Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 8 8 0 1
Số người đang truy cập
1 1 5
 Tư vấn sức khỏe Kiến thức phổ thông
Có nên nhịn đói hoặc ngừng thuốc đang sử dụng một thời gian trước khi đi xét nghiệm?

Nhân một trường hợp một thiếu niên bị gia đình nghi ngờ có sử dụng các chất gây nghiện hoặc ma túy, nên đã đưa đi xét nghiệm thì kết quả test nhanh cho thấy dương tính, cả gia đình hoang mang, song sau khi điều tra và tư vấn cá nhân cũng như tâm lý liệu pháp với đứa trẻ này cho thấy hoài nghi có thể kết quả có thể bị nhiễu bởi một số yếu tố bên ngoài cơ thể đưa vào.

Chúng tôi tìm hiểu các loại thuốc cháu đang dùng, hóa ra là cháu mấy ngày qua có sử dụng thuốc terpin-codein chữa ho cảm nên đã làm kết quả dương tính như vậy. Sau đó, chúng tôi trấn an và giải thích với gia đình cháu bé và đề nghị một tuần sau khi ngưng thuốc xét nghiệm lại cho kết quả âm tính.

Nhân câu chuyện trên, chúng tôi xin chia sẻ các thông tin để các đọc giả biết và khi đi xét nghiệm cần lưu ý. Nhiều người do không để ý nên trước khi đi làm xét nghiệm vẫn dùng thuốc hoặc ăn bữa chính theo thói quen mà không biết rằng việc dùng thuốc như thế có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Do không để ý nên trước khi đi làm xét nghiệm vẫn dùng thuốc theo thói quen mà không biết rằng việc dùng thuốc như thế có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm, hậu quả là việc điều trị bệnh không có kết quả, thậm chí ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4-6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Do sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác. Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: bệnh liên quan đến đường và mỡ (đái tháo đường), bệnh về tim mạch (mỡ máu), bệnh về gan mật.


Hình 1

Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, alzheimer (mất trí nhớ ở người già), không cần nhịn đói. Không nên dùng thuốc khi đã có kế hoạch đi làm xét nghiệm vì thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu đang dùng loại thuốc gì, phải thông báo cho thầy thuốc. Những thuốc có thể làm tăng amylase máu bao gồm: asparaginase, aspirin, thuốc cholinergic, corticosteroids, indomethacin, thuốc lợi tiểu thiazide, methyldopa, thuốc gây nghiện (codein, morphin), thuốc ngừa thai uống và pentazocin.

Theo như trường hợp ở trên thì với Hướng dẫn chẩn đoán người nghiện ma túy nhóm opiat (Ban hành kèm theo Quyết định số 5075/QĐ-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Chất ma túy là các chất gây nghiện được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành, chất ma túy có nhiều loại: loại tự nhiên, loại bán tổng hợp, loại tổng hợp.


Hình 2

Ma túy nhóm Opiats (chất dạng thuốc phiện: CDTP): Ma túy nhóm Opiats (CDTP) là những chất có nguồn gốc thuốc phiện và những chất có đặc điểm dược lý tương tự thuốc phiện, bao gồm: thuốc phiện, Morphin, Heroin, Codein, Pethidin, Buprenorphin, Methadon, Levo- alpha- acetyl- methadon (LAAM). JTrong nhiều tài liệu có đề cập đến ma túy nhóm Opiats hoặc nhóm Opioid hoặc các CDTP. Ba nhóm trên thực chất là một, trong hướng dẫn này thống nhất tên gọi của ba nhóm trên là nhóm Opiats hoặc CDTP.

Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy và bị lệ thuộc vào chất này. Hội chứng cai ma túy là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất ma túy đang sử dụng ở những người nghiện ma túy. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng cai khác nhau phụ thuộc vào loại ma túy đang sử dụng.


Hình 3

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY NHÓM OPIATS (CDTP)

1. Tiêu chuẩn lâm sàng:

Theo Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10) năm 1992 của Tổ chức Y tế thế giới: chẩn đoán xác định nghiện ma túy nhóm Opiats khi có đủ tối thiểu 3 trong 6 nhóm triệu chứng sau đây đã được biểu hiện vào một lúc nào đó trong vòng 12 tháng trở lại đây: (a) Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng ma túy nhóm Opiats; (b) Khó khăn trong việc kiểm tra thói quen sử dụng ma túy nhóm Opiats như thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc liều lượng sử dụng;(c) Xuất hiện hội chứng cai ma túy nhóm Opiats (Phụ lục II ban hành kèm theo hướng dẫn này) khi ngừng hoặc giảm đáng kể liều lượng ma túy nhóm Opiats đang sử dụng hoặc phải dùng lại ma túy nhóm Opiats để làm giảm nhẹ triệu chứng hoặc làm mất hội chứng cai ma túy nhóm Opiats; (d) Có khuynh hướng tăng liều để chấm dứt hậu quả do liều thấp gây ra; (đ) Sao nhãng các thú vui, sở thích, công việc trước đây bằng việc tìm kiếm và sử dụng ma túy nhóm Opiats; (e) Tiếp tục sử dụng ma túy nhóm Opiats mặc dù biết tác hại, thậm chí đã có bằng chứng rõ ràng về tác hại của ma túy nhóm Opiats đối với bản thân gia đình và xã hội.

2. Tiêu chuẩn xét nghiệm:

Phải xác định được sự có mặt của ma túy nhóm Opiats trong nước tiểu. Có thể xét nghiệm nước tiểu tìm ma túy nhóm Opiats bằng một trong các phương pháp sau: (a) Test nhanh (thường sử dụng để sàng lọc); (b) Sắc ký lớp mỏng; (c) Sắc ký khí; (d) Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)


Hình 4

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OPIATS (CDTP)

Quá trình khám để kết luận người nghiện ma túy nhóm Opiats, có thể gặp một trong các trường hợp sau:

1. Trường hợp thứ nhất

a) Tiêu chuẩn lâm sàng: Đủ

b) Tiêu chuẩn xét nghiệm: Dương tính (+)

Kết luận: nghiện ma túy nhóm Opiats

2. Trường hợp thứ hai

a) Tiêu chuẩn lâm sàng: Không có

b) Tiêu chuẩn xét nghiệm: Âm tính

Kết luận: không nghiện ma túy nhóm Opiats

3. Trường hợp thứ ba

a) Tiêu chuẩn lâm sàng: Đủ

b) Tiêu chuẩn xét nghiệm: Âm tính (-)

Trường hợp này cần làm lại xét nghiệm nước tiểu, nhưng từ xét nghiệm b hoặc c hoặc d tại khoản 2 Mục II của Hướng dẫn này.

- Nếu kết quả xét nghiệm (+) kết luận nghiện ma túy nhóm Opiats

- Nếu kết quả xét nghiệm vẫn (-) làm thêm nghiệm pháp Naloxone:

+ Nếu kết quả nghiệm pháp Naloxone (+) kết luận nghiện ma túy nhóm Opiats

+ Nếu kết quả nghiệm pháp Naloxone (-) kết luận hiện tại không nghiện ma túy nhóm Opiats.

4. Trường hợp thứ tư:

a) Tiêu chuẩn lâm sàng: Không đủ

b) Tiêu chuẩn xét nghiệm: Nghi ngờ (±)

Trường hợp này cần làm nghiệm pháp Naloxone:

- Nếu kết quả nghiệm pháp Naloxone (+) kết luận nghiện ma túy nhóm Opiats

- Nếu kết quả nghiệm pháp Naloxone (-) kết luận không nghiện ma túy nhóm Opiats

CÁC LƯU Ý TRONG HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OPIATS

1. Chỉ được sử dụng các test nhanh phát hiện nhóm Opiats trong nước tiểu đã được kiểm định và cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Khi nghiệm pháp Naloxone âm tính (-) nhưng xét nghiệm nước tiểu dương tính (+) có thể đó là dương tính giả hoặc đương sự có sử dụng một loại thuốc có dẫn xuất dạng thuốc phiện để chữa bệnh như Terpin codein, Opizoic (viên rửa),… (để biết rõ, cần hỏi thêm trong 1-2 ngày nay họ có sử dụng những loại thuốc gì để xác định đó có phải là thuốc có dẫn xuất của nhóm Opiats hay không).

3. Khi lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm tìm chất ma túy nhóm Opiats trong nước tiểu, phải lấy dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên để tránh việc đánh tráo mẫu nước tiểu.

4. Nghiệm pháp Naloxone chỉ được thực hiện tại bệnh viện tuyến huyện trở lên (nếu đủ điều kiện).

5. Sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí hoặc hoặc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) hiện nay mới được thực hiện tại một số cơ sở y tế tuyến tỉnh trở lên./.

 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC CODEIN

Codein là một dẫn xuất của morphin vì vậy xét nghiệm nước tiểu dạng định tính vẫn có thể cho kết quả dương tính (que nhúng). Tuy nhiên, do thời gian bán thải ngắn nên chỉ cần ngưng thuốc 24h là có thể thải trừ, không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Về dược lực, codeine là alcalọde của opium, thuốc chống ho có tác động trung ương, ức chế trung tâm hô hấp. Sulfogạacol làm lỏng các chất tiết ở niêm mạc đường hô hấp và có tác dụng long đàm. Cao nước cồn Grindélia là dược liệu có tác dụng chống ho.

Về dược động học codeine, thời gian để đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương khoảng 1 giờ. Chuyển hóa ở gan, khoảng 10% codeine bị loại gốc methyl và chuyển thành morphine trong cơ thể. Thời gian bán hủy khoảng 3 giờ (ở người lớn), thuốc qua được nhau thai và được bài tiết qua sữa mẹ.

Chỉ định trong điều trị triệu chứng ho khan gây khó chịu.

Chống chỉ định: Tuyệt đối là quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc, suy hô hấp, ho suyễn, phụ nữ cho con bú Chống chỉ định tương đối là alcool. Cần lưu ý khi điều trị kéo dài ở liều cao có thể gây lệ thuộc thuốc. Trường hợp ho có đàm cần phải để tự nhiên vì là cơ chế cơ bản bảo vệ phổi-phế quản.

Phối hợp thuốc long đàm hoặc thuốc tan đàm với thuốc chống ho là không hợp lý. Trước khi kê toa thuốc chống ho, cần tìm nguyên nhân gây ho để có điều trị đặc hiệu, nhất là hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, các chất gây cản trở trong phế quản, ung thư, nhiễm trùng phế quản-phổi, suy thất trái, tắc nghẽn phổi, tràn dịch màng phổi. Nếu cơn ho không được cải thiện với một loại thuốc ho dùng theo liều thông thường, không nên tăng liều mà cần đánh giá lại tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

Thận trọng lúc dùng; Cẩn thận trong trường hợp tăng áp lực nội sọ, tuyệt đối không được uống rượu trong khi dùng thuốc, cần lưu ý các vận động viên thể thao do thuốc có thể cho kết quả xét nghiệm sử dụng chất kích thích dương tính. Người lái xe và vận hành máy móc cần phải lưu ý vì có nguy cơ bị buồn ngủ khi dùng thuốc.


Hình 5

Lúc có thai, các nghiên cứu thực hiện trên động vật cho thấy codeine có tác động gây quái thai. Tuy nhiên, trên lâm sàng, các số liệu dịch tễ học trên một số lượng giới hạn phụ nữ không cho thấy codeine có tác dụng gây dị dạng nào đặc biệt.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu người mẹ dùng dài hạn codeine dù với liều lượng như thế nào cũng có thể là nguyên nhân gây hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh.

Dùng liều cao codeine vào cuối thai kỳ ngay cả ngắn hạn cũng có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh. Do đó, chỉ nên dùng codeine trong thời gian mang thai khi thật cần thiết.

Lúc nuôi con bú: codeine được bài tiết qua sữa mẹ, một vài trường hợp giảm huyết áp và ngưng thở đã được ghi nhận ở nhũ nhi sau khi mẹ dùng quá liều codeine. Do thận trọng, tránh dùng thuốc có codeine trong thời gian cho con bú.

Tương tác thuốc: Không nên phối hợp alcool vì rượu làm tăng tác dụng an thần của benzodiazépine. Tránh uống rượu và các thuốc có chứa alcool. Việc giảm tập trung và ý thức cảnh giác có thể gây nguy hiểm cho người lái xe và đang điều khiển máy móc. Lưu ý khi phối hợp các thuốc gây ức chế thần kinh trung ương khác (thuốc giảm đau morphine, một vài thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine H1 có tác dụng an thần, barbiturate, benzodiazépine, clonidine và các thuốc cùng họ, thuốc ngủ, thuốc giải lo, thuốc an thần kinh): tăng ức chế thần kinh trung ương có thể gây nguy hiểm cho người lái xe và đang điều khiển máy móc.

Tác dụng ngoại ý: Liên quan đến codeine, ở liều điều trị, các tác dụng ngoại ý tương tự như của nhóm opium, tuy nhiên hiếm hơn và nhẹ hơn. Có thể gây táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa ; hiếm hơn, có thể gây co thắt phế quản, dị ứng da, ức chế hô hấp. Quá liều điều trị, có thể gây lệ thuộc thuốc và hội chứng ngưng thuốc đột ngột ở người dùng thuốc và ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nghiện codeine.

Ngày 26/06/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích