Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 13/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 2 9 7 4 3
Số người đang truy cập
3 9 5
 Tin tức - Sự kiện
18 triệu liều vaccine sốt rét đầu tiên được phân bổ cho 12 quốc gia châu Phi trong giai đoạn 2023–2025 theo Chương trình của GAVI, WHO và UNICEF

Mười hai quốc gia thuộc các khu vực khác nhau ở châu Phi sẽ nhận 18 triệu liều vaccine sốt rét đầu tiên trong hai năm tới. Việc triển khai dùng vaccine sốt rét là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống lại một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu tại châu lục này.

Việc phân bổ được quyết định thông qua việc áp dụng các nguyên tắc được nêu trong Khung chương trình phân bổ nguồn vaccine sốt rét hạn chế, trong đó ưu tiên các liều vaccin đến các khu vực có nhu cầu cao nhất, nơi nguy cơ mắc bệnh sốt rét và tử vong ở trẻ em là cao nhất.

Từ năm 2019, Ghana, Kenya và Malawi được cung cấp vaccinsốt rét thông qua Chương trình triển khai vaccine sốt rét (Malaria Vaccine Implementation Programme-MVIP), chương trình nàyphối hợp vớiTCYTTG và được tài trợ bởi các tổ chức GAVI -Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng, Quỹ Toàn cầu Phòng chống HIV/AIDS, Lao và Sốt rét và Tổ chức Sức khỏe Toàn cầu (Unitaid). Vaccine RTS,S/AS01 đã tiêm cho hơn 1,7 triệu trẻ em ở Ghana, Kenya và Malawi từ năm 2019 và được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Kết quả cho thấy giảm đáng kể tỷ lệ mắc sốt rét và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Ít nhất 28 quốc gia châu Phi đã bày tỏ mong muốn tiêm vaccine sốt rét.





Ngoài các nước Ghana, Kenya và Malawi, việc phân bổ 18 triệu liều đầu tiên cho thêm 9 nước, gồm Bénin, Burkina Faso, Burundi, Cameroon, Congo, Liberia, Niger, Sierra Leone và Uganda, để giới thiệu vaccine này vào chương trình tiêm chủng thông thường trong giai đoạn đầu. Đợt phân bổ này sử dụng nguồn cung cấp vaccine có sẵnđến GAVI, Liên minh vaccinethông qua UNICEF. Những liều vaccine đầu tiên dự kiến sẽ đến các nước vào quý cuối cùng của năm 2023 và các quốc gia sẽ bắt đầu triển khai chúng vào đầu năm 2024.

Thabani Maphosa, Giám đốc điều hành phân bổ các chương trình quốc gia (Country Programmes Delivery) tại GAVIcho biết vaccin này có tiềm năng tác động rất lớn trong cuộc chiến chống sốt rét và khi được triển khai rộng rãi cùng với các biện pháp can thiệp khác, nó có thể ngăn ngừa hàng chục nghìn ca tử vong trong tương lai mỗi năm. Trong khi chúng tôi làm việc với các nhà sản xuất để giúp tăng cường nguồn cung, chúng tôi cần chắc chắnsố liều chúng tôi có để sử dụng đạt hiệu quả, điều này có nghĩa là áp dụng tất cả bài học từ các chương trình thí điểm của chúng tôi khi chúng tôi mở rộng đến 12 quốc gia”.

Tại châu Phi, sốt rét vẫn là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, gây tử vong cho gần nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi và chiếm 95% số ca sốt rét trên toàn cầu và 96% số ca tử vong trong năm 2021.

Phó giám đốc Trung tâm tiêm chủng của UNICEF, ông Ephrem T Lemangocho biết gần như mỗi phút có một trẻ em dưới 5 tuổi chết vì sốt rét. Trong một thời gian dài, số ca tử vong này có thể phòng ngừa và điều trị dược, nhưng việc triển khai vaccine cho trẻ em, đặc biệt ở châu Phi, cơ hội sống sót sẽ tốt hơn. Khi nguồn cung tăng lên, chúng ta hy vọng có thêm nhiều trẻ em được hưởng lợi từ sự tiến bộ cứu sống con người này.



Tiến sĩ Kate O'Brien, Giám đốc Trung tâm tiêm chủng, Vaccine và Sinh phẩm sinh học của TCYTTG cho biết vaccine sốt rét là bước đột phá nhằm nâng cao sức khỏe trẻ em và khả năng sống sót của trẻ. Đúng vậy, các gia đình và cộng đồng thực sự mong muốn vaccine này cho con cái họ. Việc phân bổ vaccine sốt rét đầu tiên này ưu tiên cho trẻ em có nguy cơ tử vong do sốt rét cao nhất. Nhu cầu cao về vaccine và tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em cao sẽ tăng cường sự công bằng trong tiếp cận biện phápPCSR và cứu sống nhiều trẻ em. Chúng tôi sẽ làm việc không mệt mỏi để tăng nguồn cung cho đến khi tất cả trẻ em có nguy cơ đều được tiếp cận.

Do nguồn cung hạn chế trong những năm đầu tiên triển khai loại vaccine mới này, trong năm 2022, TCYTTG đã triệu tập các chuyên gia, cố vấn, chủ yếu đến từ châu Phi-nơi gánh nặng bệnh sốt rét lớn nhất để hỗ trợ phát triển khung phân bổ nguồn vaccine hạn chế để hướng dẫn những nơi vaccin được phân bổ. Khung phân bổ dựa trên các nguyên tắc đạo đức, trên nền tảng đoàn kếtvà đề xuất việc phân bổ vaccine nên bắt đầu ở những khu vực có nhu cầu cao nhất.Nhóm triển khaiáp dụng theo các nguyên tắc của khung chương trình gồm các đại diện của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi), UNICEF,TCYTTG và Văn phòng Thư ký GAVI, cũng như đại diện của nhóm cố vấn xã hội dân sự và độc lập. Các khuyến nghị của nhóm được xem xét và xác nhận bởi nhóm xác nhận lãnh đạo cấp cao của GAVI, TCYTTG và UNICEF.


Nhu cầu vaccine sốt rét hàng năm trên toàn cầu ước tính khoảng 40-60 triệu liều chỉ tính đến năm 2026, tăng lên 80-100 triệu liều/năm đến năm 2030. Ngoài vaccine RTS,S/AS01 do GSK nghiên cứu và sản xuất và trong tương lai do công tyBharat Biotech cung cấp, dự kiến vaccine thứ hai R21/Matrix-M, được nghiên cứu bởi Đại học Oxford và do Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) sản xuất, cũng có thể sớm được đánh giá bởi TCYTTG. GAVI gần đây đưa ra lộ trình hỗ trợ tăng nguồn cung để đáp ứng nhu cầu.

* Về các tổ chức liên quan đến phát triển cung ứng vaccine

VềLiên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (Global Alliance for Vaccines and Immunization-GAVI). Liên minh toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng là một tổ chức đối tác công tư giúp tiêm chủng cho một nửa trẻ em trên thế giới chống lại các bệnh nguy hiểm nhất thế giới. Liên minh caccine kết nối các quốc gia đang phát triển và các nhà tài trợ lại với nhau, TCYTTG, UNICEF, Ngân hàng Thế giới, ngành công nghiệp vaccine, các công ty kỹ thuật, xã hội dân sự, Quỹ Bill & Melinda Gates và các đối tác cá nhân khác.

Từ khi thành lập vào năm 2000, GAVI giúp tiêm chủng cho cả một thế hệ với hơn 1 tỷ trẻ em và phòng ngừa hơn 16,2 triệu ca tử vong, giúp giảm một nửa tỷ lệ tử vong cho trẻ em ở 73nước có thu nhập thấp. GAVI cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện an ninh sức khỏe toàn cầu bằng cách hỗ trợ các hệ thống y tế cũng như tài trợ nguồn vaccine dự trữ toàn cầu đối với các bệnh Ebola, dịch tả, viêm màng não và sốt vàng da. Sau hai thập kỷ phát triển, GAVI hiện đang tập trung vào bảo vệ các thế hệ tiếp theo, trên hết là những đứa trẻ không được tiêm chủng dù chỉ một mũi vaccine. Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng sử dụng nguồn tài chính có sáng kiến và công nghệ mới nhất - từ máy bay không người lái đến sinh trắc học - để cứu hàng triệu mạng sống, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trước khi chúng có thể lây lan và giúp các quốc gia trên con đường tự cung tự cấp. ​

GAVI là Tổ chức đồng sáng lập COVAX (COVID-19 Vaccines Global Access) với cơ chế đảm bảo tiếp cận vaccine toàn cầu, đâylà trụ cột vaccine của sáng kiến tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19, cùng với Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (Coalition for Epidemic Preparedness Innovations-CEPI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEFF). Trong vai trò của mình, GAVI tập trung vào việc mua sắm và phân phối COVAX, điều phối, triển khai và quản lý cơ chế COVAX và cam kết hỗ trợ thị trường vaccine COVAX của GAVI (COVAX AMC), đồng thời làm việc với các đối tác liên minh là UNICEF và TCYTTG cùng với các chính phủ, về tính sẵn sàng và phân bổ cấp quốc gia.

Về UNICEF

UNICEF hoạt động ở một số nơi khó khăn nhất trên thế giới để tiếp cận những đứa trẻ có hoàn cảnh không may mắn nhất trên thế giới. Tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, UNICEF nỗ lực vì mọi trẻ em, mọi nơi, để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người.Tìm hiểu thêm thông tin về UNICEF và hoạt động của tổ chức này tại trang thông tin điện tử: www.unicef.org


Về Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Hết lòng vì sức khỏe của tất cả người dân, Tổ chức Y tế Thế giới lãnh đạo và đấu tranh cho các nỗ lực toàn cầu để mang lại cho mọi người, ở mọi nơi cơ hội công bằng cho một cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Chúng tôi là cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc kết nối các quốc gia, đối tác và người dân ở tuyến đầu với trên 150 địa điểm - dẫn đầu trên thế giới trong ứng phó với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh, giải quyết các nguyên nhân cốt lõi của các vấn đề sức khỏe và mở rộng khả năng tiếp cận thuốc điều trị và chăm sóc y tế. Sứ mệnh của TCYTTG là nâng cao sức khỏe, bảo vệ thế giới an toàn và phục vụ những người dễ bị tổn thương.


Một số tài liệu liên quan:
  1. First malaria vaccine supply allocations: explanation of process and outcomes
  2. Gavi White Paper o­n Malaria Vaccine Market Shaping
  3. WHO Q&A o­n the RTS,S/AS01 malaria vaccine
  4. UNICEF Q&A o­n malaria vaccine supply, price and market shaping

 

Ngày 13/10/2023
CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
(Biên soạn và Tổng hợp)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích