Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 13/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 2 9 9 8 4
Số người đang truy cập
3 9 3
 Chuyên đề
Cập nhật thông tin toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới về bùng phát dịch sốt xuất huyết

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ và độ ẩm biến đổi “cực đoan” dẫn đến sự thay đổi và gia tăng bất thường nhiều bệnh truyền truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có các bệnh do véc tơ truyền về sốt rét và sốt xuất huyết với số mắc và tử vong cao, trong đó có Việt Nam.

Với diễn tiến bệnh khó lường và các biện pháp kiểm soát, khống chế đang gặp khó khăn, ngành y tế và cộng đồng cũng đang đối mặt nhiều thách thức để phòng chống và loại trừ các bệnh véc tơ truyền đó. Theo thông tin mới nhất thì trong 03 tháng đầu năm 2024, trên toàn cầu ghi nhận hơn 5 triệu ca mắc và hơn 2000 ca tử vong.

Các điểm chính về bệnh sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm dovi-rút Dengue gây ra và bệnh lan truyền từ người sang người, chủ yếu thông qua muỗi nhiễm virus đốt. Các loài muỗi thuộc giống Aedes truyền bệnh chính, trong đó chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Loài này đốt chính vào ban ngày với hai đỉnh hoạt động là sáng sớm và chiều muộn. Khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc SXHD và hằng năm ước tínhkhoảng 100-400 triệu ca mắc trên toàn cầu;

SXHD được tìm thấy phổ biếnở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, bệnh phổ biến ở các khu vực đô thị và bán đô thị; Có nhiều trường hợp nhiễm DENV không có triệu chứng hoặc chỉ gây bệnh nhẹ, trong một số trường hợp DENV có thể gây ra các trường hợp bệnh nặng hơn và thậm chí tử vong;

Công tác phòng chống SXHD phụ thuộc vào kiểm soát véc tơtruyền bệnh. Do hiện chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, do vậy phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết nặng gây ra.


Hình 1. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành chính trên toàn cầu 2022-2023

Tình hình bệnh sốt xuất huyếtDengue (SXHD) hiện nay trên thế giới

Tỷ lệ mắc SXHDtrên toàn cầu đã gia tăng đáng kể trong hơn hai thập kỷ qua và điều này đặt ra thách thức đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng. Từ năm 2000 đến năm 2019, tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã ghi nhận số ca mắc được báo cáo trên phạm vi toàn cầu tăng gấp 10 lần, từ 500.000 ca năm 2000 lên 5,2 triệu ca năm 2019. Năm 2019 được xem là năm ghi nhận số ca mắc cao chưa từng có trong lịch sử với các trường hợp được báo cáo mở rộng ra trên 129 quốc gia.

Sau đó số ca mắc SXHD giảm nhẹ trong giai đoạn 2020-2022 do đại dịch COVID-19. Đến năm 2023, số ca mắc đã gia tăng đáng kể trên phạm vi toàn cầu cả về số ca mắc lẫn quy mô bùng phát dịch và mở rộng sang các vùng trước đây chưa ghi nhận ca mắc.Lan truyền SXHD có tính chu kỳ và có thể xảy ra các đợt bùng phát dịch lớn sau 3-4 năm. Trong đại dịch COVID-19,lan truyền SXHD ở mức độ vừa phải ở một số vùng và mức độ lan truyền thấp ở những vùng khác dẫn đến nhiều người không có khả năng miễn dịch với một số loại sốt xuất huyết. Tuy nhiên, dữ liệu về lưu hành các type huyết thanh SXHD còn hạn chế.

Kể từ đầu năm 2023, lan truyền bệnhSXHD liên tục xảy ra nhiều nơi trên thế giới và cùng với đó là số ca mắc SXHD gia tăng đột biến với hơn 5 triệu ca và hơn 5.000 ca tử vong liên quan đến SXHD, gần với mức cao trong lịch sử được ghi nhận và được báo cáo tại hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ ở 5 khu vực: Châu Phi, châu Mỹ, Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và Đông Địa Trung Hải trên toàn cầu. Gần 80% số trường hợp bệnh (khoảng 4,1 triệu ca) được báo cáo ở khu vực châu Mỹ. SXHD là bệnh do Arbovirus phổ biến nhất và gây ra số ca mắc bệnh do Arbovirus cao nhất ở khu vực châu Mỹ, với các đợt bùng phát dịch theo chu kỳ từ 3-5 năm. Ngoài ra, các chùm ca SXHD nội địa đã được báo cáo ở châu Âu. Tuy nhiên, những dữ liệu này có thể bị đánh giá thấp gánh nặng thực sự của bệnh SXHD vì hầu hết các ca nhiễm đều không có triệu chứng và việc báo cáo ca mắc không bắt buộc ở nhiều quốc gia.


Hình 2. Thời tiết biến đổi dưới tác động El Nino về lượng mưa theo mùa

Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ gia tăng lan truyềndịch bệnh SXHD bao gồm sự thay đổi về phân bố các véc tơ(chủ yếu là Aedes aegypti Aedes albopictus), đặc biệt là ở các quốc gia chưa từng có SXHD trước đây; hậu quả của hiện tượng El Nino năm 2023 và biến đổi khí hậu dẫn đến nhiệt độ tăng, mưa nhiều, độ ẩm cao; các hệ thống y tế yếu giữa đại dịch COVID-19, bất ổn chính trị và tài chính ở các quốc gia phải đối mặt với khủng hoảng nhân đạo phức tạp và sự di dân cao. Những yếu tố này cũng là thách thức khả năng ứng phó với dịch bệnh và nguy cơ lây lan thêm sang các quốc gia khác. Sự yếu kém trong hệ thống giám sát ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng có thể dẫn đến việc báo cáo và phản hồi chậm trễ cũng như bỏ sót việc xác định các triệu chứng, góp phần làm tăng các ca mắc SXHD nặng.


Hình 3. Các nước và vùng lãnh thổ, khu vực báo cáo ca SXHD tại chỗ từ
2022-2023.
Nguồn: WHO, 2023

TCYTTG đã đánh giá nguy cơ cao trên phạm vi toàn cầu khi xem xét nguy cơ lan truyền ngày càng tăng cũng như sự gia tăng các ca mắc và tử vong.

Sốt xuất huyết ở khu vực châu Phi

Châu Phi nằm trong số 4 khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các bệnh doArbovirusbao gồm sốt vàng, SXHD, Chikungunya, O'nyong Nyong, sốt thung lũngRift và Zika. Năm 2023, châu Phi ghi nhận 171.991 ca mắc và 753 ca tử vong liên quan đến SXHD. Bằng chứng về sự lưu hành bệnh đã được phát hiện ở người dân địa phương và/hoặc trong số những du khách trở về từ hơn 30 quốc gia châu Phi.

Các đợt bùng phát dịch SXHD đã được báo cáo ở 15 trong số 47 quốc gia bao gồm Bénin, Burkina Faso, Cape Verde, Chad, Côte d'Ivoire, Ethiopia, Ghana, Guinea, Mali, Mauritius, Niger, Nigeria, São Tomé và Principe, Senegal và Togo. Các đợt bùng phát dịch bệnh ở các quốc gia này đều bắt đầu vào năm 2023, ngoại trừ ở São Tomé và Príncipe, hai nơi này là sự kéo dài đợt bùng phát bắt đầu vào tháng 4 năm 2022. Tính đến ngày 19 tháng 12 năm 2023, các đợt bùng phát dịch vẫn đang tiếp diễn ở 11 quốc gia và trong khi đócác quốc gia đã tuyên bố kết thúc bùng phát dịch bệnh là ở Tchad, Guinea, Mauritius, São Tomé và Príncipe.

Năm 2023, Burkina Faso là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực với số ca mắc gia tăng đáng kể so với năm 2021 và 2022. Tính đến ngày 18 tháng 12 năm 2023, số ca mắc tích lũy là 146.878 ca bao gồm 68.346 trường hợp xét nghiệm chẩn đoán nhanh dương tính và 688 trường hợp tử vong trong số các trường hợp nghi ngờ với tỷ lệ tử vong là 0,5%.

Gánh nặng SXHD ở châu Phi chưa được hiểu rõ là do:(i) Các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu của bệnh với bệnh sốt rét và các bệnh sốt nhiệt đới khác; (ii) Năng lực phòng thí nghiệm còn hạn chế để phát hiện và xác định ca bệnh kịp thời vì điều này rất quan trọng để phát hiện và báo cáo các ca bệnh cũng như ngăn chặn sự lây lan của bệnh; (iii) Giám sát không đầy đủ và báo cáo ca bệnh còn hạn chế, đặc biệt là bệnh SXHD.

Những nỗ lực đang được tiến hành để nắm rõ hơn về cơ chế lan truyền SXHD và các loại Arbovirus khác trong khu vực. Văn phòng của TCYTTG ở khu vực châu Phi đã thông qua khung tổng hợp về kiểm soát, loại trừ và tiêu diệt các bệnh nhiệt đới và các bệnh do véc tơ truyền ở châu Phi giai đoạn 2022-2030. Ngoài ra, Văn phòng khu vực cũng đã soạn thảo khung thực hiện Sáng kiến Arbovirus Toàn cầu của các Quốc gia Thành viên ở khu vực châu Phi.

Sốt xuất huyết ở khu vực châu Mỹ

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 11 tháng 12 năm 2023, tổng cộng có 4,1 triệu ca nghi ngờ mắc SXHD (tỷ lệ mắc tích lũy là 419 ca trên 100.000 dân), trong đó có 6.710 ca SXHD nặng (0,16% số ca nghi ngờ) và 2.049 ca tử vong (CFR 0,05%) đã được báo cáo từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Mỹ, với 15 quốc gia báo cáo dịch đang bùng phát. Trong tổng số ca SXHD tính đến ngày 12 tháng 11 năm 2023 (tuần 48 năm 2023), 1.895.122 (45%) ca đã được xác định qua xét nghiệm.

Hiện tại, có 46 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo một cách có hệ thống, thông qua Mạng lưới thông tin y tế châu Mỹ hàng tuần về tổng số ca mắc, tỷ lệ mắc, số ca nặng, số ca tử vong và tử vong do SXHD cũng như dữ liệu giám sát côn trùng. Tính đến tuần 48, Brazil đã báo cáo số ca nghi ngờ cao nhất trong khu vực (n=2.909.404 ca; 1.359 ca trên 100.000 dân), tiếp theo là Peru (n= 271.279; 813 ca trên 100.000 dân) và Mexico (n = 235.616; 179 ca trên 100.000 dân). Về SXHD nặng, Colombia báo cáo nhiều ca mắc nhất (1504; 1,35% số ca), tiếp theo là Brazil (1474; 0,05% số ca), Mexico (1272; 0,54% số ca), Peru (1065; 0,39% số ca) và Bolivia (640; 0,44% trường hợp).

Mặc dù SXHD lưu hành ở hầu hết các quốc gia Nam Mỹ, Mexico, Trung Mỹ và các quốc gia vùng Caribe, nhưng nửa cuối năm 2023 đã chứng kiến số ca mắc gia tăng đáng báo động, với số ca tích lũy trong năm vượt quá tổng số ca mắc hàng năm trước đó và ở một số quốc gia số ca mắc vượt ra ngoài các khu vực lan truyền bị ảnh hưởng trước đây. Các ca SXHD đã gia tăng ở châu Mỹ trong bốn thập kỷ qua, từ 1,5 triệu ca từ năm 1980 đến 1989 lên 17,5 triệu ca trong năm 2010-2019. Trước năm 2023, số ca SXHD cao nhất trong lịch sử là năm 2019, với hơn 3,18 triệu ca, 28.208 ca nặng và 1.823 ca tử vong (CFR 0,06).

Virus Dengue (DENV) là loại Arbovirus phổ biến nhất và gây ra số ca mắc bệnh Arbovirus cao nhất ở châu Mỹ, các đợt bùng phát dịch bệnh theo chu kỳ từ 3 đến 5 năm một lần. Hiện nay có khoảng 500 triệu người trong khu vực có nguy cơ mắc bệnh SXHD. Muỗi Ae. aegypti là véc tơtruyền SXHD, phân bố rộng rãi ở châu Mỹ, riêng chỉ có Canada là quốc gia không có SXHD và cũng không có véc tơ. Uruguay, nơi mà Ae. Aegypticó mặt, việc lan truyền tại chỗ hạn chế được báo cáo lần cuối vào năm 2016 và kể từ đó chỉ có các ca nhậu khẩu được báo cáo.

Tất cả 04 tuýp huyết thanh DENV (DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4) hiện đang lưu hành ở châu Mỹ. Trước đây, các ca mắc chủ yếu là do các tuýp DENV-1 và DENV-2, riêng trong năm 2023, thì DENV-3 và DENV-4 được phát hiện thường xuyên hơn. Tuy nhiên, có 9 quốc gia báo cáo có mặt cùng lúc cả 4 tuýp huyết thanh. Sự lưu hành đồng thời tất cả các tuýphuyết thanh này đã được phát hiện ở Brazil, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama và Venezuela. Mạng lưới Phòng thí nghiệm Chẩn đoán Arbovirus của châu Mỹ đã được tăng cường để đối phó với sự xuất hiện của các typehuyết thanh SXHD mới và sự tái xuất hiện của các bệnh Arbovirus khác, chẳng hạn như Chikungunya, virus Zika và virus Tây Sông Nin Tây Sông Nin, tất cả các bệnh virus này hiện đang lưu hành trong khu vực cùng với SXHD. Mục tiêu chính của mạng lưới phòng thí nghiệm là đảm bảo giám sát hiệu quả và đáp ứng nhanh với các đợt bùng phát dịch bệnh.

Sốt xuất huyết ở khu vực châu Âu

SXHD không phải là bệnh lưu hành ở châu Âu và các ca bệnh chủ yếu liên quan đến du lịch; tuy nhiên, kể từ năm 2010, đã có báo cáo về các trường hợp bệnh tại chỗ ở một số quốc gia trong khu vực bao gồm Croatia, Pháp, Israel, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Năm 2018, năm có sẵn dữ liệu toàn diện nhất, tổng cộng 2.500 trường hợp mắc SXHD đã được báo cáo cho WHO thông qua cơ chế thu thập dữ liệu giám sát hàng năm trong khu vực với Đức, Pháp và Anh đóng góp phần lớn các trường hợp bệnh. Phần lớn các trường hợp này đều là các ca nhập khẩu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính đầy đủ của dữ liệu vẫn còn nhiều thách thức.

Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 5 tháng 12 năm 2023, các ca bệnh và các đợt bùng phát lẻ tẻ tại chỗ đã được báo cáo ở ba quốc gia gồm Ý (n = 82), Pháp (n = 43) và Tây Ban Nha (n = 3). Xét nghiệm SXHD định kỳ ở các quốc gia thành viên thuộc Khu vực châu Âu không phổ biến trừ khi có tiền sử du lịch và các trường hợp nghi ngờ, do đó số ca SXHD thực tế vào năm 2023 có thể bị đánh giá thấp. Một trường hợp tử vong liên quan đến du khách nhập cảnh đã được báo cáo ở Ý; cho đến nay không có thêm trường hợp tử vong nào được báo cáo ở các nước châu Âu trong năm 2023.

Ae. albopictus là véc tơtruyền vi-rút Dengue chính ở châu Âu, được phát hiện ở một số nước Nam Âu. Muỗi Ae. albopictus đã được phát hiện ở xa hơn về phía bắc và phía tây trong mười năm qua và loài này có khả năng ngủ đông vào mùa đông. Năm 2023, loài muỗi này đã được xác định có mặt ở 13 quốc gia trong khu vực, tăng đáng kể so với 8 quốc gia trong năm 2013.Trong khi mùa đông lạnh, ngăn chặn sự lan truyền quanh năm của bệnh do muỗi truyền thì khí hậu thích hợp cho việc lan truyềnDENV ở châu Âu ngày càng tăng, dẫn đến lũ lụt, các hồ nước tù đọng. Những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quần thể véc tơ có năng lực sinh sản, phát triển và truyền bệnh.

Ae. aegypti (véc tơchính truyền SXHD ở hầu hết các quốc gia) không tồn tại qua mùa đông nhưng cũng đã xuất hiện ở Síp và Madeira, Bồ Đào Nha từ năm 2022.Những xu hướng này có khả năng dẫn đến sự gia tăng số ca mắc SXHD và có thể gây tử vong.Các hệ thống y tế công cộng chất lượng ở nhiều quốc giabao gồm khả năng tiếp cận chẩn đoán sớm, xác định ca bệnh và quản lý các ca bệnh nặng, góp phần làm giảm tác động nghiêm trọng đến sức khỏe vàngoài ra làmgiảm sự lây lan bệnh cho cả ca bệnh nhập khẩu và ca bệnh nội địa.

Sốt xuất huyết ở khu vực Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á, 10 trong số 11 quốc gia thành viên được biết là nơi lưu hành vi-rút Dengue. Năm 2023, một số quốc gia bao gồm Bangladesh và Thái Lan, đã báo cáo số ca SXHD tăng đáng kể so với những năm trước đó. Đặc biệt Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan nằm trong số 30 quốc gia có mức độ lưu hành cao nhất trên thế giới.

So với cùng kỳ năm 2022, thì năm 2023, Bangladesh và Thái Lan ghi nhận số ca mắc SXHDnhiều hơn. Đến tháng 11 năm 2023, Bangladesh đã chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể số ca mắc lên đến 308.167 ca so với 62.382 được báo cáo trong cả năm 2022. Thái Lan chứng kiến ​​sự gia tăng số ca mắc hơn 300%, với số ca mắc năm 2022 là 46.678 ca tăng lên 136.655 ca năm 2023 (tính đến ngày 22 tháng 11 năm 2023). Trong cùng thời gian này, số ca chết ở Bangladesh đã tăng từ 281 (CFR 0,45%) lên 1598 (CFR 0,52%), trong khi ở Thái Lan, con số này tăng từ 34 (CFR 0,07%) lên 147 (CFR 0,11%). Ở các quốc gia khác, tỷ lệ tử vong (CFR) dao động từ 0,04% ở Nepal đến 0,72% ở Indonesia. Điều quan trọng là phải giải thích các giá trị này một cách thận trọng do sự khác nhau trong định nghĩa ca bệnh được sử dụng giữa các quốc gia, với một số hệ thống chủ yếu tập trung vào báo cáo các ca SXHD nặng hoặc nhập viện.

Ngoài ra, sự thay đổi về không gian và thời gian trong các mô hình SXHD đã được quan sát thấy trong năm 2022 và tiếp tục xảy ra trong năm 2023. Nepal và Bangladesh đã chứng kiến số ca mắc bệnh tăng đột biến sớm hơn bình thường. Các ca bệnh ở Nepal chuyển từ Thung lũng Kathmandu vào năm 2022 đến vùng Terai phía đông nam và các huyện vùng đồi núi ở tỉnh Gandaki trong năm 2023. Năm 2023, Ấn Độ đã chứng kiến sự gia tăng số ca mắc SXHD ở Kerala và các bang đông bắc giáp với Bangladesh so với năm trước.

Sốt xuất huyết ở khu vực Tây Thái Bình Dương

Khu vực Tây Thái Bình Dương tiếp tục phải đối mặt với gánh nặng bệnh tậtcaovới các bệnh do Arbovirus do muỗi truyền, đặc biệt là SXHD. Những bệnhdo Arbovirus này gây ra tỷ lệ mắc và tử vong đáng kể trong khu vực, đặc biệt là ở những người không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng.


Hình 5. Biến đổi khí hậu toàn cầu 2023-2024 đang là mối quan tâm co thể gây bùng phát dịch
các bệnh truyền nhiễm và thiếu nguồn nước chung trầm trọng

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 7 tháng 12 năm 2023, có hơn 500.000 ca mắc và 750 trường hợp tử vong liên quan đếnSXHD đã được báo cáo từ 8 quốc gia/vùng lãnh thổ trong khu vực gồm Úc, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam. Các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Philippines (167355 trường hợp mắc và 575 trường hợp tử vong, CFR: 0,34%) và Việt Nam với 149.557 trường hợp mắc và 36 trường hợp tử vong (CFR: 0,02%). SXHD là bệnh lưu hành ở các quốc gia như Campuchia, Lào, Philippines và Việt Nam.

Tại các quốc gia/vùng lãnh thổ thuộc Đảo Thái Bình Dương (n = 21), vào năm 2023, bệnh giống SXHD đã được báo cáo từ 9 quốc gia/vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương với tổng cộng 13.339 trường hợp bệnh đến ngày 30/11/2023, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022. Trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Fiji với 8.418 trường hợp trong năm 2022 và 11.522 trường hợp bệnh trong năm 2023 tăng 37% so với năm 2022.

Các quốc gia thành viên có bệnh lưu hành tiếp tục báo cáo dịch SXHD theo mùa, kéo dài hơn với cường độ và sự lan rộng về mặt địa lý ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ít đáng tin cậy hơn do số ca mắc được báo cáo thấp, đặc biệt là ở các quốc đảo Thái Bình Dương và các vùng lãnh thổ dựa vào giám sát hội chứng hiện tại của SXHD như hệ thống báo cáo bệnh giống SXHD. Ngoài ra, số ca tử vong được báo cáo do SXHD nặng rất khác nhau. Do đó, tỷ lệ tử vong trong ca bệnh (CFR) ở cấp quốc gia và địa phương có thể không nhất quán.

Do tính lưu hành của bệnh SXHD và gánh nặng y tế công cộng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, năm 2008, Ủy ban Khu vực Tây Thái Bình Dương đã thông qua Kế hoạch Chiến lược SXHD cho khu vực châu Á Thái Bình Dương 2008-2015 (Nghị quyết WPR/RC59.R6), đóng vai trò như lộ trình thực hiện. Đến năm 2016, đánh giá các xu hướng ngày càng gia tăng về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do SXHD trong khu vực.

Kế hoạch hành động khu vực Tây Thái Bình Dương về phòng, chống và kiểm soát SXHD đã được phát triển. Kế hoạch này khuyến nghị chuyển đổi chiến lược từ ngăn chặn dịch bệnh sang giảm tác động của SXHD đối với cộng đồng, có cơ hội cho các quốc gia/vùng lãnh thổ Thái Bình Dương cải thiện việc tuân thủ “Khung kế hoạch giám sát và kiểm soát quốc gia đối với các véc tơ Aedessp.” cho các quốc gia không lưu hành bệnh ở khu vực Thái Bình Dương. Do tác động của biến đổi khí hậu đến sự lan truyền và lưu hành các bệnh do Arbovirus, nên việc thiết lập Hệ thống cảnh báo sớm toàn diện (EWS) tích hợp giám sát khí hậu, bệnh tật, vi-rút /huyết thanh và côn trùng là rất quan trọng. Một hệ thống cảnh báo sớm như vậy có khả năng dự báo nguy cơ trong tương lai ở các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Ngày 29/05/2024
TS. Đỗ Văn Nguyên & TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét - KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích