Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 1 7 2 7
Số người đang truy cập
3 8 8
 Tư vấn sức khỏe Y học thường thức
Phần 2. Y học thường thức về phòng chồng bệnh lây truyện từ động vật sang người

           Trong những thập kỷ qua, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, ngành y tế đã không ngừng phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác khám chữa bệnh, có nhiều đổi mới trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân loại.

Hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, nhiều bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván,dịch hạch đã được khống chế và loại trừ. Tuy nhiên, do sự thay đổi về môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, sự giao lưu giữa các quốc gia, khu vực ngày càng tăng làm cho một số bệnh truyền nhiễm bùng phát trở lại và có xu hướng gia tăng; sự biến chủng của vi sinh vật làm cho một số bệnh truyền nhiễm gây dịch mới nổi như Ebola, SARS, cúm A (H1N1, H5N1) và một số bệnh do tác nhân ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người.

Trên động vật

Các vật cưng có thể mang ký sinh trùng và lây truyền ký sinh trùng sang người. Việc rửa tay sạch và hợp lý có thể làm giảm nguy cơ đáng kể. Bệnh lây truyền từ động vật lây sang người và ngược lại (zoonotic disease_ZDs) là một bệnh có thể lây truyền qua lại giữa động vật và con người. Các bệnh ZDs có thể gây ra bởi virus, vi khẩn, ký sinh trùng và nấm. Một số bệnh là rất phổ biến. Đối với bệnh ZDs mà gây ra bởi ký sinh trùng, các triệu chứng và dấu chứng có thể phân biệt được dựa vào loại ký sinh trùng và con người. Đôi khi người nhiễm các bệnh ZDs có thể mắc bệnh nhưng một số khác không biểu hiện triệu chứng và không thấy biểu hiện bệnh. Các người khác có thể có triệu chứng như tiêu chảy, đau cơ và sốt. 

Các thực phẩm có thể là nguồn nhiễm các bệnh ZDs khi động vật như bò, heo nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium spp. hoặc Trichinella spp. Người có thể nhiễm phải bệnh cryptosporidiosis nếu họ tình cờ nuốt thức ăn hoặc nước uống nhiễm phân của động vật đang nhiễm bệnh. Chẳng hạn, điều này có thể xảy ra khi các vườn cây ăn quả hoặc nguồn nướcgần các đồng chăn thả bò và con người tiêu thụ trái cây không được rửa trong các nguồn nước chưa được xử lý dùng để uống hoặc rửa tay hợp lý. Con người có thể mắc bệnh giun xoắn do ăn phải thịt còn sống hoặc chưa xử lý chín của gấu, lợn nhiễm ký sinh trùng giun xoắn Trichinella spp.


Hình 1

Các thú cưng có thể mang và đào thải ký sinh trùng sang người

Một số loại ký sinh trùng từ chó và mèo có thể truyền sang con nguười. Các con động vật còn nhỏ như chó con và mèo con thường bị nhiễm giun tròn và giun móc. Các độn vật hoang dại cũng có thể nhiễm trùng các ký sinh trùng và lây nhiễm cho người. Chẳng hạn, người có thể nhiễm bởi các con ký sinh trùng ở gấu trúc Bắc Mỹ là bệnh Baylisascaris nếu họ nuốt tình cờ đất nhiễm phân của gấu trúc đang mắc bệnh.

Các khâu chăm sóc thú y thông thường sẽ bảo vệ bạn khỏi các vật cưng và gia đình của bạn. Một vài cách đơn giản có thể giúp bảo vệ bạn và gia đình khỏi các bệnh ZDs gây ra bởi ký sinh trùng.

·Đảm bảo rằng các vật cưng của bạn được chăm sóc thú y để khỏi lây truyền bệnh cho bạn và gia đình do nhiễm ký sinh trùng.

·Thực hành với 4 P (Chăm sóc các thú cưng đến tận háng bẹn, bỏ chất thải vào các nơi hợp lý (pick up Pet Poop Promptly, and dispose of properly). Bảo đảm rửa sạch của bạn sau khi chăm sóc và dọn dẹp phân thú cưng;

·Rửa sạch tay thường xuyên, đặc biệt sau khi sờ vào thú cưng và tránh tiếp xúc với phân động vật; 

·Theo dõi các quy trình chế biến thức ăn bằng tay hợp lý để làm giảm nguy cơ lan truyền thực phẩm nhiễm mầm bệnh; 

·Đối với nhiều người suy giảm miễn dịch, khi chăm sóc thú cưng có thể phơi nhiễm và nhiễm bệnh do các loại tác nhân gây bệnh.
 

Danh sách các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Bảng 1. Phân loại bệnh lây truyền từ động vật sang người

Bệnh

Tác nhân

Động vật liên quan

Phương thức lan truyền

Bệnh ngủ châu Phi

Trypanosoma brucei rhodesiense

Nhiều động vật hoang dại và vật nuôi

Truyền qua vết đốt do ruồi tsetse

Bệnh than

Bacillus anthracis

Thường là các động vật ăn cỏ như gia súc, dê, lạc đà, ngựa và heo

Do ăn hoặc hít phải, da tiếp xúc với bào tử

Bệnh vi khuẩn Brucellosis

Brucella spp.

Gia súc, dê

Thịt hay sữa nhiễm

Bệnh mèo cào

Bartonella henselae, Bartonella quintana

Mèo

Vết cắn hoặc cào do mèo bị nhiễm bệnh

Bệnh bò điên (Variant Creutzfeldt–Jakob disease)

PrPvCJD

Gia súc

Ăn thịt từ động vật nhiễm bovine spongiform encephalopathy (BSE)

Bệnh ấu trùng sán dây lợn và sán dây Cysticercosis & Taeniasis

Taenia solium, Taenia saginata

Thường từ heo và gia súc

Do ăn hoặc uống phải thức ăn nguồn nước ô nhiễm trứng sán hay ăn thịt heo sống và chưa chín có nang cysticerci

Cryptococcosis

Cryptococcus neoformans

Từ chim, giống như bồ câu

Hít phải nấm

Bệnh sốt xuất huyết Ebola virus

Ebolavirus spp.

Tinh tinh, khỉ đột, dơi ăn trái cây, khỉ, linh dương và nhím

Thông qua dịch cơ thể và các tạng

Các loại sốt xuất huyết khác (Marburg viral haemorrhagic fever, Lassa fever, Crimean-Congo haemorrhagic fever, Rift Valley fever)

Các loại virus thông thường

Thay đổi (đôi khi không biết), thường là lạc đà, thỏ rừng, nhím, gia súc, cừu, dê, ngựa và heo.

Nhiễm trùng thường xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp các động vật nhiễm.

Bệnh sán dải Echinococcosis

Echinococcus spp.

Thường do chó, cáo, chó sói, cừu và gặm nhấm.

Ăn các tạng nhiễm nang sán

Bệnh lây qua thực phẩm (thường dẫn đến tiêu chảy

Campylobacter spp., Escherichia coli, Salmonella spp., Shigella spp. và Trichinella spp.

Các động vật nuôi để lấy thịt (gia súc, gia cầm)

Các thực phẩm động vật còn sống hay nấu không chín.

Bệnh Histoplasmosis

Histoplasma capsulatum

Chim, dơi

Hít phải nấm

Cúm

Influenza A virus

Ngựa, heo, chim nuôi và chim hoang dại, động vật có vú dưới nước như hải cẩu, chòn vizon, cá voi và động vật nhai lại.

Các giọt bắn thông qua không khi

Bệnh Leptospirosis

Leptospira interrogans

Chuột, chó

Qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với nước tiểu, của động vật nhiễm

Bệnh dại

Rabies virus

Thường chó, dơi, khỉ, gấu trúc, cáo, chồn hôi, gia súc, chó sói, cầy mangut và mèo

Thông qua nước bọt do cắn, cào của các động vật nhiễm.

Bệnh do loài gặm nhấm Tularemia

Francisella tularensis

Loài gặm nhấm có răng của khép (type A) và gặm nhấm (type B)

Ve, chấy rận trên hươu nai, và côn trùng khác.

Lao

Mycobacterium bovis

Các gia súc nhiễm, hươu nai, lạc đà không bướu, heo, mèo nuôi, các động vật ăn thịt hoang dại và gặm nhấm

Qua sữa, không khi bắn ra, đờm, phân, nước tiểu và mủ của các động vật nhiễm.

Bệnh giun xoắn Trichinosis

Trichinella spiralis, Trichinella britovi

Heo, các gặm nhấm, ngựa, gấu, hải mã

Ăn thịt bị nhiễm

Bệnh phong

Mycobacterium leprae

Chủ yếu ở các con thú có vú nhưng là khi châu Phi, thỏ và chuột cũng có thể

Bất kỳ một tiếp xúc nào với thú có vú qua nước tiểu, phân và mủ của động vật nhiễm, đất bị nhiễm.

Bệnh Chagas

Trypanosoma cruzi

Thú có vú, Triatominae (kissing bug)

Vết cắn, đốt

Bệnh giun đũa chó, mèo

Toxocara canisToxocara cati

Chó, mèo

Phơi nhiễm với phân

Bệnh Toxoplasmosis

Toxoplasma gondii

Mèo, gia súc, gia cầm

Phơi nhiễm với phân mèo và thịt chưa nấu chín.

Y học thường thứcvề một số bệnh truyền nhiễm

1. Bệnh cúm A/H5N1: Bệnh cúm A/H5N1 thuộc nhóm A trong Luật Phòng,chống bệnh truyền nhiễm (Chi tiết về bệnh cúm A/H5N1 theo link:  http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1180&ID=11389)

2. Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi-rút: Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi-rút thuộc nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi-rút là một hội chứng bệnh có căn nguyên do nhiều vi-rút gây bệnh nguy hiểm, tuy nhiên trong bài này chủ yếu trình bày bệnh SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) căn nguyên do vi-rút SARS - Corona gây nên (SARS - CoV). (Chi tiết về bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi-rút theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1180&ID=11390

3. Bệnh than: Bệnh than thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. (Chi tiết về bệnh than theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1180&ID=11391)

4. Bệnh dịch hạch: Bệnh dịch hạch thuộc nhóm A trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. (Chi tiết về bệnh dịch hạch theo link:http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1180&ID=11394)

            5. Bệnh dại: Bệnh dại thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. (Chi tiết về bệnh dại theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1180&ID=11393)

             6. Bệnh uốn ván:  (Chi tiết về bệnh uốn ván theo link:http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1180&ID=11395)

             7. Bệnh liên cầu lợn (Chi tiết về bệnh liên cầu lợn theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1180&ID=11396)

             8. Bệnh xoắn khuẩn vàng da (Chi tiết về bệnh xoắn khuẩn vàng da theo link:http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1180&ID=11397)

             9. Bệnh sốt Tây sông Nin. (Chi tiết về bệnh sốt tây sông Nin theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1180&ID=11398)

           10. Bệnh bệnh viêm não vi-rút do ve truyền (Chi tiết về bệnh viêm não vi-rút do ve truyền  theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1185&ID=11399)

           11.Bệnh sốt xuất huyết do vi-rút Hanta  (Chi tiết về Bệnh sốt xuất huyết do vi-rút Hantan theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1175&ID=11400)

           12. Bệnh sốt xuất huyết do vi-rút Ebola, Lassa hoặc Marburg (Chi tiết về Bệnh sốt xuất huyết do Ebola, Lassa, Marburg theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1180&ID=11403)

             13. Bệnh sốt phát ban do chấy, rận và bọ chét chuột hoặc mò mạt
(Chi tiết về Bệnh sốt phát ban do chấy rận và bọ chét chuột hoặc mò mạt  theo link: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1185&ID=11405)

TÀI
LIỆU THAM KHẢO

1.Centers for Disease Control and Prevention (CDC) Multistate outbreak of monkeypox-Illinois, Indiana, and Wisconsin, 2003. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2003;52:537-540.

2.Chomel BB (2008). Control and prevention of emerging parasitic zoonoses. Int. J Parasitol.

3.Chomel BB, Belotto A, Meslin FXE. Wildlife, exotic pets, and emerging zoonoses. Infect Dis. 2007;13:6-11.

4.Darde ML, Ajzenberg D, Smith J. Population structure and epidemiology of Toxoplasma gondii. In: Weiss LM, Kim K, editors. Toxoplasma gondii the model Apicomplexan: Perspectives and Methods. London, UK: Academic Press; 2007. pp. 49-80.

5.Dubey JP, Jones JL. Toxoplasma gondii infection in humans and animals in the United States. Int J Parasitol. 2008.

6.Gavgani AS, Hodjati MH, Mohite H, Davies CR. Effect of insecticide-impregnated dog collars o­n incidence of zoonotic visceral leishmaniasis in Iranian children: a matched-cluster randomized trial. Lancet. 2002;360:374-379.

7.Gray JS, Weiss LM. Babesia microti. In: Khan N, editor. Emerging Protozoan Pathogenss. Abindon, UK: Taylor and Francis; 2008. pp. 303-349.

8.Hoberg EP, Polley L, Jenkins EJ, Kutz SJ, Veitch AM, Elkin BT. Integrated approaches and empirical models for investigation of parasitic diseases in northern wildlife. Emerg. Infect. Dis.2008;14:10-17.

9.Hunfeld K-P, Hildebrandt A, Gray JS. Babesiosis: Recent insights into an ancient disease. Int J Parasitol. 2008.

10.Krauss H, Weber A, Appel M, Isenberg HD, Schiefer HG, Slenczka W, von Graevenitz A, Zahner H. Zoonoses: Infectious diseases transmissible from animals to humans. 3rd edition. Washington DC: American Society of Microbiology Press; 2003.

11.Miller MA, Gardner IA, Kreuder C, Paradies DM, Worcester KR, Jessup DA, Dodd E, Harris MD, Ames JA, Packham AE, Conrad PA. Coastal freshwater runoff is a risk factor for Toxoplasma gondii infection of southern sea otters (Enhydra lutrus nereis) Int. J Parasitol.2002;32:997-1006.

12.WHO (2014). Zoonoses. Retrieved 18 December 2014.

13.The Merriam-Webster Dictionary. Zoonosis. Retrieved 18 December 2014.

14.Taylor LH, Latham SM, Woolhouse ME (2001). Risk factors for human disease emergence. Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences 356(1411): 983-989.

15.Marx PA, Apetrei C, Drucker E (2004). AIDS as a zoonosis? Confusion over the origin of the virus and the origin of the epidemics.". Journal of medical primatology 33 (5-6): 220-6.

16.Messenger AM, Barnes AN, Gray GC (2014). Reverse zoonotic disease transmission (zooanthroponosis): a systematic review of seldom-documented human biological threats to animals. PLOS o­nE 9 (2): e89055.

17.Meerburg BG, Singleton GR, Kijlstra A (2009). Rodent-borne diseases and their risks for public health. Crit Rev Microbiol 35(3):221-70.

18.Daszak P, Cunningham AA, Hyatt AD (2001). Anthropogenic environmental change and the emergence of infectious diseases in wildlife. Acta tropica 78(2):103-16.

19.Field H, Young P, Yob JM, Mills J, Hall L, Mackenzie J (2001). The natural history of Hendra and Nipah viruses. Microbes and infection / Institut Pasteur 3(4): 307-314.

20.Humphrey T, O'Brien S, Madsen M (2007). Campylobacters as zoonotic pathogens: A food production perspective. International Journal of Food Microbiology 117(3): 237-257.

21.Cloeckaert A (2006). Introduction: Emerging antimicrobial resistance mechanisms in the zoonotic foodborne pathogens Salmonella and Campylobacter. Microbes and Infection 8(7): 1889-1890.

22.Frederick, A. Murphy (1999). The threat posed by the global emergence of livestock, Food-borne, and zoonotic pathogens. doi:10.1111/j.1749-6632.1999.tb08039.x.

23.WHO (2014). Information in this table is largely compiled from: World Health Organization. Zoonoses and the human-animal-ecosystems interface.http://www.who.int/zoonoses/

24.Centers for Disease Control and Prevention (2008).

25.Van Heuverswyn F, Peeters M. The Origins of HIV and Implications for the Global Epidemic. Curr Infect Dis Rep.2007;9:338-346.

26.Wolfe ND, Daszak P, Kilpatrick AM, Burke DS. Bushmeat hunting, deforestation, and prediction of zoonoses emergence. Emerg Infect Dis. 2005;11:1822-1827.

27.Xiao L, Fayer R. Molecular characterization of species and genotypes of Cryptosporidium and Giardia and assessment of zoonotic transmission. Int J Parasitol. 2008.

Ngày 17/07/2018
TS.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích