Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 13/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 2 9 8 8 7
Số người đang truy cập
4 0 8
 Chuyên đề
Phòng chống véc tơ sốt rét:Thực trạng, khoảng trống phòng chống và các công cụ mới (Phần 3)

Tiếp theo Phần 2


Mặc dù việc tối ưu hóa các biện pháp can thiệp phòng chống véc tơ cốt lõi là cần thiết nhưng chỉ những công cụ này sẽ không đủ để loại trừ bệnh sốt rét. Hiệu quả của IRS bị hạn chế khi muỗi không đậu trong nhà và ITNslà khi muỗi đốt người ngoài trời hoặc ngoài giờ ngủ. Điều quan trọng là phải hiểu rõ hơn các hoạt động liên quan đến muỗi đốt và xác định vị trí và thời điểm các nhóm dân cư khác nhau bị phơi nhiễm, họ đang làm gì trong thời gian này và các phương pháp tiếp cận cụ thể để hạn chế rủi ro, đặc biệt với nhóm nguy cơ cao đi rừng/ngủ rẫy.

Ngày càng có nhiều véc tơ sốt rét đã có những thay đổi trong hành vi để đáp ứng với các biện pháp can thiệp kiểm soát véc tơ hóa học trong nhà hiện nay. Những thay đổi về thời gian đốt và tỷ lệ đốt trong nhà của các véc tơ chính, cũng như những thay đổi về thành phần loài của quần thể muỗi đe dọa tiến bộ đạt được trong việc kiểm soát lây truyền bệnh sốt rét. Quần thể muỗi đốt ngoài trời góp phần lan truyền bệnh sốt rét ở nhiều vùng khu vực cận hoang mạc Sahara châu Phi và đặt ra những thách thức mới vì chúng không thể được theo dõi hoặc kiểm soát một cách đáng tin cậy bằng các công cụ thông thường. Vì vậy cần có các phương pháp tiếp cận mới có thể được sử dụng để nhắm vào các quần thể véc tơ sốt rét ngoài trời.

Ở nhiều môi trường, những khoảng trống trong khả năng bảo vệ xuất hiện trong các hoạt động thường ngày vào ban đêm, chẳng hạn như làm việc nhà và giao tiếp xã hội, diễn ra ngoài trời vào buổi tối và các hoạt động như làm ruộng, lấy củi hoặc lấy nước có thể diễn ra vào sáng sớm. Khoảng trống cũng có thể xảy ra trong các sự kiện văn hóa xã hội lớn, chẳng hạn như đám cưới hoặc đám tang kéo dài suốt đêm khi việc sử dụng ITNs có thể không khả thi hoặc không được xã hội chấp nhận(Hình 6). Tương tự như vậy, các công việc ban đêm, đi lại và di cư có thể ảnh hưởng không chỉ đến sự phơi nhiễm của người dân với véc tơ sốt rét mà còn cả khả năng tiếp cận và sử dụng các biện pháp can thiệp phòng véc tơ cốt lõi của họ. Ví dụ, những người lao động thời vụ đi từ các khu vực có mức lan truyền cao hơn đến các khu vực có mức lan truyền thấp hơn có thể có nhiều khả năng mắc bệnh sốt rét khi đến nơi, do ít có khả năng tiếp cận ITNs hơn và có thể ở lại hoặc làm việc trong bối cảnh sử dụng ITNskhó khăn hơn. Đảm bảo tiếp cận hiệu quả và các gói dịch vụ cũng như biện pháp can thiệp phù hợp cho nhóm dân cư di biến động và có nguy cơ cao hơn sẽ là điều cần thiết để đạt được mục tiêu loại trừ. Trong những bối cảnh này, việc nhắm mục tiêu can thiệp hiệu quả là rất quan trọng và cần có thông tin chi tiết hơn về bối cảnh dịch tễ học, sinh thái và văn hóa xã hội. Việc điều tra bổ sung về mạng lưới các nhóm và mô hình di biến động có nguy cơ cao hơn, đồng thời nâng cao hiểu biết về các hoạt động trải nghiệm và ưu tiên hàng ngày, có thể đưa ra các phương pháp tiếp cận phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhóm nguy cơ này.



(Mũi tên hướng lên biểu thị sự gia tăng đặc điểm được xem xét)
Hình 7. Áp lực chọn lọc liên quan đến các biện pháp can thiệp phòng chống véc tơ trong nhà bằng
hoá chất đã ảnh hưởng đếnđặc điểm sinh học của quần thể muỗi
Nguồn: Sougoufara, S., Ottih, E.C. & Tripet, F.
The need for new vector control approaches targeting outdoor biting anopheline malaria vector communities.
Parasites Vectors13, 295 (2020).
https://doi.org/10.1186/s13071-020-04170-7

Tại các khu vực rừng thuộcTiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, nơi lan truyền bệnh sốt rét ngoài trời do các véc tơ ngoại sinh là một thách thức lớn trong việc loại trừ căn bệnh này (Chaumeau 2022; Durnez 2013); và có khả năng ảnh hưởng đến việc lan truyền ở những người khai thác vàng tại khu vực Nam Mỹ (Douine 2020). Các biện pháp can thiệp nhằm mục tiêu lan truyền bệnh sốt rét ngoài trời vẫn được coi là nhu cầu y tế công cộng chưa được đáp ứng (WHO 2023).

Phát triển công cụ mới


Hình 8. Mô hình hoá các biện pháp phòng chống véc tơ bổ sung theo chu kỳ hoạt động của muỗi và người
Nguồn: KilleenGF,TatarskyA,DiabateA, et al,
Developing an expanded vector control toolbox for malaria elimination,

Trạm quan sát toàn cầu về nghiên cứu và phát triển sức khỏe của WHO (GOHRD) đã đối chiếu các biện pháp can thiệp phòng chống véc tơ sốt rét hiện đang được phát triển, được báo cáo theo bệnh, loại can thiệp và giai đoạn phát triển. GOHRD hiện liệt kê 28 sản phẩm phòng chống véc tơ trong quy trình R&D (Hình 9). Mười một (39%) trong số các sản phẩm này là ITNs và bảy sản phẩm (25%) là sản phẩm phun tồn lưu tường vách trong nhà.Mười ba sản phẩm (46%) đang trong giai đoạn tạo dữ liệu để hỗ trợ đánh giá về độ an toàn, chất lượng và hiệu quả côn trùng học. Bảy sản phẩm (25%) đang trong quá trình thử nghiệm dịch tễ học, sáu sản phẩm (21%) đang được WHO đánh giá để đưa vào danh sách sơ tuyển hoặc khuyến nghị chính sách của WHO và hai sản phẩm (7%) đang ở giai đoạn phát triển nguyên mẫu.

Tổng quan về các sản phẩm can thiệp sốt rét hiện tại và trước đây được cung cấp bởi IVCCvà được trình bày trong Hình 9. Kể từ khi thành lập, IVCC đã giúp đưa ra thị trường các loại hoá chất diệt côn trùng mới và được tái sử dụng với các phương thức hoạt động khác nhau để sử dụng trong ITNs và IRS nhằm hỗ trợ quản lý kháng hoát chất diệt côn trùng (IRM) theo phương pháp thực hành tốt nhất. Khả năng thay đổi phương thức hoạt động 3 năm một lần đối với ITNs và hàng năm đối với IRS sẽ duy trì hiệu quả của hoát chất diệt côn trùng bằng cách giảm tốc độ phát triển khả năng kháng hoá chất của muỗi. Duy trì tính nhạy cảm với hoá chất diệt côn trùng bằng cách tránh sử dụng một loại hoá chất diệt côn trùng duy nhất trên cùng một khu vực địa lý và trong nhiều năm liên tiếp là chìa khóa cho hiệu quả của các biện pháp can thiệp kiểm soát véc tơ.

Chương trình khám phá của IVCC đã hỗ trợ phát triển và triển khai bộ sản phẩm IRS với các phương thức hoạt động khác nhau. Pirimiphos-methyl được WHOPES đưa vào danh sách vào tháng 1 năm 2013, Clothianidin được WHO đưa vào danh sách sơ tuyển vào tháng 10 năm 2017 và Clothianidin + Deltamethrin đã được WHO đưa vào danh sách sơ tuyển vào tháng 12 năm 2018. Ba loại hoá chất này đại diện cho một nhóm hoát chất diệt côn trùng mới đang được triển khai trên khắp các quốc gia lưu hành bệnh như một phần trong chiến lược IRM của họ. Ngoài ra, Chlorfenapyr và Broflanilide, dự kiến sẽ được đưa vào danh sách sơ tuyển trong tương lai gần, sẽ cung cấp các lựa chọn quản lý kháng hoá chất bổ sung.

Khả năng thay đổi phương thức hoạt động trên ITNs cũng sẽ duy trì hiệu quả của hoá chất diệt côn trùng mới/hoá chấtcũ tái sử dụng càng lâu càng tốt. Pyrethroid đang trở nên kém hiệu quả hơn do được sử dụng rộng rãi mà không có phương thức tác động thay thế. Năm 2017, ITNs mới đã nhận được khuyến nghị của WHO, kết hợp Pyrethroid với hoá chất cũ được tái sử dụng, Chlorfenapyr (có phương thức hoạt động khác). Sự kết hợp của hai hoạt chất này là một bước tiến trong khả năng hạn chế kháng hoá chất. Ba hoạt chất khác đang trong giai đoạn nghiên cứu cuối hoặc đã phát triển hoàn thiện và dự kiến sẽ được đưa vào danh sách sơ tuyển trong khoảng thời gian từ năm 2026 đến năm 2030.


Hình 9. Phân bố các sản phẩm phòng chống véc tơ trong quy trình R&D theo loại hình can thiệp
Nguồn: WHO (2022), World malaria report.


Còn nữa à Tiếp theo Phần 4

Ngày 26/04/2024
BS. Nguyễn Công Trung Dũng  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích