Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 13/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 2 9 9 2 7
Số người đang truy cập
3 9 7
 Tin tức - Sự kiện
Cần có sự chuẩn bị ứng phó toàn diện trước kịch bản nếu có đại dịch truyền nhiễm tiếp theo (Phần 1)

Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam đã và đang có xu hướng diễn biến khó lường, một số dịch bệnh khó dự báo.Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, trào lưu du lịch sinh thá nó riêng và du lịch quốc tế nói chung, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện và khó tránh khỏi tình trạng mang mầm bệnh từ vùng có bệnh lưu hành trở về vùng chưa có bệnh đó, đồng thời phát sinh một số tác nhân bệnh mới, trong đó có cả bệnh do ký sinh trùng.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung, biến đổi khí hậu cực đoan, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa và quần thể di dân hoặc dân di biến động gia tăng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát vượt khỏi khả năng ứng phó của các nước. Có thểcùng lúc nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhau cùng xuất hiện, lưu hành tại một vùng địa lý nhất định như châu Phi, Nam Mỹ hoặc Đông Nam châu Á. Ngoài ra, thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, ca tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người (zoonosis pathogen), các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm siêu lây nhiễm, mới nổi và tái nổi (emerging and re-emerging infectious diseases) tại nhiều quốc gia. Sự xuất hiện và lây lan của bệnh Marburg tại khu vực châu Phi là một bài học và chưa có biện pháp kiểm soát triệt để.


Hình 1. Sự chủ động trước đại dịch tiếp theo sẽ không còn những hình ảnh này

Ngay cả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lưu hành, bệnh có vaccine dự phòng cũng gia tăng số mắc ở nhiều nơi do nhiều nguyên nhân khác nhau như: giảm hiệu lực vaccine sau một thời gian không tiêm nhắc lại hoặc không tạo miễn dịch bền vững, hoặc một số vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận bởi nhân viên y tế, hoặc nhóm anti-vaccine nên dẫn đến “vùng trắng vaccine”, không khả năng phòng bệnh, khi bùng phát dễ dẫn đến nhiều biến chứng và thậm chí tử vong như bạch hầu là một bài học. Đặc biệt, đến giữa năm 2023, thế giới đã ghi nhận khoảng 678 triệu ca mắc COVID-19, trên 6,7 triệu ca tử vong kể từ đầu dịch 2020. Trong năm 2022, thế giới đã ghi nhận 371,5 triệu ca mắc, 1,2 triệu trường hợp tử vong và liên tục virus SARS-CoV2 xuất hiện các biến thể mới.

Bệnh cúm mùa hàng năm vẫn ghi nhận khoảng hơn 1 tỷ trường hợp mắc, khoảng 3-5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 291.000-646.000 ca tử vong, ngay cả các nước tiên tiến và môi trường sạch sẽ nhất cũng gánh con số tử vong hàng năm do cumskhoon hề nhỏ như Mỹ và châu Âu.

Bệnh đậu mùa khỉ và viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân đã xuất hiện và lây lan tại nhiều quốc gia. Đây là các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu cần quan tâm.Cuối năm 2022, thế giới ghi nhận 83.497 ca mắc đậu mùa khỉ tại 110 quốc gia trong đó có 72 ca tử vong. Phần lớn các trường hợp mắc mới được ghi nhận tại châu Mỹ (87,6%) và châu Âu (6,6%). Ở Việt Nam, bệnh đậu mùa khỉ tại TP HCM đã ghi nhận gần 20 ca bệnh đậu mùa khỉ và có cả tử vong trên nền bệnh nhân HIV/AIDS. Tại Bình Dương, cũng đã ghi nhận 2 ca, Đồng Nai ghi nhận 1 ca.

Đến cuối năm 2022, thế giới ghi nhận 572 ca mắc viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em (dưới 16 tuổi) tại 22 quốc gia châu Âu. Đa số các trường hợp (75%) là trẻ từ 5 tuổi trở xuống, phần lớn chưa tiêm vaccine COVID-19.Bên cạnh đó, số mắc sốt xuất huyếtcũng tăng cao tại nhiều quốc gia.Năm 2022 cả nước Việt Nam ghi nhận trên 371.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 144 trường hợp tử vong.


Hình 2. Sẵn sàng bắt đầu từ sự quan sát và giám sát toàn diện thế giới

Bệnh tay chân miệng từ đầu năm đến thời điểm này, cả nước ghi nhận 100.210 trường hợp mắc tay chân miệng, 22 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (52.296/3), số mắc tăng 91,6%, tử vong tăng 19 trường hợp. Điều đó chỉ ra bệnh tay chân miệng đã thay đổi độc lực và số ca mắc bệnh nặng ngày cang ghi nhận nhiều hơn và nhu cầu thuốc điều trị ần hơn bao giờ hết.

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới. Các tác nhân gây bệnh, các chủng virus cúm xuất hiện, biến đổi liên tục làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine nên luôn tiềm ẩn nguy cơ đại dịch. Trong nước, tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, song vẫn đang đối mặt nhiệt thách thức mới về tác nhân gây bệnh và độ lây lan, trong khi thiếu các nguồn lực cả nhân lực lẫn vật lực, vật tư hóa chất và thuốc chưa cung ứng kịp thời. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh là khó tránh khỏi, nhất là mùa thu đông như hiện nay có thể là điều kiện thuận lợi cho nhiều mầm bệnh phát triển và lây truyền hơn. Qua ba năm đại dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm vaccine tiêm chủng mở rộng chưa đạt như mong muốn, thậm chí một số vùng trắng và có thời điểm thiếu nguồn cung cấp vaccine. Số trẻ em chưa tiêm chủng còn cao, khả năng miễn dịch giảm, các dịch bệnh dự phòng bằng vaccine có nguy cơ gia tăng trở lại.

Do đó, kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023, Bộ Y tế đưa ra mục tiêu chung là giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020; khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.Đồng thời, cập nhật, hoàn thiện, ban hành phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến thể mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống công bố dịch kết thúc khi TCYTTG có khuyến cáo, các hướng dẫn giám sát và phòng chống các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ… Hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh do ký sinh trùng thường gặp; Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện; Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm cũng như cập nhật thêm các hướng dẫn đã cũ và không còn phù hợp với sự thay đổi mô hình và bệnh học của từng căn bệnh.


Hình 3. Nên chủ động mọi thứ không để bất lực trước mầm bệnh, kể cả tinh thần ứng phó

Củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm từ tuyến Trung ương đến địa phương, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức cả nhân lực, vật lực và cơ sower hạ tầng đủ để đáp ứng các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Thúc đẩy việc nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động y tế dự phòng và y tế cơ sở; đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến; thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp...

Thiết nghĩ, dù các đại dịch qua đi, dịch bệnh truyền nhiễm có qua đi và tạm dừng thì sự hiện hữu của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấmgây bệnh luôn luôn còn tồn tại trong môi trường, thậm chí trên cơ thể người. Bên cạnh đó, các tác nhân mới, các virus tái tổ hợp, biến thể mới của virus, vi khuẩn và ký sinh trùng kháng thuốc thì nguy cơ một đại dịch truyền nhiễm khác xuất hiện là hoàn toàn có thể nếu hệ thống y tế chưa hoặc không sẵn sàng các kế hoạch, phương án cụ thể, hay chỉ bị động và không chuẩn bị đào tạo sẵn sàng nguồn nhân lực chuyên ngành truyền nhiễm, kể cả bác sỹ, y tá, điều dưỡng, nhân viên y tế công cộng, xet nghiệm viên và tình nguyện viên. Ngành y tế cần rà soát lại đầy đủ số nhân lực làm trong ngành truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu để khi có tình trạng khẩn cấp thì báo ngay và huy động toàn lực để chống dịch.

Xây dựng chính sách và dự toán nguồn kinh phí dành riêng cho “Phòng chống dịch bệnh” ngay từ đầu để tránh bị động, có định mức rõ ràng và đầy đủ không chỉ trong ngắn hạn mà còn phải có kế hoạch dài hạn để duy trì, củng cố hệ thống trong phòng và chữa bệnh, tránh để tình trạng xảy ra như thời gian qua, nhớ rằng “việc phòng bệnh luôn luôn đi trước chữa bệnh”, giảm thiệt hại và ngân sách chi cho chống dịch ở mức tối thiểu mà thôi. Điều đặc biệt có những chế độ đãi ngộ cho các nhân viên, chuyên gia y tế công cộng, cán bộ y tế phòng chống bệnh truyền nhiễm và miễn học phí oàn bộ các khóa đào tạo về bệnh truyền nhiễm cho cán bộ y tế làm về chuyên ngành truyền nhiễm, kể cả các chương trình đại học, sau đại học thuộc chuyên ngành truyền nhiễm thì may ra mới có đủ nguồn nhân lực sẵn sàng ứng phó trong đại dịch tiếp theo nếu xảy ra, không những cho cán bộ y tế trong công lập mà còn cho cả hệ thống y tế tư nhân để khi cần phải huy động được tất cả nguồn lực này mà không bị thụ động, không đùn đẩy trách nhiệm và tăng cường phòng chống, rút ngắn thời gian đại dịch xảy ra, giảm thiệt hại cho toàn xã hội, ổn định chính trị xã hội.


Hình 4. Làm thế nào ngăn chặn sớm từ bệnh dịch lưu hành sang đại dịch?


Còn tiếp _ Phần 2: VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUẨN BỊ CHO ĐẠI DỊCH TIẾP THEO?


Ngày 30/10/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích