Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 11/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 0 6 3 7 0 5
Số người đang truy cập
3 7 0
 Chuyên đề
Cập nhật thông tin các bệnh do muỗi truyền trên thế giới và Việt Nam (Phần 4-Hết)

Tiếp theo Phần 3


8. Sốt Tây Sông Nin

Đây là bệnh do virus Tây sông Nin (WNV) gây bệnh thần kinh tử vong ở người. Mặc dù bệnh có thể gây tử vong nhưng gần 80% người nhiễm không có triệu chứng.Virus WNV phổ biến ở châu Phi, châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ và Tây Á.Virus WNV thuộc giống flavivrus, họ Flaviviridae và có quan hệ về kháng nguyên với virus viêm não Nhật Bản. Virus WNV lần đầu tiên được phân lập ở một phụ nữ ở quận West Nile của Uganda vào năm 1937. Nó được xác định ở các loài chim ở vùng đồng bằng sông Nin vào năm 1953.

Phương thức lan truyền bệnh

WNV lây truyền sang người chủ yếu thông qua vết đốt của muỗi nhiễm virus và việc muỗi nhiễm virus là do đốt các con Chim nhiễm bệnh. VirusWNV tồn tại trong tự nhiên theo chu kỳ muỗi – chim – muỗi. Các loài muỗi thuộc giống Culex thường được xem là véc tơ truyền bệnh chính của virus Tây sông Nin, đặc biệt là loài Cx. pipiens. Virus duy trì trong cơ thể muỗi thông qua lan truyền dọc từ mẹ sang con.

Chim là vật chủ tự nhiên chứa virus WNV, các khu vực châu Âu, châu Phi, Trung Đông và châu Á, tỷ lệ tử vong ở gia cầm liên quan đến nhiễm WNV là rất hiếm khi xảy ra. Ngược lại, loại virus này có khả năng gây bệnh cao đối với các loài chim ở châu Mỹ. Các thành viên của họ quạ (Corvidae) đặc biệt dễ mắc bệnh, nhưng virus đã được phát hiện ở những con chim chết và bị bệnh của hơn 250 loài. Chim có thể bị nhiễm bệnh theo nhiều con đường khác nhau, ngoài muỗi đốt và các loài khác nhau có thể có khả năng duy trì chu kỳ lây truyền khác nhau.

Ngựa cũng giống như con người, là vật chủ “ngõ cụt”, nghĩa là khi con người, ngựa bị nhiễm bệnh, chúng không lây lan bệnh. Khi ngựa nhiễm virus cũng hiếm khi có các triệu chứng và thường nhẹ nhưng có thể gây ra bệnh thần kinh, bao gồm cả viêm não tủy gây tử vong.Ngoài đường lây truyền chính do muỗi đốt hút máu, virus Tây sông Nin có thể lây theo một số phương thức khác như truyền máu, ghép phủ tạng có nhiễm virus, truyền qua nhau thai, qua sữa mẹ. Cũng đã có những trường hợp lây nhiễm xảy ra trong phòng thí nghiệm khi làm việc với virus Tây sông Nin.

Bệnh dưới dạng tản phát hoặc thành các vụ dịch nhỏ trong vùng lưu hành. Tuy nhiên, những năm gần đây dịch có xu hướng lan rộng hơn ra nhiều khu vực trên thế giới và số mắc trong mỗi vụ dịch có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ ca bệnh nặng có biểu hiện viêm não cũng tăng thêm. Tại Hoa kỳ, năm 1999 có 62 ca mắc, năm 2002 có tới trên 4.000 ca. Năm 2003 có trên 9000 ca bệnh sốt Tây sông Nin được thông báo chỉ ở bang Colombia của Hoa Kỳ, có 222 trường hợp tử vong, năm 2023 ghi nhận 2460 ca.

Gánh nặng bệnh

Bệnh cũng có xu hướng dịch chuyển dần xuống phía Nam (Châu Mỹ) và sang phía Đông. Tuy nhiên, cường độ của vụ dịch và bệnh cảnh lâm sàng ở những vùng này có phần giảm đi, có thể do ảnh hưởng của miễn dịch có sẵn trong quần thể người và động vật gây bởi các loài Flavivirus lưu hành từ trước, như virus viêm não Nhật Bản, viêm não St.Louis hay do vắc xin 17D phòng bệnh sốt vàng được dùng khá rộng rãi ở những khu vực này.Bệnh có thể gặp quanh năm ở vùng lưu hành. Tuy nhiên, các vụ dịch thường xuất hiện vào các tháng nóng, mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển của loài muỗi.

Từ năm 2023 đến ngày 4 tháng 01 năm 2024, có 9 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu báo cáo có 709 trường hợp nhiễm virus Tây sông Nin tại chỗ, trong đó có 67 trường hợp tử vong. Số trường hợp được báo cáo trong giai đoàn này thấp hơn so với năm 2022, nhưng số khu vực bị ảnh hưởng nhiều kể từ đỉnh điểm vào năm 2018. Điều này cho thấy sự lây lan rộng rãi về mặt địa lý của virus tại châu Âu.


Hình 14. Phân bố nhiễm virus WNV ở người và động vật từ năm 2023- 04/01/2024
(Nguồn: ECDC)

Nhóm người có nguy cơ cao lây nhiễm virus và phát bệnh là nhóm thanh niên và trung niên, có thể do đây là nhóm người có nguy cơ phơi nhiễm cao với muỗi truyền bệnh và các động vật hoang dại. Tỷ lệ mắc ở trẻ em khoảng 5-7% và bệnh cảnh cũng có phần nhẹ hơn so với người trưởng thành. Người cao tuổi có thể mắc bệnh và thường có biến chứng viêm não và các bệnh lý thần kinh với tỷ lệ tử vong cao.

9. Sốt thung lũng Rift (Rift Valley fever-RVF)

Sốt thung lũng Rift (Rift Valley fever) là một bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus gây ra và chủ yếu ảnh hưởng đến động vật nuôi nhưng cũng có khả năng lây nhiễm sang người. Khi nhiễm virus có thể gây bệnh nặng ở cả động vật và con người. Virus RVF cũng gây thiệt hại kinh tế đáng kể ở vật nuôi vì virus có thể gây chết và sẩy thai ở động vật.

Theo TCYTTG thì virus RVF thuộc giống Phlebovirus và lần đầu tiên được xác định vào năm 1931 trong thời gian điều tra dịch bệnh ở cừu tại một trang trại ở Thung lũng Rift của Kenya. Sau đó các đợt bùng phát dịch đã được báo cáo ở tiểu vùng Sahara châu Phi. Năm 1977, một đợt bùng phát dịch bệnh lớn đã được báo cáo ở Ai Cập và virus RVF đã được đưa vào Ai Cập thông qua hoạt động buôn bán gia súc bị nhiễm bệnh dọc theo hệ thống thủy lợi sông Nin. Đến 1997-1998, RVF bùng nổ tại Kenya, Somalia, Tanzania. Đến tháng 9/2000 các ca bệnh RVF được xác nhận ở Saudi Arabia và Yemen lần đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của dịch bệnh này bên ngoài châu Phi và nâng cao mối quan ngại về khả năng lây lan đến châu Á và châu Âu.

Phương thức lan truyền

Phần lớn con người nhiễm viruslà do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với máu và các nội tạng động vật nhiễm virus. Virus có thể lan truyền sang người thông qua việc giết mổ động vật hay thông qua việc hỗ trợ sinh sản, các hỗ trợ thú y khi tiếp xúc với động vật cũng như thông qua việc xử lý tiêu hủy xác động vật. Do đó một số nghề có khả năng nhiễm bệnh cao gồm nông dân, người chăn nuôi, công nhân ở cơ sở giết mổ động vật và bác sĩ thúy.

Ngoài lan truyền từ động vật sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu và các cơ quan nội tạng cũng như uống sữa chưa tiết trùng, ăn thịt động vật nhiễm bệnh chưa nấu chín thì cũng có bằng chứng cho thấy con người nhiễm bệnh là do muỗi nhiễm virus đốt chủ yếu là muỗi Aedes Culex và cũng có thể xay ra lan truyền virus RVF thông qua ruồi hút máu hematophagous. Cho đến ngày nay thì con đường lan truyền từ người sang người chưa được ghi nhận và không có lan truyền virus đối với nhân viên y tế khi đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Hiện nay chưa có bằng chứng về sự bùng phát virus RVF ở khu vực thành thị tại các quốc gia lưu hành bệnh


Hình 15. Bản đồ phân bố bệnh sốt thung lũng Rift (CDC)

Gánh nặng bệnh

Sốt thung lũng Rift đây là bệnh lan truyền từ động vật sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với động vật nhiễm virus. Ngoài ra bệnh cũng lan truyền sang người thông qua muỗi nhiễm virus đốt. Kể từ năm 2000, các đợt bùng phát dịch bệnh RVF xảy ra chủ yếu ở châu Phi và một số quốc gia ở Trung Đông.

Tổng cộng có 516 ca với 87 ca tử vong do RVF được báo cáo ở Saudi Arabia và 1087 ca nghi ngờ với 121 ca tử vong được báo cáo ở Yemen trong năm 2000. Năm 2003, Ai Cập ghi nhận 148 ca với 27 ca tử vong.

Vào năm 2006 tại Kenya, Somalia và Tanzania: từ 30/11/2006 đến 12/3/2007, tổng cộng ghi nhận 684 ca mắc với 234 ca tử vong được báo cáo ở Kenya. Từ ngày 19/12/2006 đến 20/2/2007, tổng cộng có 114 ca với 51 ca tử vong được báo cáo ở Somalia. Từ 13/1 đến 3/5/2007, ghi nhận tổng cộng 264 ca với 109 ca tử vong được báo cáo ở Tanzania.

Năm 2007, Sudan: tổng cộng có 738 ca với 230 ca tử vong được báo cáo ở Sudan từ tháng 10/2007 đến tháng 1/2008.

Năm 2008–2009 tại Madagascar: báo cáo bùng phát dịch bệnh RVF vào 17/4/2008. Từ tháng 1 đến tháng 6/2008, có tổng cộng 476 ca nghi nghờ với 19 ca tử vong được báo cáo từ 4 tỉnh. Từ 12/2008 đến tháng 5/2009, ghi nhận 236 ca nghi ngờ với 7 người chết.

Năm 2010, Nam Phi ghi nhận 237 ca xác định nhiễm virus với 26 ca tử vong từ 9 tỉnh trên cả nước. Năm 2012, Mauritania cảnh báo bùng phát dịch, từ ngày 4/9/2012 đến 13/11/2012 tổng cộng ghi nhận 36 ca và có 18 ca tử vong từ 6 khu vực.Vàotháng 11 năm 2016, Niger ghi nhận 105 ca nghi ngờ và có 28 ca tử vong do virus RVF ở người tại khu vực Tahoua. Đến tháng 3/2006, Uganda ghi nhận 3 ca dương tính với virus RVF và 02 ca nghi ngờ. Kể từ đó bệnh ghi nhận rải rác các trường hợp bệnh nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực châu Phi cụ thể ở Gambia năm 2017 (1 ca, do Senegal báo cáo), Angola năm 2016 (01 ca do Trung Quốc báo cáo), Kenya năm 2018 (26 ca), Mayotte (Pháp) năm 2019 (129 ca).

(Hết)


Tài liệu tham khảo

1.Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn giám sát trọng điểm lồng ghép bệnh Sốt xuất huyết Dengue, bệnh do virus Zika và Chikungunya, Hà Nội.

2.Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương (2016), Kết quả phòng chống sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3.Bộ Y tế (2021), Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét, Ban hành kèm theo Quyết định số 4922/QĐ-BYT ngày 25/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.

4.Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương (2024),Báo cáo tổng kết công tác phòng chống sốt rét, Ký sinh trùng-Côn trùng năm 2023 và kế hoạch hoạt động năm 2024, Hà Nội.

5.Samson Leta, et al. (2018), Global risk mapping for major diseases transmitted by Aedes aegypti and Aedes albopictus, International Journal of Infectious Diseases 67, pp.25–35.

6.David Baud, Duane J Gubler, Bruno Schaub, Marion C Lanteri, Didier Musso (2017), “An update o­n Zika Virus infection”, DOI: http://dx.doi.org/10.1016/S0140-6736(17)31450-2

7.Centers for Disease Control and Prevention (2016), Zika Virus Transmission & Risk. Retrieved from http://www.cdc.gov/zika/transmission.

8.Huynh, Ly Na, Long Bien Tran, Hong Sang Nguyen, Van Hoang Ho, Philippe Parola, and Xuan Quang Nguyen. 2022. "Mosquitoes and Mosquito-Borne Diseases in Vietnam" Insects 13, no. 12: 1076. https://doi.org/10.3390/insects13121076.

9.Rinker, D.C., Pitts, R.J. & Zwiebel, L.J. Disease vectors in the era of next generation sequencing. Genome Biol 17, 95 (2016). https://doi.org/10.1186/s13059-016-0966-4

10.WHO (2023), World malaria report 2023, Geneve, Switzerland.

11.https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue

https://journals.lww.com/adhb/fulltext/2024/14010/dengue_dynamics__a_global_update.2.aspx

12.https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/japanese-encephalitis

13.https://moh.gov.vn/web/dich-benh/phong-chong-dich-benh-virus-zika

14.https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/west-nile-virus

15.https://www.cdc.gov/westnile/transmission/index.html

16.https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/zika-Virus

17.https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/chikungunya

18.https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/rift-valley-fever

19.https://www.worldmosquitoprogram.org/en/learn/mosquito-borne-diseases

20.https://www.cdc.gov/dpdx/lymphaticfilariasis/index.html

21.https://mosquito-taxonomic-inventory.myspecies.info/

22.https://www.ecdc.europa.eu/en/news-events/epidemiological-update-west-nile-virus-transmission-season-europe-2023-0

23.https://www.ecdc.europa.eu/en/search?s=chikungunya

 

Ngày 05/06/2024
TS. Đỗ Văn Nguyên và TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích