Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Finance & Retail Bạn trẻ
Nhịp sống trẻ
Công nghệ số
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 5 9 1 0
Số người đang truy cập
3 9 2
 Bạn trẻ Nhịp sống trẻ
(ảnh sưu tầm chỉ mang tính minh họa)
Có thể chính chiếc điện thoại thông minh đang khiến bạn mất ngủ

Ngày 9/11/2016. CNN Health-Có thể chính chiếc điện thoại thông minh đang khiến bạn mất ngủ (Your smartphone may be hurting your sleep). Bạn yêu chiếc điện thoại thông minh nhưng có thể nó đang ngầm phá hoại giấc ngủ của bạn, theo một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên Tạp chí PLOS o­ne việc sử dụng những thiết bị này nhất lúc gần đi ngủ liên quan với chất lượng giấc ngủ bị kém hơn.

TS. Gregory Marcus, tác giả nghiên cứu và là giảng viên y học tại Đại học California, San Francisco cho biết: “Khi chúng ta nhìn vào màn hình điện thoại vào lúc chuẩn bị đi ngủ, thời lượng sử dụng điện thoại càng nhiều thì càng gây khó ngủ và giảm chất lượng giất ngủ trong đêm.

Nghiện công nghệ (Tech addiction)

Cụm tử “crackberry” trở nên phổ biến gần một thập kỷ trước để miêu tả việc nghiện những chiếc điện thoại BlackBerry, có thể được cho là những chiếc điện thoại thông minh thực sự thành công đầu tiên. Ngày nay, hầu hết mọi người đều nghiện điện thoại thông minh, đứng cúi đầu khi đang đợi tàu hoặc xếp hàng tại bưu điện. Khi biết việc sử dụng điện thoại thông minh cũng gia tăng cùng lúc với tỷ lệ thiếu ngủ, Marcus và các đồng nghiệp của ông đã quyết định điều tra xem hai việc này có liên quan đến nhau hay không. Để trả lời cho câu hỏi này, ông đã sử dụng thông tin có sẵn, thu thập bởi một nghiên cứu trực tuyến bắt đầu vào tháng 3/2013. Thiết kế nghiên cứu sức khỏe tim mạch “Health eHeart” được tài trợ bởi Viện Y học Quốc gia (NIH) và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) phê duyệt, bất kỳ ai từ 18 tuổi trở lên đều có thể tham gia Health eHeart và nghiên cứu này cũng được đồng sáng lập bởi Drs. Mark Pletcher và Jeffrey Olgin, giảng viên tại UCSF. Sau khi ký vào một mẫu đơn chấp thuận tham gia, những ứng viên được tuyển mộ tự báo cáo dữ liệu sức khỏe của họ thông qua một chuỗi các bảng câu hỏi trực tuyến. Thông tin này được thu thập lại, phân tích và được sử dụng để nghiên cứu và phát triển các chiến lược để phòng ngừa và xử lý tất cả các khía cạnh bệnh tim mạch. Marcus cho biết khoảng 80.000 ứng viên đã được tuyển mộ vào Health eHeart: “Chúng tôi có những ứng viên từ mọi bang trên khắp Hoa Kỳ, thậm chí là nhiều người đối vớimỗi bang và chúng tôi thực sự có đại diện từ 50 đất nước”. Marcus và đồng sáng lập của ông cũng tích hợp sẵn dữ liệu giúp các nhà khoa học khác tiến hành nghiên cứu liên quan, đối với nghiên cứu điện thoại thông minh mới, Marcus tận dụng sự phong phú của thông tin để tiến hành nhánh nghiên cứu "sub-study" chỉ của riêng mình.
 

Khai thác dữ liệu (Mining the data)

Trong tất cả những người ghi danh vào Health eHeart, 653 người đã chọn tham gia và hoàn thành nghiên cứu mới về điện thoại thông minh-giấc ngủ (smartphone-sleep study) này đã cài đặt một ứng dụng trên điện thoại của họ để tự động ghi lại số phút trong mỗi giờ mà màn hình được bật lên (tổng thời gian sáng màn hình) trong suốt thời gian 30 ngày. Marcus cho biết những người tham gia này cũng đã báo cáo số giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ của họ thông qua một bảng câu hỏi được xác thực như là một phần trong trải nghiệm Health eHeart chung vì vậy khi trả lời những câu hỏi đánh giá giấc ngủ này, những người tham gia cũng đưa vào dữ liệu nhân khẩu hỏi cộng với thông tin về việc sử dụng đồ uống có cồn, hoạt động thể chất, thói quen hút thuốc và các vấn đề sức khỏe khác của họ. Thông qua việc trả lời nhiều câu hỏi như vậy những người tham gia sẽ không thể nhận ra được các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu điều gì, Marcus giải thích: “Chúng tôi không muốn có sai số”. Qua phân tích dữ liệu, các nhà khoa học phát hiện trung bình những người tham gia sử dụng điện thoại thông minh của họ tổng cộng 38,4 giờ trong thời gian 30 ngày, những người có thời gian nhìn vào màn hình trung bình lâu hơn thì có khả năng có chất lượng giấc ngủ kém hơn và ngủ ít hơn: Khoảng 35% số người sử dụng điện thoại thông minh của họ ít hơn trung bình bị khó ngủ so với 42% những người có thời gian sử dụng trung bình hoặc nhiều hơn trung bình và dường như những người sử dụng điện thoại thông minh gần giờ đi ngủ có chất lượng giấc ngủ kém hơn. Các nhà khoa học phát hiện thời gian nhìn vào màn hình thay đổi trong suốt 24 giờ nhưng phần lớn xảy ra vào ban ngày, dù đối với một số người tham gia việc sử dụng điện thoại thông minh đạt định điểm trong suốt buổi tối. Marcus cho biết: “Chúng tôi không thể bỏ qua khả năng một số người không thể ngủ vì một số lý do hoàn toàn không liên quan khi họ chỉ sử dụng điện thoại để giết thời gian”. Mặc dù còn nhiều điểm hạn chế nhưng nghiên cứu của Marcus cũng tương tự một số nghiên cứu khác là sử dụng công nghệ gần giờ đi ngủ có liên quan đến việc khó ngủ như khảo sát National Sleep Foundation hồi năm 2011. Một nghiên cứu khác (PDF) cũng cho thấy ánh sáng xanh (blue light) phát ra từ điện thoại (và các thiết bị điện tử) có thể ngăn chặn việc sản sinh ra melatonin của cơ thể, một hooc-môn gây mệt mỏi và góp phần vào đặt giờ cho chu kỳ ngủ-thức (sleep-wake cycles). Marcus nhấn mạnh: “Vì vậy có một số bằng chứng đáng tin cậy về mặt sinh học ủng hộ quan điểm có một mối liên hệ nhân quả nhưng chúng tôi vẫn chưa thể xác định điều đó”.
 

Ngủ: một nhu cầu cơ bản (Sleep: A basic need)

Bs. Neil Kline, một bác sĩ giấc ngủ, thầy thuốc nội khoa và đại diện của Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ (American Sleep Association) cho biết: “Người ta tin rằng giấc ngủ là một quá trình hồi phục và nhu cầu sinh học cơ bản, khi những động vật bao gồm cả con người thiếu ngủ, có nhiều hệ thống cơ thể bị ảnh hưởng, không chỉ biểu hiện bên ngoài chúng ta mà còn ảnh hưởng tới trí nhớ và khả năng tập trung, hệ miễn dịch và hệ thống nội tiết cũng bị suy yếu. Theo Kline, người không tham gia vào nghiên cứu mới này thì việc thiếu ngủ liên quan tới bệnh trao đổi chất và làm gia tăng sự thèm ăn. Một nghiên cứu khác cho thấy thiếu ngủ bao gồm chất lượng giấc ngủ thấp hoặc số lượng giấc ngủ thấp là yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạchtrầm cảm. Theo một nghiên cứu khác, dù phần lớn các tác động tiêu cực này đã được nghiên cứu riêng rẽ ở người lớn, giấc ngủ trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi công nghệ. Tác giả chính nghiên cứu này, Ben Carter, giảng viên lâu năm về sinh thống kê học (biostatistics) tại trường King’s College London cùng các cộng sự của ông đã phát hiện đối với thanh thiếu niên và trẻ em, việc sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính có liên quan tới mất đi thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ. Carter nhận thấy kết luận trong nghiên cứu của Marcus là “hợp lý” (reasonable) nhưng ông cho rằng nghiên cứu này vẫn còn một số thiếu sót, với những người tham gia trong nghiên cứu Health eHeart dường như quá điển hình với chức năng tim kém hơn và những người “lớn tuổi hơn một chút so với những người sử dụng thiết bị di động thông thường”. Carter viết trong một email: “Những người sử dụng cực độ nhất và những người sử dụng ít nhất có độ tuổi trung bình 44 và 52 tuổi và cả hai nhóm này chủ yếu là nữ” do đó dữ liệu này được lấy từ một mẫu dân số cụ thể và nhỏ và vì vậy các kết quả của nghiên cứu có thể không hoàn toàn đúng với toàn bộ quần thể dân số. Marcus cho biết ông nghi ngờ một số người có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn những người khác và việc sử dụng quá mức điện thoại thông minh ảnh hưởng tới giấc ngủ của họ nhiều hơn so với những người khác và hy vọng có thể điều tra câu hỏi này trong tương lai. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, ông gợi ý những người mất ngủ và có vấn đề với giấc ngủ nên tránh nhìn vào màn hình điện thoại của họ trước khi đi ngủ 30 phút để xem liệu điều đó có giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của họ không, ông cho biết thêm: “Chẳng có hại gì mà không thử làm điều đó”.

Hình ảnh: Mẹo ngủ như mèo con (Photos: Tips to sleep like a kitten)


Đặt giờ báo thức có thể là việc duy nhất giúp bạn thức dậy vào buổi sáng nhưng hãy thử việc đặt giờ nhắc nhở đi ngủ.


Bạn có biết giữ ấm đôi bàn chân có thể giúp bạn dễ ngủ? Mang một đôi tất trước khi đi ngủ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.


Dù chỉ có một chút ánh sáng cũng gây nhiễu giấc ngủ bạn, phòng ngủ càng tối thì giấc ngủ càng ngon.


Bạn có tập thể dục thường xuyên? Bạn sẽ ngủ tốt hơn. Dù chỉ vài phút tập thể dục trong ngày cũng có ích.


Sơn phòng ngủ màu dịu nhẹ (tranquil color) để phòng ngủ trở nên êm ả dịu nhẹ.


Chợp mắt, ngủ không quá 30 phút và không quá gần thời gian của giấc ngủ chính, sẽ không gián đoạn giấc ngủ chính ban đêm của bạn


Tập Yoga có thể giúp bạn thư giãn vào cuối ngày và làm đầu óc bạn trở nên thư thái, điều giúp làm chậm nhịp thở và nhịp tim để ngủ tốt hơn.


Tận hưởng chút ánh nắng vào sáng sớm kích thích não bạn tỉnh táo và khởi động cơ thể lúc sáng sớm, có thể giúp bạn dễ ngủ sớm hơn một chút vào buổi tối.

Ngày 16/11/2016
CN. Nguyễn Thái Hoàng(Biên dịch từ CNN Health)  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích