Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 03/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 9 9 8 0 1
Số người đang truy cập
2 8
 Tư vấn sức khỏe Hỏi-Đáp
Một số thông tin xoay quanh về bệnh dày sừng nang lông

Anh Dũng- dungsmart……3@gmail.com- TP HCM. Hỏi: Vợ e bị bệnh dày sừng nang lông. Đã đi điều trị ở bệnh viên da liễu tại TP. HCM mà cũng không đỡ. Nay đã thành mãn tính vì trên chân và tay cả mông nữa nổi sần rất nhiều có gây ngứa. Vậy cho em hỏi Viện mình có phác đồ tri bệnh này như thế nào không ah. E cảm ơn!

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp như sau: Dày sừng nang lông thường được coi là một biến thể da bình thường. Nó không thể chữa khỏi hay ngăn ngừa được nhưng bạn có thể điều trị được bằng cách chất chống ẩm, kem thoa để giúp cải thiện số lần và diện xuất hiện trên da. Tình trạng này thường biến mất vào tuổi 30, nhưng vẫn có nhiều ca vẫn bị vào lứa tuổi lớn hơn.

Triệu chứng là có những sần nhỏ kích thước khoảng 1-2mm, màu hơi trắng hoặc xám. Vị trí thường gặp nhất là ở mặt ngoài 2 cánh tay, phần bên ngoài 2 đùi, ít hơn ở mông, cẳng tay, có thể gặp ở vùng mặt làm dễ lầm với mụn. Đôi khi vùng bị bệnh viêm đỏ ngứa. Bệnh không gây tác hại gì, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi chất sừng được cào cho tróc ra thì có thể thấy có một sợi lông nằm cong bên dưới, dùng tay khều thì sợi lông sẽ mọc lên được. Do đặc trưng và biểu hiện lâm sàng của bệnh nên đôi khi còn có tên như tăng sừng, sẩn sừng hóa nang lông hay bệnh da gà.


Hình 1

Bệnh dày sừng nang lông phát sinh do vi khuẩn như tụ cầu vàng S. aureus và một ít trường hợp do nấm gây viêm nang lông cấp tính hoặc một số yếu tố sinh bệnh như: dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch, chấn thương, môi trường vệ sinh kém, tiếp xúc hóa chất…thường là mụn mủ hoặc sẩn, mụn mủ ở nang lông, xung quanh có quầng viêm đỏ, nhìn kỹ thấy sợi lông xuyên qua ở giữa, thường gặp ở da đầu, mặt, nách, lông mày.. rất ngứa. Nếu bệnh viêm nang lông ở đầu, mặt: là các sẩn mụn đỏ, có khi loang khắp đầu, mặt, nách, lông mu. Nếu viêm nang lông ở râu bệnh sẽ nặng lên sau mỗi lần cạo râu.

Bệnh không xảy ra ở vùng không có nang lông như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Có một số người có tình trạng da khô vảy cá đi kèm. Bệnh dày sừng nang lông kéo dài quanh năm, bệnh thường kéo dài nhiều năm, đến tuổi trung niên bệnh giảm hoặc tự mất. Dày sừng nang lông có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường thấy ở trẻ em nhỏ. Các dấu chứng và triệu chứng có thể gặp gồm có:

·Các nốt, u hay bóng nhỏ li ti nổi lên bề mặt da không đau, điển hình trên các cánh tay, đùi, gò má, mông;

·Da khô, đỏ da tại các vùng có u li ti đó;

·Tình trạng sẽ tệ hơn khi có sự thay đổi thời tiết theo mùa, gây do độ ẩm thấp và da có xu hướng khô hơn;

·Các u, núm trên đầu chân lông li ti tựa như các tờ giấy nhám trên da thịt.

Thái độ điều trị

Là bệnh lý ngoài da khá phổ biến, tuy không gây hại đến tính mạng của con người nhưng nếu không phát hiện sớm để có phương pháp chữa trị kịp thời hay chủ quan với những dấu hiệu của bệnh có thể làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng cũng như tác động đến phương diện thẩm mỹ hơn, từ đó gây khó khăn cho việc điều trị và có thể gặp những biến chứng không tốt. Vậy bệnh viêm nang lông có nguy hiểm không và có gây nên biến chứng gì không? Điều trị dày sừng nang lông thường là không cần thiết, nhưng nếu không quan tâm đến sự xuất hiện đó trên da của bạn hoặc của con bạn, hãy liên hệ và gặp các bác sỹ riêng của bạn hoặc một một bác sỹ chuyên khoa da liễu. Khi đó các thầy thuốc thường đưa ra chẩn đoán thông qua khám da với các hình ảnh đặc trưng là nốt/ nhú.


Hình 2

Về nguyên tắc cần sử dụng sản phẩm tẩy rửa không có xà bông tránh khô da. Chà xát khi tắm với đá bọt hoặc miếng bọt biển, sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm có chứa urea, acid salicylic hoặc acid alphahydroxy có khả năng làm dịu da và giảm khô da. Các retinoid tại chỗ. Corticosteroid hạn chế dùng tại chỗ để giúp làm mềm da hơn. Điều trị laser được sử dụng khi những phương pháp dưỡng ẩm và thuốc hỗ trợ không giúp cải thiện tình hình. Sử dụng laser nhuộm màu tia dạng xung hoặc ánh sáng xung tăng cường có thể làm giảm được tình trạng đỏ của nang lông, nhưng không làm giảm được tình trạng thô ráp của da. Triệt lông bằng laser.

Lời khuyên trước khi điều trị:

·Cần phải có thời gian để phương pháp điều trị có tác dụng. Nếu như khi bạn không cảm thấy sự thay đổi nào sau 4-6 tuần, hãy báo cho bác sĩ điều trị của bạn để có kế hoạch điều chỉnh trong phương pháp;

·Một số bệnh nhân đòi hỏi cần phải thử nghiệm một số phương pháp điều trị trước khi tìm ra được phương pháp hữu ích nhất cho mình;

·Để tiếp tục có kết quả, bạn cần tiếp tục kế hoạch duy trì điều trị tiếp theo cho mình;

·Việc điều trị không thể chữa khỏi được dày sừng nang lông, do đó bạn cần tiếp tục một số sản phẩm để duy trì ổn định tình trạng đạt được. Việc duy trì này có thể đơn giản như sử dụng hai lần mỗi tuần thay vì sử dụng hằng ngày. Những sản phẩm khác có thể chuyển sang kem dưỡng ẩm không cần kê đơn.

Hiện nay, không có phương thức nào điều trị khỏi hoàn toàn viêm dày sừng nang lông, nhưng kem dưỡng ẩm (moisturizing lotion or cream) có thể giúp cho da của bạn mềm hơn, trơn láng hơn. Nhiều loại sản phẩm hiện đang sẵn có trên các quầy nhưng bạn sẽ cần sự tư vấn và hướng dẫn của bác sỹ. Hai loại sản phẩm có thể dùng trực tiếp trên da để cải thiện tình trạng dày sừng nang lông. Bạn nên dùng chúng mỗi ngày trong vài tuần trước khi bạn thay đổi loại khác nếu thấy không hiệu quả. Bạn nên theo các khuyến cáo và theo dõi kết quả kéo dài.


Hình 3

- Chất tẩy da chết (Topical exfoliants) giúp loại bỏ da chết khỏi bề mặt da của bạn. Các chất này gồm kem chứa alpha-hydroxy acid, lactic acid, salicyclic acid hay urea. Các acid có thể gây đỏ da hay bỏng da nhẹ, vì thế không khuyến cáo các sản phẩm này trên bệnh nhi;

- Các chất retinoid (Topical retinoids) liên quan đến vitamin A, giúp ngăn ngừa tuyến bả hay nang lông khỏi các nút trắng. Các sản phẩm này gồm các thành phần tretinoin (như Avita, Renova, Retin-A) và tazarotene (Avage và Taxorac). Tuy nhiên, các chất thoa ngoài dạng retinoid có thể kích ứng da hay gây đỏ hoặc tróc da. Các phụ nữ mang thai, các cô nuôi dưỡng hay có thể đang chuẩn bị mang thai tránh dùng loại thuốc này;

- Điều trị chiếu laser (Laser treatment) nhằm đưa laser lên trên da, đôi khi dùng để điều trị thể đỏ da và viêm nặng. Đó không phải là liệu pháp chữa khỏi nhưng có thể cung cấp làm giảm nhẹ khi kem và chất dưỡng ẩm không đủ điều trị. Bạn có thể cần đến điều trị này.

Bạn không thể ngăn ngừa dày sừng nang lông nhưng bạn có thể làm cho da mình ẩm hơn để làm giảm đi tác dụng của dày sừng. Tuy là bệnh ngoài da nhưng dày sừng nang lông không lây nhiễm sang người khác qua tiếp xúc, bởi bệnh có nguyên nhân do bất thường cấu trúc da khiến những tế bào sừng bị tăng sinh quá mức và gây ra "bưng bít" bề mặt da tạo nên những mụn nhỏ. Vì vậy người mắc bệnh có thể yên tâm chữa bệnh tại nhà cũng như sinh hoạt bình thường. Một số cách dưới đây có thể giúp da của bệnh nhân có thể thoải mái và ít bị ảnh hưởng của dày sừng hơn:

·Không cào xước tại các nút hay u nhỏ li ti của đầu lỗ chân lông hay cọ xát da của bạn co đã ngứa là không nên;

·Sử dụng nước ấm hơn là là dùng nước nóng để tắm rửa;

·Không nên kéo dài thời gian tắm quá lâu trong nước;

·Thử dùng xà phòng có bổ sung chất dầu hay chất béo;

·Sử dụng chất làm ẩm trên diện rộng của da;

·Thêm thế nào tăng độ ẩm trong gia đình của bạn như máy làm ẩm chẳng hạn.

Trong thực hành lâm sàng, chủ yếu mang tính chất điều trị triệu chứng, tức là làm tiêu dần các nút sừng và hạn chế tái phát. Các hoạt chất giúp tiêu sừng mạnh là vitamin A và các dẫn xuất của nó. Ngoài ra, cũng có thể dùng các chế phẩm bôi để hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc uống. Tuy nhiên, việc bôi các hóa chất này có thể gây tác dụng phụ tại chỗ như da khô, đỏ, tróc vảy, ngứa. Vì vậy, tuyệt đối không tự ý điều trị mà cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Người bệnh cần chăm sóc da tốt để có kết quả điều trị hữu hiệu bằng cách hàng ngày vệ sinh da sạch sẽ, kỳ cọ da nhẹ nhàng, tránh chà xát vì điều này thường làm bệnh nặng thêm. Tránh xà phòng và các chất tẩy rửa mạnh, chọn loại xà phòng làm sạch đơn giản. Sau khi tắm có thể làm mềm bằng kem dưỡng ẩm và mỡ bạt sừng, mục đích làm bong chóp sừng ở nang lông nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ.


Hình 4

Chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp tái tạo da, ngăn ngừa quá trình lão hóa, giảm tổn thương nặng do bệnh. Người bệnh cần có chế độ ăn giàu vitamin A, bổ sung các loại trái cây cho cơ thể. Trong trái cây, rau xanh có rất nhiều loại vitamin, dưỡng chất tốt cho cơ thể, an toàn khi điều trị dày sừng nang lông. Một số loại quả bạn có thể dùng khi mắc căn bệnh này là bưởi, cà chua, cam, táo, lê. Ngoài ra, cần bổ sung các thực phẩm chứa protein và các vi chất, các thực phẩm chứa protein như kẽm, sắt,... có trong thịt bò, cá, cua, tôm. Cá hồi-thực phẩm giàu omega-3, giúp cải thiện được tình trạng viêm lỗ chân lông trên da.

Người mắc bệnh dày sừng nang lông cần hạn chế các loại thực phẩm có tính chất cay nóng như ớt, hạt tiêu, thực phẩm chiên rán và dễ gây độc cho gan. Các thức ăn đó sẽ làm suy giảm chức năng gan và xuất hiện các bệnh về da, nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng viêm nang lông của làn da. Các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật cũng có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì, tim mạch khiến viêm nang lông trở nên nặng hơn. Hạn chế các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá, cà phê là nguyên nhân làm cho bệnh dày sừng nang lông trở nên trầm trọng hơn; làm quá trình hồi phục vết thương trở nên chậm chạp hơn và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của làn da.

Dày sừng nang lông có chữa được không? Đây là câu hỏi luôn luôn được đề cập của rất nhiều người, vì đây là căn bệnh mặc dù không làm nguy hại đến sức khỏe nhưng lại tiến triển dai dẳng và gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khiến người mắc phải có cảm giác thiếu tự tin.

Một số nhận định sai lầm dễ dẫn đến bệnh nghiêm trọng hơn

Nhiều người cho rằng viêm dày sừng nang lông chỉ xuất hiện ở tay, chân mà không biết tình trạng của bệnh có thể phát triển trên mọi vùng da như lưng, ngực, mông, mặt, da đầu. Chính là quan niệm sai lầm này mà nhiều người có tâm lí chủ quan khi xuất hiện những dấu hiệu ngứa rát trên những bộ phận mà họ cho rằng không thể bị viêm nang lông, cho rằng đó chỉ là mụn ngứa, mụn trứng cá thông thường, qua một thời gian sẽ tự hết. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh viêm nang lông trở nên nguy hiểm hơn, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Chỉ cần đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì không cần lo lắng mắc bệnh viêm nang lông: Đây là quan niệm không sai nhưng chưa hoàn toàn đúng, bởi viêm nang lông còn xuất hiện do vấn đề nội tiết tố trong cơ thể, hoặc cũng có thể xuất hiện khi thời tiết trở nên nắng nóng, độ ẩm cao làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường. Viêm nang lông là một căn bệnh ngoài da, nó sẽ được chữa trị nhanh chóng và dễ dàng nếu như bạn phát hiện sớm nhữn dấu hiệu của bệnh. Nếu bạn để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng thì việc điều trị sẽ khó khăn và hiệu quả hạn chế.


Hình 5

Bởi dày sừng nang lông xuất hiện khi có sự rối loạn sản sinh tế bào dưới da loại keratine, đây là một loại protein của da dễ bong tróc mỗi khi kì cọ. Ketarin nếu sản sinh ra ở mức độ quá nhiều sẽ gây bít lỗ chân lông, lâu ngày tạo thành các lớp sừng thô ráp trên nang lông và khiến lông không thể mọc ra ngoài được mà cuộn tròn bên trong da.

Nhiều ca có triệu chứng ngứa da, da sần sùi, sưng đỏ do nhiều nguyên nhân như tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt… Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh dày sừng nang lông, song ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Chính vì thế, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh dày sừng để tránh những nguy hiểm không đáng có đến thẩm mỹ và sức khỏe của bạn.


Hình 6

Dinh dưỡng trị liệu bệnh dày sừng nang lông

Nhiều nguyên liệu từ thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị dày sừng nang lông, trong đó gạo là một trong những nguyên liệu dẫn đầu trong danh sách trị bệnh này bởi một số công dụng của cám gạo mà các nguyên liệu khác không có được. Dưới đây là một số công dụng điển hình của cám gạo như sau:

Trong cám gạo có chứa chủ yếu các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6 và quan trọng là vitamin E kèm theo một số vi lượng biotin, niacine giúp tái tạo tế bào, chống lão hóa tự nhiên, đẩy lùi các gốc tự do;

·Cám gạo loại bỏ bã nhờn trên da, làm lành da do viêm lỗ chân lông gây ra nên rất tốt trong việc chữa dày sừng nang lông, viêm nang lông. Có thể làm phục hồilàn da mịn màng sau hư tổn, giúp da sáng mịn hơn, chăm sóc da bị mụn;

·Nếu kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác để làm hỗn hợp trị dày sừng đạt hiệu quả an toàn.


Hình 7

(i) Cám gạo kết hợp chanh tươi

Đây là một hỗn hợp chữa dày sừng nang lông khá hiệu quả, bởi cám gạo kết hợp với chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm của chanh sẽ đẩy lùi được các tế bào sừng hóa.

·Chuẩn bị : 4 thìa bột cám gạo, 2 thìa nước cốt chanh.

·Cách sử sụng: Trộn đều hai nguyên liệu lại với nhau tạo thành hỗn hợp hơi sệt. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dày sừng bạn chỉ cần thoa đều hỗn hợp này lên. Dùng tay mát xa nhẹ nhàng, liên tục trong 5 phút và để yên trong 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Chỉ trong 3 tháng sử dụng bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

(ii) Cám gạo kết hợp mật o­ng

Mật o­ng có tác dụng cải thiện làn da của bạn sau khi bị tổn thương. Việc kết hợp hai nguyên liệu này được rất nhiều người ưu tiên sử dụng.

·Chuẩn bị: 1 thìa cám gạo, 1 thìa mật o­ng.

·Cách sử dụng: Trộn đều để hỗn hợp sền sệt (có thể vắt thêm chút chanh). Thoa đều lên vùng da bị tổn thương do dày sừng nang lông trong 20 phút. Sau đó rửa sạch vùng da vừa thoa hỗn hợp. Sử dụng cách này 3 lần/tuần để có hiệu quả cho da bị dày sừng.

(iii) Cám gạo và nước

·Chuẩn bị: 3 thìa cám gạo, nước ấm 60-70 độ;

·Cách dùng: Trộn đều cám gạo với nước ấm sao cho tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp lên da, để trong vòng 20 phút và rửa sạch lại với nước. Với cách này, bạn cần thực hiện 3 lần/ tuần để có thể thấy được hiệu quả rõ ràng.

(iv) Cám gạo và sữa tươi

·Chuẩn bị: 2 thìa cám gạo, 2 thìa sữa tươi;

·Cách sử dụng: Trộn cho hỗn hợp thành dạng sệt, bôi lên da bị dày sừng nang lông. Rửa sạch da sau 20 phút. Muốn bệnh khỏi hẳn bạn cần thực hiện khoảng 3 tháng, 2-3 lần/tuần.

Với những công dụng của cám gạo kết hợp với những nguyên liệu sẵn có trong gia đình có thể tạo thành những hỗn hợp chữa dày sừng nang lông đơn giản, tiết kiệm. Nhưng những mẹo chữa dày sừng với cám gạo này thường không mang lại hiệu quả tức thì, bạn phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài thì mới có hiệu quả rõ rệt. Nếu bạn không có thời gian hay bận bịu với công việc và gia đình mà không có thời gian để chuẩn bị các công thức từ mẹo chữa dày dừng nang lông bằng cám gạo ở trên thì bạn có thể tìm mua các sản phẩm dùng cho viêm nang lông an toàn, hiệu quả.

(v) Chế phẩm tinh dầu dừa

Điều trị bệnh viêm dày sừng nang lông cần có kiên nhẫn và phối hợp song song giữa cách điều trị bằng thuốc cùng với cách chăm sóc phù hợp để xóa đi các lớp dày sừng nang lông, ngoài ra còn dưỡng da thật mịn. Một trong các phương pháp điều trị bệnh viêm dày sừng nang lông ngay ở nhà đơn giản và hiệu quả nhất đó là sử dụng dầu dừa để bôi lên các vùng da bị bệnh thường xuyên mỗi ngày. Bệnh nhân chỉ cần kiên trì trong một khoảng thời gian, bệnh sẽ thuyên giảm.

·Chuẩn bị dầu dừa, nước cốt chanh. Sau đó bạn lấy 3 thìa dầu dừa hâm nóng lên và trộn cùng 1 thìa cà phê nước cốt chanh tạo thành dung dịch bôi da;

·Rửa sạch vùng da bị bệnh, lấy vỏ chanh vừa dùng vắt nước cốt để chà lên vùng da với mục đích thu nhỏ lẫn chân lông bị giãn to và loại bỏ vảy sừng hóa trên da, làm liên tục trong 5-7 phút và rửa lại vùng da đó thật sạch;

·Sau khi làm sạch da, nên dùng hỗn hợp dầu dừa và nước cốt chanh để xoa đều và massage vùng da mắc bệnh trong khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm;

·Thực hiện cách chữa này ngay khi bệnh mới phát hiện và kiên trì thực hiện đều đặn 1-2 lần mỗi ngày. Sau 3 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

(vii) Mướp đắng/khổ qua

·Bạn sử dụng 100g mướp đắng/ khổ qua.

·Cách dùng là lấy lá mướp đắng rửa sạch, phơi khô, giã nhuyễn đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm nang chân lông, thực hiện đều đặn 1 tuần 3 lần sẽ thấy vùng da được mờ dần và sáng mịn, tươi trẻ.

(vii) Thực phẩm và trái cây

Một số thức ăn và trái cây có tác dụng hỗ trợ điều trị như bệnh nhân cần ăn nhiều rau quả tươi như cà chua, khoai tây, bờ, bắp cải, cam, bưởi, đu đủ hay các loại thức ăn khác như cá có nhiều mỡ có chứa acid béo omega-3, vitamin E, kẽm và các khoáng chất để giúp dinh dưỡng cho da chống lại các gốc tự do và kẽm sẽ giúp điều hòa các viêm nhiễm (cá hồi, cá trích, cá thu) để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho da, cá có protein chất lượng cao nên sẽ đồng thời tăng tái tạo cấu trúc da và tính bền vững của da.

Thân chúc bạn khỏe và sẽ có giảm nhẹ về tình trạng da!

Ngày 23/01/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích