Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 03/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 9 9 0 8 4
Số người đang truy cập
8 9
 Tư vấn sức khỏe
Làm thế nào điều trị viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc cho bệnh nhân tại nhà_Phần 1

I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ VIÊM DA TIẾP XÚC DỊ ỨNG

Viêm da tiếp xúc dị ứng (allergic contact dermatitis) là một bệnh lý viêm trên da gây ra bởi phản ứng tăng nhạy cảm (hypersensitivity reaction)  type 4. Nó bắt nguồn từ kết quả do tiếp xúc với các kháng nguyên hoặc hóa chất làm khó chịu cho davaf tiếp sau đó là đáp ứng quan trung gian tế bào T. Bệnh viêm da dị ứng (allergic dermatitis) khiến người mắc có các triệu chứng ngứa, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì diễn tiến kéo dài và các liệu pháp điều trị thường chỉ “giải quyết triệu chứng” một thời gian rồi sau đó tái diễn trở lại. Do đó, nhiều bệnh nhân gần như “chấp nhận và bằng lòng” lựa chọn giải pháp tự điều trị viêm da dị ứng (VDDU) tại nhà nhằm khỏi tốn thời gian đi lại tại các cơ sở y tế (CSYT), chi phí (vì các đơn thuốc cứ lặp đi lặp lại), kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và hạn chế các công việc hay thói quen thường hay dẫn đến bệnh VDDU mà không cần thiết phải đến CSYT.


Hình 1. Các hình thái viêm da tiếp xúc dị ứng trên bệnh nhân |Nguồn: Healthline, 2022

VDDU là bệnh lý trên da diễn ra các triệu chứng sau khi khi cơ thể bệnh nhân tiếp xúc với một số dị nguyên từ môi trường bên ngoài. Bệnh xuất hiện ở bất cứ giới tính, chủng tộc, dân tọc, độ tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh VDDU thường có xu hướng phổ biến trên các bệnh nhân có cơ địa dị ứng (allergic terrain) từ nhỏ. Khi bị VDDU, trên da-niêm mạcnếu nhẹ đến vừa thường xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, ngứa, châm chích, nếu thể bệnh nặng hơn có thể phát ban dạng dát đỏ, nổi mày đay, bội nhiễm vi khuẩn, hoặc biến chứng viêm loét, rối loạn giấc ngủ do ngứa nghiêm trọng mất ngủ và nhiều trường hợp diễn tiến tâm thần kinh.


Hình 2. Giống và khác nhau giữa VD cơ địa (atopic dermatitis) và VD tiếp xúc (contact dermatitis)

II. VIÊM DA TIẾP XÚC DỊ ỨNG Ở MẶT RỒI LAN TỎA VÙNG LÂN CẬN

VDDU/VDTX ở mặt thường phát sinh thương tổn sau khoảng vài giờ phơi nhiễm/ tiếp xúc với chất dị ứng. Thông thường, bệnh chỉ gây triệu chứng ở phạm vi da có tiếp xúc trực tiếp với yếu tố kích thích. Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng có thể lan tỏa đến một số vùng da lân cận. VDDU ở mặt gây đỏ da, ngứa ngáy, nóng rát và châm chích và triệu chứng nhận biết VDDU/VDTX ở mặt, bao gồm: (i) Da mặt xuất hiện phát ban có màu hồng hoặc đỏ; (ii) Nóng rát da kèm ngứa ngáy; (iii) Xuất hiện mụn nước kèm chảy dịch và đóng vảy; (iv) Khi mụn nước tiêu biến, da thường có dấu hiệu khô và nứt nẻ; (v) Một số ca bệnh có thể gây đỏ toàn bộ da mặt và sưng mí mắt; (vi) Các trường hợp nặng, thương tổn da có thể lan tỏa đến da dầu, tai và cổ.

Trên thực tế, hình thái tổn thương do VDDU/VDTX còn phụ thuộc vào độ tuổi, cơ địa thểtrạng bệnh nhân và nguyên nhân gây bệnh (dị nguyên). Do đó, một số ca có thể gặp triệu chứng khác thường và đa dạng hơn. VDDU/VDTX ở mặt ít phổ biến hơn so với viêm da tiếp xúc kích ứng. Với VDTX kích ứng, các yếu tố gây bệnh thường ăn mòn lớp sừng của da, khiến màng lipid bị hư hại, dẫn đến tình trạng suy giảm sức đề kháng và bùng phát các triệu chứng bệnh. Trong khi VDTX dị ứng khởi phát thương tổn bằng cách kích thích hệ miễn dịch phóng thích chất trung gian gây viêm và gây ra các triệu chứng trên da.

VDDU/VDTX ở mặt thường xảy ra do tiếp xúc với một số chất dị ứng: Mỹ phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có chứa hương liệu, chất bảo quản và dầu khoáng; nhựa độc từ thực vật và côn trùng; thuốc nhuộm tóc; thuốc kháng histamine, kháng sinh; Chất có trong không khí như phấn hoa, kim loại nặng, bụi mịn; phơi nhiễm ánh nắng trong thời gian dài. Bệnh có thể khởi phát do một số yếu tố nguy cơ như bệnh nhân là người thường xuyên làm các công việc có tần suất tiếp xúc với chất dị ứng cao như điều phối giao thông, thợ làm tóc, người mẫu ảnh; người có làn da khô, mỏng và nhạy cảm; da mặt từng có tiền sử bị nổi mày đay, viêm da tiết bã hoặc viêm da cơ địa.

VDDU/VDTX ở mặt chỉ gây tổn thương ngoài da và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên do triệu chứng xảy ra ở mặt nên bệnh có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ và tâm lý bệnh nhân. Hơn nữa ngoài thương tổn da, bệnh còn gây ngứa, khó chịu, nóng rát kéo dài và dẫn đến tình trạng bứt rứt và giảm chất lượng cuộc sống. Nếu chăm sóc và tích cực điều trị, triệu chứng trên da mặt có thể được điều trị triệt để và không gây ảnh hưởng nặng. Ngược lại trong trường hợp chủ quan không tiến hành khắc phục sớm, bệnh có thể tiến triển nặng và gây biến chứng như do da mặt thường mỏng và có độ nhạy cảm cao, nên nếu không xử lý thương tổn kịp thời, da có thể bị hư hại và để lại sẹo ở mặt gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý; hoặc gây nhiễm trùng da.

III. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ VÀ QUẢN LÝ CA BỆNH VDDU/VDTX

Thực tế, bệnh VDDU không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị sớm, triệu chứng có thể lan rộng, ảnh hưởng đến cuộc sống. Đồng thời, nếu tình trạng này tái phát liên tục tiềm ẩn nguy cơ bội nhiễm, chàm hóa, khó điều trị sau này. Một số phương pháp điều trị can thiệp VDDU khác nhau và mang lại hiệu quả khác nhau. Với thể bệnh nhẹ, triệu chứng không quá nghiêm trọng, nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn giải pháp chữa VDDU tại nhà bằng cách theo đơn thuốc trên mạng internet hoặc bằng các bài thuốc dân gian, nguyên liệu thảo dược sẵn có đơn giản xung quanh hoặc trong vườn nhà, chế biến đơn giản và tiết kiệm chi phí.

1. Liệu pháp thảo dược điều trị viêm da dị ứng thể nhẹ và vừa

Đa số bệnh nhân VDDU thường lựa chọn các loại thuốc điều trị thoa ngoài (topical medicines) khi bệnh mới khởi phát. Ưu điểm của các thuốc này thường có tác dụng làm dịu da, giảm triệu chứng viêm và ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, không ít người bị kích ứng với các loại thuốc đó, thường là dạng kem thoa, nên khiến tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn khi tự ý sử dụng các loại thuốc thoa/bôi mà không có hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Vì vậy, bệnh nhân nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định.Một số loại thuốc trị viêm da dị ứng thường xuất hiện trong đơn thuốc như:

·Thuốc kháng histamin: Mục đích ức chế phản ứng dị ứng, giảm ngứa, kích thích, nóng đỏ da. Có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên uống, dạng xịt ngoài, siro,...

·Steroid bôi da: Hiệu quả cho VDDU cấp độ nhẹ đến trung bình. Trường hợp viêm nhiễm nặng, cần kết hợp thuốc điều trị toàn thân khác để phát huy công dụng tốt nhất;

·Thuốc gây tê tại chỗ: Sử dụng với công dụng giảm triệu chứng nóng rát, tấy đỏ ngoài da. Loại thuốc này ít hấp thu và chỉ tác động lên bề mặt nên có thể dùng với vùng da có vết thương hở;

·Kem làm mềm da hay kem dưỡng ẩm: Giảm ngứa, nóng đỏ hiệu quả cho người bệnh. Đa số các loại kem làm ẩm da có tính  thấm, bay hơi nhanh, khôi phục hàng rào bảo vệ cơ thể cho làn da.


Hình 3. Một số biện pháp xử trí các ca viêm da tiếp xúc|Nguồn: VeryWell Health, 2021

Tắm nước mát hoặc chườm lạnh tại chỗ

Trước hết phải bổ sung thêm nước cho cơ thể là một biện pháp giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu của VDDU. Uống nhiều nước giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn, đặc biệt hỗ trợ khả năng đào thải độc tố. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng nóng rát, mẩn đỏ, ngứa, nên uống thêm nhiều nước để giảm nhanh tình trạng này.


Hình 4a. Viêm da dị ứng do đeo nhẫn


Hình 4b. Viêm da dị ứng tiếp xúc nghiêm trọng

Khi xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa, ban đỏ ngoài da, người bệnh có thể lựa chọn chườm lạnh, tắm mát. Đây cũng là một trong những cách chữa VDDU tại nhà được nhiều bệnh nhân lựa chọn.

Khi chườm lạnh hoặc tắm nước mát, hơi lạnh sẽ làm dịu cơn ngứa, giảm mày đay, nổi đỏ ngoài da. Đồng thời, ngăn chặn mẩn đỏ lan rộng toàn thân, dễ chịu trên da hơn. Tuy nhiên, không áp trực tiếp đá lạnh lên da mà cần bọc trong một lớp vải sạch. Đồng thời, tránh chườm đá hoặc tắm quá lâu, tránh tác động lên vùng có vết thương hở vì nhiệt độ thấp có thể kéo theo nguy cơ nhiễm trùng.

Sử dụng các chế phẩm nha đam điều trị VDDU

Nha đam chứa một lượng vitamin, acid amin, chất chống oxy hóa, nước và chất làm mềm da. Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm cho làn da tốt, giảm dị ứng, mẩn ngứa. Nếu sử dụng đúng cách, liệu pháp nha đam hỗ trợ ức chế vi khuẩn, sát trùng da và ngăn tình trạng bội nhiễm.

Người bệnh VDDU thực hiện theo hướng dẫn:Rửa sạch lá nha đam, cắt bỏ phần vỏ, lọc lấy thịt bên trongàRửa sạch vùng da bị viêm và lau khô bằng khăn bông mềm, tránh làm xước daàLấy phần gel (dịch nhầy trong) nha đam massage nhẹ nhàng vùng da viêm nhiễmàNên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau.


Hình 5. Nha đam và dung dịch cây nha đam điều trị viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc

Rửa bằng nước nấu lá chè xanh và các thảo dược tinh dầu khác


Hình 6. Lá chè xanh giúp chữa trị viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng

Lá chè/trà xanh không chỉ được sử dụng làm nước uống mà cũng có thể dùng như cách chữa VDDU tại nhà rất hiệu quả. Mẹo điều trị này có thể sử dụng cho nhiều đối tượng và dạng thương tổn da khác nhau từ chốc, ghẻ, viêm da mủ,…, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai mà không sợ kích ứng hay ảnh hưởng lên tình trạng thai nghén. Cách làm cho bệnh nhân thực hiện như sau:

-Chuẩn bị một nắm lá chè/trà xanh, chọn lá loại tươi, bỏ hết lá sâu, héo úa. Rửa sạch lá chè/trà xanh, có thể ngâm nước muối loãng trong khoảng 10 phút để rửa sách các thuốc trừ sâu còn lại. Sau đó, vớt ra, để ráo nước hoàn toàn;

-Cho lá chè/trà xanh vào nồi to, xả ngập nước, đun sôi trong khoảng 15-20 phút. Khi sử dụng có thể pha thêm nước lạnh nguội, dùng để tắm, rửa hoặc lau trên các vết thương và vùng VDDU ở cơ thể, sau đó để khô mặt đồ lại, có thể thực hiện 1-2 làn mỗi ngày.

Lá đơn đỏ dùng hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng


Hình 7. Cây lá đơn đỏ giúp chữa trị viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng

Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng lá đơn đỏ chứa một lượng hợp chất chống oxy hóa, chất kháng viêm, tái tạo niêm mạc đang tổn thương và tăng cường khả năng miễn dịch. Do vậy, VDDU và phản ứng viêm nhiễm trùng ngoài da, người bệnh cũng có thể dùng lá đơn đỏ chữa trị. Có thể dùng lá đơn đỏ chữa VDDU như sau:

-Đun nước tắm: Chuẩn bị lá đơn đỏ (100g) và cây tầm phỏng (100g), đem rửa sạch, để ráo nước. Thêm 2 nguyên liệu này vào nồi to cùng với khoảng 2 lít nước. Đun sôi 10 phút, chắt bỏ phần bã, lọc lấy nước để ngâm, rửa nhẹ vùng da viêm nhiễm, đang nổi mày đay, ngứa;

-Đun nước uống: Chuẩn bị khoảng 10g lá đơn đỏ (chọn lá tươi), rửa sạch, ngâm muối loãng. Vớt ra để ráo nước, thêm vào nồi cùng với 400ml nước. Đun nhỏ lửa đến khi còn ½ lượng nước thì tắt bếp. Mỗi lần chế biến như vậy chú ý chỉ dùng trong vòng 24 giờ.

Yến mạch điều trị viêm da dị ứng


Hình 8. Yến mạch giúp chữa trị viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng

Trong yến mạch có chứa hàm lượng kẽm và acid ferulic, beta-glucan, avenanthramide, là những hoạt chất có khả năng làm dịu các tổn thương ngoài da, dưỡng ẩm da. Người bệnh áp dụng mẹo điều trị này theo hướng dẫn sau:

-Lấy một lượng bột yến mạch vừa đủ, ngâm trong nước cho nở hoàn toàn;

-Sử dụng trực tiếp lượng bột yến mạch đã nở xoa lên vùng da dị ứng;

-Kết hợp các thao tác massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút, không chà xát mạnh gây xước da;

-Rửa lại vùng da với nước ấm sạch, thoa khô bằng khăn bông mềm.

Mật o­ng chữa viêm da dị ứng


Hình 9. Mật o­ng giúp chữa trị viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng

Mật o­ng luôn là loại nguyên liệu tự nhiên được khuyến khích sử dụng trong điều trị bệnh lý viêm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra thành phần mật o­ng chứa chất kháng viêm và điều hòa miễn dịch. Đồng thời, trong mật o­ng còn chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm cho da, vitamin E, acid amin và các chất chống oxy hóa. Vì thế, người bệnh có thể dùng mật o­ng như một phương thức chữa VDDU, hỗ trợ tái tạo tế bào cho vùng da bị tổn thương. Giải pháp có thể lựa chọn áp dụng phù hợp:

-Thoa trực tiếp lên da: Làm sạch vùng VDDU, thấm khô bằng khăn bông mềm. Lấy một lượng mật o­ng vừa đủ, thoa đều lên vùng VDDU kết hợp massage nhẹ nhàng. Đợi trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát. Người bệnh có thể dùng phương pháp này mỗi ngày để giảm nhanh các triệu chứng VDDU;

-Dùng đường uống: Cách dùng này sẽ tốt hơn nếu kết hợp với phương pháp dùng thuốc khác. Uống mật o­ng trong thời gian dài có tác dụng ngăn ngừa, giúp da khỏe mạnh, ít bị kích ứng hơn. Người bệnh có thể dùng mật o­ng và quế theo tỉ lệ 1:1, pha thêm với nước ấm và uống đều đặn vào mỗi buổi sáng. Người bệnh có thể vắt thêm nửa quả chanh;

-Cần chú ý phương pháp sử dụng mật o­ng với những vùng da có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc đang có vết thương hở. Đồng thời, tránh dùng cho nhóm bệnh nhân có cơ địa dị ứng mật o­ng.

Hành hoa chữa viêm da dị ứng


Hình 10. Cây lá hành hoa giúp chữa trị viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng

Hành hoa có thể sử dụng như thuốc chữa VDDU vì trong hành hoa chứa một lượng chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên nên có tác dụng diệt khuẩn, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Phương pháp dùng hành hoa này còn hỗ trợ cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ ngoài da.

Phương pháp chữa VDDU bằng hành hoatheo hướng dẫn sau đây:

-Chuẩn bị 100g hành hoa, bỏ rễ, ngâm nước muối loãng trong 10 phút, vớt ra để ráo hoàn toàn. Cắt nhỏ thành từng đoạn dài 4-5cm. Bỏ hành hoa đã cắt vào nồi với lượng nước vừa đủ. Đun sôi 5 phút rồi tắt bếp;

-Làm sạch vùng da bị tổn thương trước, dùng phần nước hành hoa mới đun ngâm rửa vùng da bị viêm ngứa trong khoảng 20 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước mát.

khế chữa viêm da dị ứng


Hình 11. Lá kế giúp chữa trị viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng

Lá khế là thảo dược có hiệu quả với các viêm nhiễm, mẩn ngứa ngoài da, giúp thải độc tố, diệt vi khuẩn, kháng viêm tốt. Người bệnh có thể dùng lá khế chữa mày đay, VDDU theo cách đơn giảnsau:

-Lựa chọn lá khế tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng sau 10 phút, vớt ra để ráo nước hoàn toàn.Thêm lá khế vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi sôi 5 phút thì tắt bếp;

-Đổ nước ra, để nguội bớt và chắt riêng phần nước và bã.Làm sạch vùng da bị tổn thương, ngâm rửa vùng da bị viêm hoặc dùng bông gòn thấm đều lên da;

-Lấy phần bã chà nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần.

Lá hẹ chữa viêm da dị ứng với lá hẹ


Hình 12. Lá hẹ giúp chữa trị viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng

Lá hẹ có chứa vitamin, acid amin, khoáng chất có lợi cho việc phục hồi các tổn thương ngoài da, nên bệnh nhân VDDU có thể sử dụng nguyên liệu này để chữa bệnh tại nhà. Sử dụng đúng cách sẽ hỗ trợ cơ thể thanh nhiệt, giải độc, giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy ngoài da. Người bệnh có thể áp dụng một trong các cách điều trị sau đây:

-Tắm nước lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch và vớt ra để ráo nước. Cắt lá hẹ thành từng khúc, thêm vào nồi. Đun sôi và vặn nhỏ bếp, để khoảng 10 phút thì chắt bỏ phần bã. Pha thêm nước mát đến khi vừa mát, sử dụng để tắm hàng ngày;

-Dùng ngoài da, rửa sạch một nắm lá hẹ rồi cho phần lá hẹ vào máy xay hoặc cối giã nhuyễn. Trước khi điều trị, làm sạch vùng da tổn thương. Dùng lá hẹ đã xay nhuyễn đắp lên, giữ nguyên khoảng 10 phút và làm sạch da, lau lại bằng khăn bông mềm;

-Uống nước lá hẹ: Chuẩn bị một nắm lá hẹ, rửa sạch và cắt thành từng khúc. Đun sôi khoảng 0,5 lít nước, thêm lá hẹ vào đun nhỏ lửa khoảng 5 phút. Chắt lấy phần nước, bỏ bã và uống nhiều lần trong ngày, có thể thêm đường phèn để tạo độ ngọt.

Nhìn chung, liệu pháp dân gian chữa VDDU với thảo dược đơn giản, nguyên liệu dễ tìm kiếm, tiết kiệm thời gian và chi phí y tế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều “nguy cơ”. Song khi dùng, người bệnh cần chú ý:

-Các phương pháp thảo dược phù hợp với mức độ bệnh VDDU thể nhẹ đến trung bình. Nếu các triệu chứng VDDU có diễn tiến nghiêm trọng kèm bội nhiễm, người bệnh không nên lạm dụng mà cần đi khám tại cơ sở chuyên khoa ngay;

-Hiệu quả các phương pháp thảo dược tương đối chậm và còn phụ thuộc vào khả năng hấp thu vào người bệnh, nên cần kiên trì trong thời gian dài nếu muốn thấy hiệu quả;

-Với các thảo dược lá câysẵn có, cần chú ý làm sạch cẩn thận, tránh lẫn tạp chất, gây kích ứng da khi sử dụng. Đồng thời, chế độ ăn uống, sinh hoạtcũng cần quan tâm để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Môi trường sống cần được làm sạch sẽ nếu nghi ngờ đó là nguyên nhân hay điều kiện thuận lợi gây VDDU cho bệnh nhân.


(Còn tiếp_Phần 2)

Ngày 11/08/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích