Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 13/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 2 9 7 6 8
Số người đang truy cập
3 9 2
 Chuyên đề
Tiếp cận mô hình One-Health trong phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo Toxocara spp. ở người

Tính đa dạng về vật chủ nhiễm ký sinh trùng, bao gồm cả ấu trùng Toxocara spp.

Đến nay có ít nhất 400 loài ký sinh trùng được ghi nhận có thể lây nhiễm và gây bệnh ở người và câu hỏi đặt ra là chúng xuất phát từ đâu và làm thế nào tiếp cận phòng bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất? Gần đây, Konstans Wells (2018) chỉ ra 49% các loài ký sinh trùng đó là thuộc nhóm sán dây, giun tròn, sán lá và chúng cũng hiện diện ở trên các loài động vật hoang dại cũng như các vật nuôi, đa dạng về loài như các động vật linh trưởng, gặm nhấm, gia súc, kangaroo… Trong thực tế, hơn 500 loài động vật hoang dại khác nhau được ghi nhận có mang các ký sinh trùng giống với ở con người và đặc biệt là 45% các loài ký sinh trùng đó cũng được tìm thấy trên các vật nuôi như chó, mèo, thỏ, heo, cừu, chuột đen.

Chuỗi thực phẩm có liên quan đến lan truyền bệnh ký sinh trùng, nhiều ca nhiễm do nguồn thịt của các vật nuôi hay động vật hoang dại đã nhiễm bệnh dưới dạng ấu trùng, trứng hoặc nang sán hoặc nhiễm qua nguồn phân, đất, động vật gây nhiễm tình cờ như các loài giun truyền qua đất. Việc lây truyền từ động vật sang người tùy thuộc vào mối quan hệ tiếp xúc gần và hành vi cũng như chế độ ăn thịt động vật của con người ở “các dây chuyền thịt không an toàn”.

Các yếu tố góp phần dẫn đến tăng tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng còn có sự biến đổi thời tiết khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan. Toàn cầu hóa có thể liên đới đến sự lan truyền bệnh ký sinh trùng vì làm tăng phơi nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng giữa người, vật nuôi và động vật hoang dại, kể cả các loài ký sinh trùng mới, đang nổi và tái nổi và khi đó tạo ra sự tương tác mới giữa ký sinh trùng - con người. Do vậy, điều cần thiết là phải quan tâm khâu điều trị và phòng bệnh cho cả con người và vật nuôi trong gia đình và môi trường cộng đồng mới có thể đạt đến mô hình phòng bệnh hiệu quả.

Thực hành ăn uống và vệ sinh môi trường, loại bỏ tác nhân gây bệnh

Phân bố bệnh do của Toxocara spp. rộng rãi về mặt địa lý với các con đường lây nhiễm đa dạng như qua tiếp xúc gần người và chó, mèo nuôi trong nhà, lây truyền qua thực phẩm không hợp vệ sinh và các mối liên quan “tiềm ẩn nguy cơ” truyền bệnh khác. Do vậy, tăng cường giáo dục sức khỏe sẽ là điều cần thiết để cải thiện hiểu biết về bệnh ấu trùng Toxocara spp. và cách phòng ngừa, điều trị và kiểm soát cho chó, mèo. Bác sĩ thú y giáo dục các chủ hộ sở hữu vật nuôi về bệnh giun đũa chó mèo Toxocara spp. về cách giảm thiểu rủi ro lây truyền bệnh từ động vật sang người.

Vệ sinh, phòng tránh cho trẻ khỏi lây nhiễm trứng Toxocara spp. từ đất hoặc phân động vật, không ăn sống hoặc thực phẩm chưa nấu chín, cũng như thịt hoặc nội tạng động vật. Sự tương tác giữa con người, động vật và môi trường ô nhiễm cần được lưu ý. Theo quan điểm Một Sức khỏe (One-Health view), cần tiếp cận toàn diện để kiểm soát hiệu quả bệnh ấu trùng Toxocara spp. ở người. Kiểm soát nhiễm Toxocara spp. ở các vật chủ chính để giảm số lượng trứng đào thải trong môi trường. Tẩy giun cho chó và mèo, đặc biệt chó con dưới 12 tuần tuổi và mèo con.

Tuy nhiên, điều trị tẩy giun cho chó và mèo đang mang thai hầu như không hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây truyền qua nhau thai và qua cn đường bú mẹ. Giảm tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, khi làm vườn tiếp xúc với đất, kể cả chăm sóc cây cảnh, quản lý phân chuồng phải đeo găng tay. Phân của vật nuôi nên được thu gom và xử lý hoặc chôn lấp vì chúng có thể chứa trứng giun đũa chó, mèo. Thực hiện các biện pháp này ở các khu vực công cộng như công viên, bãi biển, đặc biệt cần thiết để giảm lây truyền. Rửa tay trước khi ăn và sau khi chơi, chăm sóc vật nuôi cũng như sau khi tiếp xúc với chất bẩn sẽ làm giảm nguy cơ ăn phải trứng giun đũa chó, mèo.

Tiếp cận Mô hình o­ne-Health trong phòng chống bệnh ấu trùng Toxocara spp.

Định hướng tương lai cần đưa vào trong các nghiên cứu dang tiến hành, bao gồm các công cụ chẩn đoán được cải tiến, liệu pháp điều trị đích mới, đánh giá nguy cơ và hợp tác quốc tế trong đầu tư nghiên cứu và giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật. Nhấn mạnh tầm quan trọng về sự hiểu biết liên quan đến nhiễm trùng T. canis ảnh hưởng lên sức khỏe con người. Nếu triển khai tiếp cận mô hình o­ne Health và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán và chiến lược điều trị đầy đủ có thể sẽ làm giảm gánh nặng của bệnh ấu trùng giun Toxocara spp., dẫn đến cải thiện sức khỏe cả vật nuôi và con người.

Mô hình o­ne Health đã được áp dụng như môt công cụ để giải quyết các vấn đề như các bệnh lây truyền từ động vật lây sang người thông qua nhóm nghiên cứu ở Brazil, mang lại lợi điểm cho hệ thống y tế quốc gia (National Health System), trong đó lấy mẫu từ đất, động vật và con người đồng thời trên các nhóm quần thể yếu thế khác nhau cũng như các động vật quanh họ, bao gồm nhóm động vật tích trữ (animal hoarders), động vật vô gia cưđi lang thang, có hình phạt thích đáng,...Với cách tiếp cận này thì các vật nuôi sẽ được điều tra đồng thời cùng với các chủ nuôi và môi trường, cung cấp tổng thể vai trò các tá nhân mới ở các vùng khác nhau.

 

Hình 1. Mô hình đa nhân tố liên quan đến bệnh ấu trùng Toxocara spp. trên người và chó, mèo và định hướng các chiến lược phòng chống hiệu quả |Nguồn: o­ne-Health, 2024

Yếu tố có thể liên quan đến bệnh ấu trùng Toxocara spp. (màu xanh)

-Yếu tố môi trường: Đất và nước, rau và hoa quả;

-Yếu tố kinh tế xã hội: Hành vi và thói quen, tình trạng kinh tế-xã hội, chủ sở hữu chó, mèo, mức độ giáo dục và nghề nghiệp của chủ nuôi cũng như các thành viên trong gia đình;

-Yếu tố di truyền: Tuổi và giới tính, chủng tộc và dân tộc, cân nặng và tình trạng dinh dưỡng;

Chiến lược phòng chống bệnh và khoảng trống kiến thức (màu hồng)

-Kiểm soát thông qua vệ sinh, sổ giun định kỳ và quản lý phân;

-Tiếp cận mô hình o­ne-Health: Giáo dục sức khỏe, chẩn đoán và điều tra dịch tễ;

-Khoảng trống kiến thức về: Động vật hoang dã, các loài Toxocara spp. khác, tỷ lệ mắc và phân bố toàn cầu của nhiễm trùng.

Một giả thuyết “hiệu ứng đảo đô thị” (island-effect hypothesis) đã được đặt ra để mô tả một sự trùng lắp các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm ấu trùng Toxocara spp. ở người tại các quần thể đảo cổ điển. Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng “Hiệu ứng đảo đô thị” là hiện tượng ngày càng nhiều thảm thực vật và mặt nước bị thay thế bởi các công trình xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của sự gia tăng dân số ở các thành phố và trong bối cảnh ở đây, hiệu ứng đảo nhiệt đô thị đặt ra giả thuyết tiềm năng lan truyền các tác nhân gây bệnh nghiêm trọng do sự cách ly và phơi nhiễm liên tục với các “đảo”, đặc biệt là môi trường, lây truyền qua thực phẩm hay qua vector xuất hiện hàng ngày và các con đường đa chu kỳ có lợi thế bởi biến đổi khí hậu.

Về thuật ngữ, hiệu ứng đảo nhiệt độ thị đã từng áp dụng tong ba tình huống khác: (i) Quy luật của Foster (Foster's rule) cũng được gọi là hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, ở đó quần thể động vật ở các đảo bị cách ly,có thể thay đổi kích cỡ; (ii) Đảo nhiệt đô thị (Urban heat island) để thiết kế một sự phân bố theo không gian - thời gian nhiệt độ thích hợp ại đô thị; (iii) Hiệu ứng đảo Nut (Nut island effect) như một nguyên tắc quản lý cho một nhóm bị cách ly hiệu quả thấp hơn. Các nghiên cứu trước đây cho thấy sự phát tán rộng của mầm bệnh ký sinh trùng ở Fernando de Noronha - một nơi dừng chân ở trên đỉnh đảo cho các du khách ở Brazil có sự “chồng lắp” con người - động vật - môi trường. Trong các nghiên cứu như thế, tỷ lệ huyết thanh dương tính với đơn bào T. gondii cao được phát hiện trên 172/341 (50,4%) người dân trên đảo, liên quan đến huyết thanh dương tính cao ở quần thể mèo và môi trường ô nhiễm nang trứng của T. gondii.

Dựa trên tỷ lệ hiện mắc và tác động lên khía cạnh y tế công cộng, bệnh ấu trùng Toxocara spp. hiệnnay là một bệnh lây truyền từ động vật truyền sang người được đánh gia chưa đầy đủ tại các nước phát triển và đang phát triển. Sự lây truyền ấu trùng Toxocara spp. có liên quan đến các thú cưng, chó mèo không có chủ, dẫn đến phát tán lan rộng trứng giun thông qua phân ra môi trường. Một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng cho nhiễm trùng và phát triển thành bệnh ấu trùng Toxocara spp. ở người là cùng sống chung với mèo con và chó con.

Trong một thời gian dài, chiến lược phòng bệnh đối với nhiễm ký sinh trùng đã được áp dụng thường quy dùng thuốc điều trị hoặc sổ giun để giảm bớt gánh nặngtrong ngắn hạn. Miễn dịch bảo vệ kéo dài có thể đạt được sau khi tiêm vaccine, tuy nhiên hiện nay vaccine vẫn còn đang trong thời gian nghiên cứu. Do đó, nên tảng để hiểu biết về phát triển vaccine tiên tiến có hiệu quả phòng chống căn bệnh lây truyền từ động vật sang người này. Hơn thế nữa, các nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào phát triển vaccine phòng chống bệnh giun đũa chó, mèo. Trong đó, đặc biệt chú ý đến nghiên cứu về dịch tễ học nổi bật cũng như tầm quan trọng của chó trong bệnh ấu trùng Toxocara spp.

Khái niệm Một Sức khỏe (One Health concept) được định nghĩa như một nổ lực hợp tác đa ngành mà trong đó bao gồm nhân viên y tế, nhà thú y, nhà nghiên cứu cùng làm việc tại địa phương, khu vực và quốc gia cũng như trên quy mô toàn cầu để đạt được tiêu chí tối ưu về sức khỏe con người, động vật và môi trường. Từ quan điểm triển vọng đó, bệnh ấu trùng Toxocara spp. là một mô hình nghiên cứu mà trong đó kiến thức cổ điển và hiện đại trong lĩnh vực y tế và thú y phải phối hợp với nhau để hiểu biết đầy đủ với mục đích chung lồng ghép để chẩ đoán, điều trị và phòng bệnh hiệu quả.


Hình 2. Dịch tễ học bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo từ tiếp cận O­ne-Health.

Chu kỳ sinh học của Toxocara spp. có liên quan đến vật chủ chính (chó và mèo), vật chủ chờ thời (một số loài động vật có vú và chim) và vật chủ tình cờ (con người). Chó con là nguồn đào thải các trứng chưa trưởng thành chính ra môi trường (1). Trong điều kiện tối ưu về độ ẩm và nhiệt độ, ấu trùng giai đoạn 3 phát triển bên trong trứng và đây là giai đoạn nhiễm chính cho tất cả vật chủ (2). Các vật chủ chờ thời hay vật chủ tình cờ nuốt phải trứng có ấu trùng sẽ duy trì ấu trùng thân trong các mô (3) có thể gây nhiễm cho các vật chủ chờ thời. Nhiễm trùng ở người xảy ra chủ yếu do ăn phải trứng có ấu trùng hay ăn thịt hay các nội tạng động vật còn sống (gà, heo, bò) có chứa ấu trùng giai đoạn nhiễm (4). Nuốt phải trứng có ấu trùng có thể từ tiêu thụ nguồn rau ô nhiễm nữa (5). Các ấu trùng có mặt bên trong vật chủ chính truyền qua chó con qua đường nhau thai (chó) và qua đường bú sữa (chó và mèo) (6). Mũi tên xanh chỉ ra động lực phát triển của trứng trong môi trường, mũi tên đỏ chỉ ra lây truyền từ trứng mang ấu trùng và mũi tên vàng chỉ ra lây truyền từ ấu trùng cơ thể.

Nghiên cứu vaccine phòng bệnh ấu trùng Toxocara spp.

Dumar Alexander Jaramillo-Hernández và cộng sự (2022) nghiên cứu đánh giá đáp ứng miễn dịch bảo vệ bằng các protein tái tổ hợp (recombinant proteins-rProtein) trên mô hình chuột nhiễm T. canis. Dựa trên sự phát triển một công thức vaccine giúp phòng chống bệnh ấu trùng này. Các nghiên cứu tiền lâm sàng chọn hai loại rProtein T. canis là rTcVcan và rTcCad đã cho thấy bảo vệ trên chuột có ý nghĩa đáng kể chống lại sự di chuyển của ấu trùng. Các rProtein này cộng thêm ba chất phụ gia (Alhydrogel®, PAM3CSK4® và Quil-A®) dùng để tiêm cho chuột chống lại bệnh giun đũa chó; các mẫu máu được thu thập 3 lần để đo nồng độ kháng thể IgG toàn phần, IgG1, IgG2a, IgA và IgE thông qua thử nghiệm ELISA gián tiếp. Các cytokines như IL-5, TNF-α và IL-10 được đo trên dung dịch canh thang hay dung dịch nổi lên trên trong tế bào lách và định lượng tính ấu trùng T. canis trong các mô. Cặp rProtein và chất phụ gia tốt nhất được tìm thấy (rTVcan + QuialA®) được dùng để tiêm chủng cho các chó con không nhiễm T. canis (n=18) để sau đó gây nhiễm thực nghiệm với T. canis và nhóm khác là các chó con đã nhiễm tự nhiên với T. canis (n=6). Các globulin miễn dịch (IgA, IgE, IgG, IgG1, IgG2a), tải lượng ký sinh trùng (trứng trong phân), số con giun trưởng thành bị tống xuất ra và số trứng thải ra từ tử cung con cái, phân tích tỷ lệ phần trăm thụ tinh của chúng.

Trên chuột, quan sát cho thấy có một tỷ lệ giảm có ý nghĩa rất cao (73%) số ấu trùng trong mô, một hồ sơ gồm các cytokine hỗn hợp (Th1/Th2) và hiệu giá các kháng thể (IgG, IgG1, IgG2a) kháng T. canis sử dụng hỗn hợp rTVcan plus QuialA®. Trên các con chó, hỗn hợp rTVcan plus QuialA® thúc đẩy làm giảm trứng giun trong phân (95%) và giảm trứng được ghi nhận từ tử cung của các con cái trưởng thành tống xuất về mặt dược học (58,38%), đây là một thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên chó với vaccine có bản chất protein tái tổ hợp của T. canis, công thức vaccine thử nghiệm tỏ ra có hiệu quả kích thích sinh kháng thể chống lại nhiễm trùng T. canis.

Trên chó có một sự giảm đáng kể vè số trứng tống xuất trên các động vật thực nghiệm sau khi cho tiêm công thức vaccine này để phòng bệnh như một bằng chứng rõ ràng. Các nghiên cứu trong tương lai nên phát triển để đánh giá thời gia bảo vệ có hiệu quả và phân tích các con đường miễn dịch khác mà trong đó chúng có thể được kích thích để sinh miễn dịch hiệu quả.

Luis Fabián Salazar Garcés và cộng sự (2020) nghiên cứu về tính sinh miễn dịch và bảo vệ thông qua sử dụng các protein T. canis tái tổ hợp trên một mô hình chuột, kết quả cho thấy 8 ứng viên vaccine protein tái tổ hợp của T. canis tiềm năng được xác dịnh thông qua thử nghiệm được thực hiện mô phỏng trên máy tính in silico (rTcGPRs, rTcCad, rTcVcan, rTcCyst) và phân tích proteomics của ấu trùng (rTES26, rTES32, rMUC-3 và rCTL-4).

Tính sinh miễn dịch và bảo vệ chống lại các thách thức nhiễm trùng đối với 7/8 kháng nguyên này được xác định trên mô hình chuột gây nhiễm Toxocara spp. Các chuột cái C57BL/6 được gây miễn dịch bằng bằng các kháng nguyên tổ hợp hay tái tổ hợp trước khi cho phơi nhiễm với 500 trứng có phôi T. canis.

Nồng độ kháng thể đặc hiệu (IgG, IgG1, IgG2a và IgE) trong huyết thanh và các cytokine (IL-5, INF-ɣ và IL-10) được sinh ra thông qua các tế bào lách kích thích sinh kháng nguyên. Sự có mặt các kháng thể đặc hiệu với các phân tử được đo trong huyết thanh của chó và người bị nhiễm T. canis dương tính.

Cuối cùng 7/8 phân tử có tính sinh miễn dịch trên các con chuột được gây miễn dịch, tất cả đều kích thích làm tăng nông độ kháng thể IgG, IgG1 hay IgG2a có ý nghĩa và 6/7 phân tử đó có liên quan đến tăng nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu; tất cả gây tăng sinh ra IFN- ɣ và IL-10 từ các tế bào lách, nhưng chỉ các kháng nguyên tái tổ hợp liên quan màng được xác định trên thử nghiệm in silico (rTcCad, rTcVcan, TcCyst) làm tăng sinh IL-5 có ý nghĩa.Tiêm vaccine với hai loại rTcCad và rTcVcan làm giảm đi tải lượng ấu trùng T. canis trên các con chuột gây nhiễm lần lượt đến 54,3% và 53,9% (p<0,0001), so với nhóm chứng không gây nhiễm. Các tác giả xác định các đích vaccine thông qua phân tích thử nghiệm in silico là một chiến lược hiệu quả để xác định khả năng của các protein T. canis sinh miễn dịch làm giảm gánh nặng ấu trùng sau khi phơi nhiễm với ký sinh trùng. Hai loại protein tái tổ hợp rTcCad và rTcVcan được xác định như các ứng viên vaccine hứa hẹn trong phòng bệnh ấu trùng T. canis.

Ngoài ra, Dumar A. Jaramillo-Hernández và cộng sự (2023) dựa trên tỷ lệ nhiễm và tác động lên y tế công cộng của bệnh ấu trùng Toxocara spp. hiện chưa được đánh giá một cách đầy đủ tại các nước phát triển và đang phát triển. Lây truyền Toxocara spp. liên quan đến các thú cưng, chó mèo thả rông, không có chủ phát tán rộng trứng giun trong phân của chúng ra ngoại cảnh và một trong những yếu tố nguy cơ chính nhiễm trùng và phát triển thành bệnh ấu trùng Toxocara spp. là cùng chung sống với chó con và mèo con (cohabit with puppies and kittens). Trong một thời gian dài, chiến lược phòng bệnh này đã thường xuyên sử dụng các thuốc chống ký sinh trùng để làm giảm gánh nặng trong thời gian ngắn nhất. Bảo vệ miễn dịch kéo dài có thể đạt được nhờ vào vaccine, song hiện chưa có vaccine sử dụng rộng rãi mà chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu. Do đó, các dữ liệu trên đây là nền tảng để hiểu biết về các điểm mới nhất trong phát triển vaccine phòng bệnh hiệu quả căn bệnh này.

Vì tỷ lệ và gánh nặng bệnh do ấu trùng Toxocara spp. cao và phân bố rộng khắp thế giới nên gần đây một nhóm nhà khoa học Brazil và Canada đang tập trung nghiên cứu vaccine phòng bệnh tại các nước đang phát triển và nước phát triển. Hiện tại, chiến lược phòng bệnh chủ yếu là dùng thuốc chống giun tròn và sổ giun định kỳ để giảm gánh nặng trong một thời gian ngắn nên làm thế nào để quần thể được bảo vệ bằng cách miễn dịch qua tiêm vaccine là quan trọng và bền vững hơn. Tầm quan trọng của bệnh ký sinh trùngở người và động vật trên toàn cầu và tình trạng kháng thuốc trên động vật đang xuất hiện và ngày càng nghiêm trọng, nên nhu cầu nghiên cứu về vaccine phòng bệnh, giảm nguy cơ phơi nhiễm từ động vật đến con người, trong đó phát triển vaccine phòng bệnh trên chó sẽ đóng vai trò nền tảng ở khâu quản lý bệnh tốt cho cả vật nuôi và gián tiếp trên con người.

Trong khi chờ đợi sự ra đời và áp dụng rộng rãi một loại vaccine an toàn và hiệu quảthì việc tẩy giun định kỳ cho chó, mèo là một trong những mắc xích quan trọng nhất của các biện pháp phòng bệnh. Với các chó con, mèo con cần tẩy giun liều đầu tiên ngay khi chúng mới sinh ra 2-3 tuần tuổi (vì chó, mèo con có thể nhiễm giun từ mẹ trước hoặc sau sinh, hoặc qua đường sữa và chó con thường đào thải trứng nhiều trong môi trường), tẩy giun 3 lần với khoảngcách nhau mỗi 2 tuần và sau đó nhắc lại 6 tháng một lần. Dùng thuốc chống giun dự phòng định kỳ, kể cả chó con và chó cái mang thai để hạn chế lan truyền bệnh;

Vệ sinh phòng bệnh bao gồm vệ sinh môi trường, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ phân chó, phân mèo bị phát tán, các khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em hàng ngày. Thu dọn, loại bỏ ngay phân của thú cưng để ngăn ngừa phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường;

Rửa tay sau khi tiếp xúc, bồng bế, vuốt ve hay chơi với chó, mèo hoặc sau khi tiếp xúc với nơi có nguy cơ nhiễm. Xây dựng và khuyến khích các thói quen và hành vi sống có vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đảm bảo ăn chín uống chín, thường xuyên vệ sinh nơi vui chơi của trẻ em;

Truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó mèo. Đặc biệt, vận động cộng đồng thay đổi hành vi, nâng cao sức khỏe, tránh các yếu tố liên quan hoặc nguy cơ nhiễm.

Ngày 26/04/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang & Ths.Bs. Nguyễn Đức Chính
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích