á là nơi phổ biến có số ca nhiễm cao hơn cả do lối sống và ăn uống. Các hải sản sống thường phổ biến tại các quốc gia này. Người ăn phải các thớ thịt cua còn sống trong nhà hàng hay thói quen ăn kiểu bán sống. Các thịt cua này có thể chế biến bằng cách ngâm trong nước ướp thịt, dấm hay rượu để đông các cơ của nhuyễn thể. Phương thức chế biến như vậy không đủ điều kiện để giết chết các ấu trùng metacercariae, nên dẫn đến nhiễm cho vật chủ.

Những con cua thường sống trong các đồng ruộng lúa ăn lúa cũng có thể chứa các ấu trùng giai đoạn nhiễm và có thể truyền ký sinh trùng sang người. Loài sán này dễ dàng lan rộng vì chúng có thể nhiễm trên nhiều động vật khác hay gọi là bệnh động vật (zoonosis). Một bảng phân loại các động vật có vú và chim có thể nhiễm hoặc đóng vai trò như các vật chủ trung gian “paratenic hosts” gây bệnh. Nếu ăn phải các vật chủ loại này có thể dẫn đến nhiễm loài sán lá này. Paragonimus westermani phân bố ở Đông Nam Á và NHật Bản. Các loài Paragonimus khác thường phổ biến ở các nơi khác của châu Á, châu Phi và Nan hoặc Trung Mỹ. P. westermani hiên đang gia tăng và được ghi nhận tại Mỹ trong suốt 15 năm qua do tăng số dân di cư đến các vùng bệnh lưu hành. Ước tính nhiễm đến 22 triệu người nhiễm trên phạm vi toàn cầu.

Việc chẩn đoán dựa vào xét nghiệm vi thể các trứng phát hiện trong phân hay trong đờm, nhưng có thể kết quả âm tính vì trong giai đoạn 2-3 tháng đầu sau nhiễm không phát hiện được. Tuy nhiên, các trứng cũng có thể thấy trong dịch màng phổi hoặc một số mẫu bệnh phẩm khi sinh thiết. Ngoài ra, bạn có thể so sánh hình thái học với các ký sinh trùng đường ruột khác để chẩn đoán không bỏ sót các ký sinh trùng khác.

Cuối cùng, phát hiện kháng thể có giá trị trong chẩn đoán các ca nhiễm nhẹ và chẩn đoán ca bệnh sán lá phổi thể ngoài phổi. Tại Mỹ, phát hiện kahngs thể chống lại P. westermani giúp các thầy thuốc chẩn đoán phân biệt giữa bệnh sán lá phổi với lao trên nhóm dân di biến động ở Đông Dương. Ngoài ra, chẩn đoán hình ảnh học, xquang có thể giúp khảo sát khaong màng phổi và xem bóng sán. Phương pháp này có thể dễ dàng chẩn đoán nhầm vì nhiễm trùng ở phổi trông giống như ở lao, viêm phổi hoặc bệnh spirochaetosis. Sinh thiết phổi cũng có thể dùng để chẩn đoán song ít làm.
 

Trứng được bài tiết qua đờm là loại trứng chưa thụ tinh, hoặc sau đó chúng được nuốt trở lại và đào thải ra phân . Trong môi trường ngoài, trứng thành trứng thụ tinh hay tạo phôi  miracidia đẻ ra và tìm đến các vật chủ trung gian đầu tiên - ốc và đi xuyên qua các mô mềm của nó  . Miracidia đi qua các giai đoạn phát triển bên trong ốc : sporocysts , rediae  và sau đó tăng lên thành nhiều cercariae  và lồi ra khỏi cơ thể ốc. Các cercariae xâm nhập vào các vật chủ trung gian thứ hai - các loài nhuyễn thể như cua và tôm - ở đó chúng đóng kén và thành ấu trùng nhiễm metacercariae. Đây là giai đoạn nhiễm đối với các động vật có vú  . Nhiễm trùng ở người với P. westermani khi ăn phải các cua hay tôm chưa được nấu chín mà có chứa ấu trùng  . Các ấu trùng metacercariae thoát kén trong tá tràng  đi qua thành ruột và vào trong khoang phúc mạc, rồi đi qua thành bụng và cơ hoành vào trong phổi-ở đó chúng đóng thành vỏ và phát triển thành con trửơng thành  (7.5-12 mm x 4-6 mm). Sán cũng có thể đến các cơ quan và mô khác, như não và cơ trơn. Tuy nhiên, do không thể hoàn thành chu kỳ trong các cơ quan đó nên chúng sẽ không thể đẻ ra và tồn tại.

Việc xác định có hay không các loài cua dá hay cua suối mà các người dân ở đó bắt và bán cho các nhà hàng hoặc dân ăn thời gian gần đây nhiễm ấu trùng sán lá phổi thì cần phải phân tích, xét nghiệm và nghiên cứu một cách thận trọng trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

 

 

 

Ngày 31/07/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích