Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 0 1 8 4
Số người đang truy cập
1 5 0
 Chuyên đề Giun
Nhân một trường hợp giả ấu trùng di chuyển gây sang thương ở da do sợi tóc

Tóm tắt

Giới thiệu: Tình trạng ấu trùng di chuyển trong da hay ấu trùng di chuyển là một bệnh lý ở da hay gặp ở vùng nhiệt đới đã được mô tả cách nay hơn 100 năm. Nguyên nhân có thể do nhiễm do ấu trùng một số loại ấu trùng giun tròn như giun móc từ chó, mèo (Ankylostoma braziliense,  Ankylostoma caninum), giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum) hoặc giun lươn (Strongyloides stercoralis) gây ra. Ấu trùng di chuyển có đặc điểm là ban đỏ da, hình ngoằn ngoèo như rắn bò, ngứa và ban trườn dưới da do sự xuyên da tình cờ và di chuyển của các ấu trùng giun tròn. Hầu hết các ca bệnh ấu trùng di chuyển tìm thấy ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Trình bày ca bệnh: Ca bệnh được báo cáo ở đây là một bệnh nhi, nam 2 tuổi sống tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh với hình ảnh trên da có vết đỏ, ngoằn ngoèo như rắn bò, dài khoảng 3,5cm, cuối đường này có một đoạn màu đen ngắn. Phẩu tích lấy bệnh phẩm tại sang thương, xét nghiệm đó là một đoạn sợi tóc. Kết luận: Sợi tóc khi đi xuyên da có thể dẫn đến nhiều hình ảnh lâm sàng khác nhau, một trong số đó dễ chẩn đoán nhầm là hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da. Thầy thuốc lâm sàng cần thăm khám và phân tích bệnh phẩm kỹ để điều trị kịp thời.

Từ khóa: Ấu trùng di chuyển dưới da, đoạn tóc, giun tròn

1. GIỚI THIỆU

Tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, hội chứng ấu trùng di chuyển (ATDC) ở da là một bệnh nhiễm trùng do một số ấu trùng giun móc từ chó/ mèo Ankylostoma braziliense,  Ankylostoma caninum, giun đầu gai Gnathostoma spinigerum, hoặc giun lươn Strongyloides stercoralis gây ra [1],[6],[7]. Khi khám một bệnh nhân có tổn thương da có đặc trưng là ban đỏ hình dải ngoằn ngoèo người thầy thuốc sẽ nghĩ bệnh nàylà hậu quả của nhiễm theo con đường qua da của các ấu trùng thuộc giun tròn kể trên. Ấu trùng di chuyển dưới da thường hay gặp ở vùng Đông Nam Á, Nam Mỹ và châu Phi. Trong báo cáo này, chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi nam, 2tuổicó sang thương trên da giống hội chứng ATDC do một sợi tóc gây ra.

2. TRÌNH BÀY CA BỆNH

Bệnh nhi nam giới, 2 tuổi đang sống tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được người nhà đưa đến Khoa khám bệnh thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh với các biểu hiện lâm sàng qua thăm khám là có đường sưng đỏ ở mặt trên bàn chân, ngoằn nghoèo, đoạn cuối đường di chuyển này có một đoạn màu đen không rõ bản chất.

Tiền sử và bệnh sử bệnh nhi

-Bé được người nhà dẫn đi chích ngừa các loại vaccine đầy đủ;

-Bé được nuôi bằng sữa mẹ;

-Bé thường được cho năm trên chiếu trải dưới đất, hay cho nằm trong nôi;

-Nhà có nuôi chó/ mèo và thân thiện với bé;

-Theo mẹ bé cho biết cách đây 2 tuần, trên da mặt trên bàn chân của cháu có một đường màu đỏ, ngắn sau đó dài dần và ngoằn ngoèo.

Thăm khám lâm sàng:

-Khám tổng quát về chiều cao, cân nặng của bệnh nhi bình thường;

-Bệnh nhi không sốt, không ho, không có hạch ngoại vi;

-Khám sang thương cho thấy đường nổi trên da, ngoằn ngoèo, bề ngang khoảng 3 mm, dài khoảng 3,5 cm, sưng đỏ, đầu cuối của đường này có dạng như sợi chỉ nhỏ màu đen ở mặt trong kéo dài lên đến lưng bàn chân (T);

-Chẩn đoán sơ bộ: Theo dõi sang thương do ấu trùng di chuyển (ATDC) dưới da.

-Tiếp đó, tiến hành gởi đến phòng xét nghiệm, phẩu tích vùng da có thương tổn, lấy bệnh phẩm xét nghiệm.

Kết luận: Một đoạn sợi tóc gây xuyên da.


Hình 1. Sang thương và đường di chuyển ở dưới da do sợi tóc

3. BÀN LUẬN

Bệnh do ấu trùng di chuyển ngoài da có thể găp ở tất cả giới tính, lứa tuổi và chủng tộc nếu họ có tiền sử phơi nhiễm hay tiếp xúc với ấu trùng của một số loại giun tròn như giun móc chó/ mèo, giun đầu gai hay giun lươn. ATDC thường hay gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Người có thể bị nhiễm ấu trùng giun móc qua chân trần khi đi bộ trên bãi cát hoặc bé nhỏ trườn bò tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, hoặc do ấu trùng di chuyển lạc chỗ (ectopic foci). Ấu trùng di chuyển ký sinh dưới bề mặt da và đào thành các đường hầm theo hướng di chuyển của chúng với biểu hiện màu đỏ, ngứa [1],[6],[7].

Các vị trí thường bị ảnh hưởng là vùng mông, cánh tay, vùng cổ, mặt và bàn chân, cẳng chân, hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể tiếp xúc với ấu trùng. Nghiên cứu của Paul I. và cộng sự ở Ấn Độ và nghiên cứu của Black và cộng sự ở Adeleaide Hill-miền nam châu Úc cho biếttrẻ 8 tháng đến 13 tháng cũng bị nhiễm giun móc chó, mèo [2],[5]. Vì vậy, với bệnh nhi có sang thương là đường sưng đỏ ngoằn ngoèo như trên, sống trong gia đình nuôi chó mèo, thường hay trườn bò dưới đất, nên các thầy thuốc lâm sàng ở đây đã nghĩ bệnh nhi này bị bệnh ở da do các ấu trùng loài giun móc từ chó/ mèo.

Tuy nhiên, sau khi phẩu tích, phân tích bệnh phẩm cho thấy nguyên nhân tạo hình ảnh sang thương giống như ấu trùng di chuyển dưới da ca bệnh ở trên là một đoạn sợi tóc. Tóc có thành phần chủ yếu là chất sừng, khi đứt thành đoạn ngắn thì cứng. Đối với một bé 2tuổi, da bé mềm, mỏng có thể bị một đoạn tóc ngắn đâm vào dưới da, gây sang thương cục bộ như trên là có thể xảy ra như trong trường hợp này.

Việc một đoạn sợi tóc khi đi xuyên da có thể cho nhiều hình ảnh lâm sàng khác nhau tựa như một rối loạn da nào đó đã từng được y văn ghi nhận (Scott và cs., 1957). Một trong những hình ảnh kỳ lạ đó là giống hình ảnh ấu trùng di chuyển da niêm mạc (Yaffee và cs., 1957; Schamberg và cs., 1961; Ronchese và cs., 1962) [4].


Hình 2

Đoạn tóc di chuyển trong da cũng tạo đường hầm và sinh phản ứng viêm tại chỗ giống như các vết sưng phồng trên da có thể liên tục kéo dài, lan rộng hoặc từng đợt đã được ghi nhận trên y văn của Anh (Eero A. Lehmuskallio và cs., 1975). Đặc biệt vào năm 2001, nhóm tác giả Deruelle R, Benoit Catteau, F. Langrand và F. Piette đã mô tả hình ảnh giả ấu trùng di chuyển do sợi tóc ấn vào trên một bệnh nhi có thương tổn sợi tóc xuyên da dưới bàn chân tương tự như ca bệnh ở đây của chúng tôi. Một số tác giả khác trên thế giới còn mô tả hình ảnh sợi tóc xuyên da ở các vị trí sau cổ gáy, dưới bàn chân, mặt trong cẳng tay qua các tài liệu tổng hợp y văn [3],[4].

Trong ca bệnh ở đây, sau khi phẩu tích xong, tư vấn gia đình và vệ sinh sát trùng da tại chỗ và một liệu trình kháng sinh. Vết thương khỏi hoàn toàn.

KẾT LUẬN

Đây là ca bệnh chúng tôi găp đầu tiên, một bệnh nhân nhi có sang thương giống như tình trạng ấu trùng di chuyển dưới da do giun móc chó mèo.Sang thương này do sợitóc xuyên trong da bệnh nhi. Do đó, người thầy thuốc lâm sàng cần quan tâm những sang thương giống bệnh ấu trùng di chuyển trong da da do các loài giun tròn lây truyền từ động vật sang người nhưng đôi khi cũng có thể do nguyên nhân khác.

Tài liệu tham khảo

1.Balfour E, Zalka A, Lazova R (2002). Cutaneous larva migrans with parts of the larva in the epidermis. Cutis. 2002;69:368-70. 

2.Black MDGrove DIButcher ARWarren LJ ( 2010). Cutaneous larva migrans in infants in the Adelaide Hills. Australas J Dermatol.;51(4):281-4.

3.R. Deruelle, Benoit Catteau, F. Langrand, and F. Piette (2001). Pseudo-larva migrans with imbedded hair. Nouvelles Dermatologiques 20(3).

4.Eero A. Lehmuskallio et al., (1975). Hair fragment in the skin resembling larva migrans. British Journal of Dermatology 93(3):349-50

5.Paul Y, Singh J (1994). Cutaneous larva migrans in an infant. Indian Pediatr;31:1089-91. 

6.Feldmeier HSchuster A., (2012), Minireview: Hookworm-related cutaneous larva migrans. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2012 Jun;31(6):915-8.

7.Veraldi SPersico MCFrancia CSchianchi R. (2013). Chronic hookworm related cutaneous larva migrans. Int J Infect Dis. 2013 Apr;17(4):e277-9.

Abstracts

A CASE REPORT OF CUTANEOUS PSEUDO-LARVA MIGRANS DUE TO HAIR FRAGMENT

Tran Thi Hue Van1, Phan Anh Tuan1, Nguyen Thanh Liem1, Huynh Hong Quang2

1University of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh,2Institute of Malariology, Parasitology, and Entomology Quy Nhon

Introduction: Cutaneous larva migrans (CLM) or larva currens is the most common tropically acquired dermatosis whose earliest description dates back more than 100 years. Possible causes are larva infestation of several nematode, such as hookworm from dogs/ cats (Ankylostoma braziliense,  Ankylostoma caninum), Gnathostoma spinigerum or Strongyloides stercoralis..Cutaneous larva migrans manifests as an erythematous, serpiginous, pruritic, cutaneous eruption caused by accidental percutaneous penetration and subsequent migration of larvae of various nematode parasites. Cutaneous larva migrans is most commonly found in tropical and subtropical geographic areas, including Vietnam. Case presentation: This case report is a male boy, 2 year old currently living in Thu Dau Mot town, Binh Duong province. He hospitalized in Hospital for Tropical Diseases in Ho Chi Minh city with erythematous rash, serpiginous line, 3.5cm in length, and at the end of this line have short black fragment. Dissection and laboratory analysis of black fragment with final conclusion of hair fragment. Conclusion: Human hair fragments penetrating the skin may produce a variety of different clinical pictures, o­ne of the most peculiar of these resembles larva migrans. The clinical doctor need to exam and analysis critically for prompt treatment.

Key words: Cutaneous larva migrans, hair fragments, nematode

Trần Thị Huệ Vân1, Phan Anh Tuấn1, Nguyễn Thanh Liêm1, Huỳnh Hồng Quang2

1Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, 2Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn

 

Ngày 01/05/2018
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích