Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 06/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Finance & Retail Bạn trẻ
Nhịp sống trẻ
Công nghệ số
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 3 4 4 0 9 0
Số người đang truy cập
4 9 8
 Bạn trẻ Nhịp sống trẻ
Ảnh hưởng của bệnh tim đối thai nghén và ảnh hưởng của thai nghén đối với bệnh tim là điều cần lưu ý
Có bệnh tim nặng không nên lấy chồng, nếu lấy chồng không nên có con

Các chuyên gia về sản khoa thường nói như một lời khuyến cáo là những người phụ nữ mắc bệnh tim nặng không nên lấy chồng, nếu có lấy chồng thì không nên có con vì bệnh tim ở phụ nữ mang thai thường dẫn đến những nguy cơ làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe kể cả tính mạng của mẹ và con mặc dù tần số mắc bệnh chỉ chiếm khoảng 1 - 2% nhưng trong đó có 90% là do hậu quả của bệnh thấp khớp hay gặp.

Các bệnh tim thường gặp ở phụ nữ mang thai

Thực tế trên lâm sàng, các trường hợp tim bệnh lý thường gặp trong thai kỳ của những người phụ nữ mang thai là các bệnh về van tim, bệnh tim bẩm sinh và các loại bệnh tim khác. Mỗi trường hợp tim bệnh lý có đặc điểm riêng cần lưu ý để phát hiện và chẩn đoán xác định.

Bệnh về van tim: Hẹp van lá là bệnh lý thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 66% các trường hợp và có nhiều biến chứng tim-sản; gần như tất cả các bệnh nhân bị hẹp van hai lá đều mắc bệnh thấp tim. Hở van hai lá cũng thường gặp do bệnh thấp và chiếm khoảng 34% trường hợp trong bệnh lý của van hai lá; sản phụ bị hở van hai lá thường chịu đựng quá trình mang thai tốt hơn là bệnh lý hẹp van hai lá. Các bệnh hở van tim khác như hở van ba lá, hở van động mạch phổi, hở van động mạch chủ thường kết hợp với bệnh lý của van hai lá. Hẹp van động mạch chủ có thể làm cho bệnh nhân không có khả năng duy trì cung lượng tim bình thường.

Bệnh tim bẩm sinh: Thông liên nhĩ là dạng bệnh lý thường gặp. Thông liên thất ít gặp hơn nhưng thông liên thất nhẹ và trung bình vẫn có thể có khả năng mang thai bình thường; tuy nhiên những trường hợp có tổn thương thông liên thất nặng có thể tạo ra shunt phải-trái khi tăng áp lực động mạch phổi, sự đảo shunt này được gọi là hội chứng Einsenmenger có tỷ lệ tử vong của mẹ chiếm tỷ lệ cao khoảng 30 - 50%. Bệnh lý còn ống động mạch ít gặp, trường hợp ống thông nhỏ vẫn có thể đáp ứng tốt trong quá trình phụ nữ mang thai. Tứ chứng Fallot là bệnh lý tim có tím tái hay gặp ở tuổi trưởng thành, người bệnh kém chịu đựng các thay đổi huyết động đột ngột do chuyển dạ và thay đổi tư thế; thai nhi thường bị nhẹ cân, sinh non nhưng lại có trưởng thành phổi sớm so với tuổi thai do đáp ứng tình trạng thiếu oxy mãn tính.

Các bệnh tim khác: Trên thực tế cũng có thể gặp một số trường hợp bệnh lý như: viêm cơ tim, suy tim do thiếu vitamin B1; bệnh lý cơ tim (cardiomyopathy) có thể do nghiện rượu, tăng cathecholamin, nghiện cocain, xơ cứng bì...; bệnh cơ tim chu sinh (peripartum cardiomyopathy) là các trường hợp suy tim xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ hay trong vòng 6 tháng sau khi sinh mà không phát hiện được nguyên nhân hay bệnh tim trước đó; các nhà khoa học cho rằng phụ nữ mang thai dễ dàng làm cho bệnh lý cơ tim xuất hiện nhưng cơ chế gây nên bệnh lý chưa được xác định rõ và bệnh lý này thường gặp sau khi sinh với tỷ lệ khoảng 1/1.300 đến 1/4.000 cuộc sinh đẻ.

Biến chứng thường hay gặp

Những biến chứng thường hay gặp xảy ra trong thực tế được ghi nhận do ảnh hưởng của bệnh tim đối với thai nghén và ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh tim.

Về ảnh hưởng của bệnh tim đối với thai nghén: Những người mẹ mang thai mắc bệnh tim có thể có hiện tượng thiếu oxy và dinh dưỡng ở tổ chức mô tế bào. Tùy theo từng thời điểm và mức độ mà các ảnh hưởng xảy ra khác nhau như: thai chậm phát triển trong tử cung, suy thai mạn tính; thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai; đe dọa sẩy thai, sẩy thai; đe dọa sinh non, đẻ non; thai chết trong tử cung, thai chết trong lúc chuyển dạ; thai có thể bị dị dạng ở những phụ nữ mang thai bị bệnh tim bẩm sinh có tím tái. Tuy vậy, thai nhi vẫn có thể phát triển ở những phụ nữ mang thai bị bệnh tim khi chưa có hiện tượng mất bù.

Về ảnh hưởng của thai nghén lên bệnh tim: Thông thường tình trạng thai nghén ảnh hưởng nhiều đến bệnh lý của tim ở khoảng nửa thời gian sau của thai kỳ. Các biến chứng thường gặp gồm: suy tim cấp tính, phù phổi cấp tính, thuyên tắc mạch ối, rối loạn nhịp tim; thiếu máu trong thai kỳ sẽ làm tăng lưu lượng tim, tim phải làm việc nhiều nên dễ dẫn đến suy tim kể cả suy tim độ I và độ II; tắc mạch do huyết khối là một tai biến viêm tắc mạch trong lúc mang thai, đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người mẹ, tỷ lệ biến chứng này chiếm khoảng 3 - 5% các trường hợp, trong đó 25% xảy ra trong thai kỳ, 75% xảy ra trong thời kỳ hậu sản, trên lâm sàng thường gặp viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, ngoài ra cũng có thể gặp hiện tượng tắc mạch huyết khối ở mạch vành, não, phổi và mạc treo của ruột.

Triệu chứng bệnh lý và chẩn đoán xác định

Trên thực tế có rất nhiều thay đổi về tình trạng sinh lý của người phụ nữ mang thai trong thời kỳ thai nghén nên đã làm cho việc phát hiện, chẩn đoán bệnh tim trở nên khó khăn hơn trường hợp bình thường.

Các triệu chứng bệnh lý và dấu hiệu lâm sàng được ghi nhận bao gồm: khó thở và khó thở khi nằm, triệu chứng có thể xuất hiện sớm từ tháng thứ 5 của thai kỳ và biểu hiện nặng dần lên theo tuổi thai; bị ho ra máu; có cảm giác tức ngực, mệt ngực, ngất khi gắng sức do tim bị chèn ép, thay đổi trục; có biểu hiện tím tái, ngón tay dùi trống và khum dạng mặt kính đồng hồ; nhịp tim thường nhanh, có thể có ngoại tâm thu hoặc các loạn nhịp khác; nghe tim phát hiện được các tiếng bệnh lý như tiếng rung tâm trương, tiếng thổi tâm thu trên 3/6, tiếng tim thứ hai tách đôi...; nghe phổi có thể phát bhiện tiếng ran ẩm hoặc các dấu hiệu tiền triệu chứng của phù phổi cấp tính và phù phổi cấp tính; nếu có suy tim có thể phát hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, khó thở, mạch nhanh từ 110 lần mỗi phút trở lên, đau tức ngực hoặc có cơn đau thắt ngực thoáng qua, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính biểu hiện của suy tim phải. Trong một số trường hợp có thể phát hiện dấu hiệuviêm tắc tĩnh mạch chi dưới như sốt, có biểu hiện thừng tĩnh mạch nông, đau và viêm, đau ở bắp chân, chân bị viêm tắc sưng to, đau tăng lên khi sờ vào tĩnh mạch đùi ở vùng tam giác đùi; siêu âm Doppler chi dưới thấy hình ảnh giãn tĩnh mạch và giảm lưu lượng máu. Về cận lâm sàng, chụp phim X quang thấy có bóng tim to, bè ngang và cơ hoành bị đẩy cao lên. Thực hiện đo điện tim thấy có biểu hiện suy tim như dày thất phải, dày thất trái hoặc loạn nhịp.

Năm 1958, nhà khoa học Burwell và Mercalfe đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh tim gồm các dấu hiệu: Có tiếng rung tâm trương, tiếng thổi tâm thu liên tục hoặc tiếng thổi tiền tâm thu. Tiếng thổi tâm thu từ 3/6 trở lên, đặc biệt có kèm theo rung miu. Có các triệu chứng bệnh tim rõ ràng. Bị loạn nhịp tim nặng, block. Nếu phụ nữ mang thai có một trong 4 triệu chứng này có thể xác định là có bệnh tim.

Việc phân độ suy tim theo chức năng của Hội Tim học New York ở Mỹ có 4 mức khác nhau: Độ 1 với hoạt động thể lực không bị hạn chế, chưa bị suy tim; Độ 2 với hoạt động thể lực giảm nhẹ, triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức đều có tiên lượng còn tốt. Độ 2 với hoạt động thể lực giảm, triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức nhẹ; Độ 4 với triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi đều có tiên lượng dè dặt.

Lời khuyên của thầy thuốc

Như trên đã nêu, các trường hợp tim bệnh lý thường gặp trong thai kỳ của những người phụ nữ mang thai là các bệnh về van tim, bệnh tim bẩm sinh và các loại bệnh tim khác. Bệnh tim và thai nghén thực tế có sự tác động lẫn nhau với ảnh hưởng của bệnh tim đối với thái nghén và ảnh hưởng của thai nghén đối với bệnh tim. Tùy theo từng trường hợp với mức độ bệnh lý khác nhau, những trường hợp bệnh tim nặng được khuyến cáo cần thận trọng trong việc tuân thủ các điều cần thiết. Phụ nữ khi lập gia đình vấn đề hạnh phúc nhất là mong muốn có con, nếu mắc bệnh tim nặng thì thai nghén có tác động ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe kể cả tính mạng của mẹ và con; do đó phải cân nhắc việc lấy chồng và việc có con để bảo đảm sự an toàn cho cả hai. 

Ngày 21/05/2018
TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích