Sốt xuất huyết và COVID-19: Cách phân biệt trong thực hành lâm sàng để tránh nhầm lẫn
Đại dịch COVID-19 trong vùng có lưu hành sốt xuất huyết gây ra một mối quan tâm đặc biệt hơn, không chỉ vì khó chẩn đoán phân biệt giữa hai bệnh do các triệu chứng lâm sàng và biểu hiện trên xét nghiệm mà còn vì nguy cơ đặc điểm triệu chứng lâm sàng nặng hơn khi đồng nhiễm và tử vong sẽ cao hơn khi nhiễm một bệnh đơn thuần. Sốt xuất huyết và COVID-19 đều là những căn bệnh truyền nhiễm do virus nguy hiểm dohai loại virus khác nhau gây ra. Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của hai bệnh có thể bị nhầm lẫn với nhau trên người bệnh, nêu chậm chẩn đoán phân biệt có thể dẫn đến bệnh nhân chuyển biến nặng,dẫn đến nguy cơ tử vong, nhất là trong bối cảnh lưu hành dịch của hai bệnh xảy ra tại nhiều tỉnh thành.
Hình 1. Sự đồng lưu hành bệnh COVID-19 cùng với sốt xuất huyết Dengue Nguồn: https://specialty.mims.com
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Dengue gây ra, có thể gây thành dịch. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam và khu vực Tây Nguyên, cả thành thị và nông thôn, xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10 hoặc có năm bệnh có thể xuất hiện nhiều ca bệnh sớm hơn. Virus Dengue gây bệnh có 4 type, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 type này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây nên các vụ dịch khác nhau không theo quy luật nào. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng type cho nên một người có thể mắc bệnh SXH 4 lần bởi những type virus Dengue khác nhau. Virus Dengue gây tổn thương sâu bên trong bạch huyết và mạch máu, khiến cơ thể bệnh nhân giảm tiểu cầu tới mức có thể gây xuất huyết, với các triệu chứng trên lâm sàng: chảy máu cam, đại tiện ra máu, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da…Nếu xuất huyết nặng không được kiểm soát, huyết áp tụt nhanh chóng, thân nhiệt người bệnh giảm đến dưới 350C, tình trạng sốc này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không cấp cứu điều trị kịp thời, tình trạng mất máu nhiều, huyết tương tăng gây tràn dịch màng phổi, phù não gây hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng.Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vaccine phòng bệnh. SXH thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về sức khỏe, kinh tế, xã hội.
Hình 2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh Sốt xuất huyết và bệnh COVID-19 Nguồn: Wiley online library, 2022
Trong khi đó, hiện nay có rất nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang lưu hành trên thế giới và Việt Nam và đại dịch qua đi không có nghĩa là không còn virus trong công đồng và biến thể Omicron không phải là biến thể cuối cùng. Các triệu chứng lâm sàng do COVID-19 có thể xuất hiện từ 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm với virus và bất kỳ ai cũng có thể xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm sốt, ho, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau họng, mất vị giác hoặc khứu giác, buồn nôn, nôn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng hiếm gặp khác. Người cao tuổi, người có bệnh lý nền như các bệnh về tim, phổi, bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp các biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm COVID-19.Vì vậy, cần phân biệt rõ những triệu chứng của từng bệnh và bệnh phối hợp để từ đó có phương án chăm sóc và điều trị tối ưu nhất. Đặc điểm giống nhau giữa sốt xuất huyết và COVID-19– Đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. – Dấu hiệu phổ biến là sốt, đau đầu, mỏi người, ớn lạnh. – Các triệu chứng diễn biến từ nhẹ đến nặng. – Với triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi và có thể tự hồi phục tại nhà. – Có nguy cơ diễn biến nặng, có thể tử vong, đặc biệt với những người mắc bệnh nền. – Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Đặc điểm khác nhau giữa sốt xuất huyết và COVID-19 Dấu hiệu cảnh báo của sốt xuất huyết và COVID-19 là khác nhau. Sốt xuất huyết nặng sẽ gây sốc sốt xuất huyết, suy đa tạng, còn COVID-19 nặng sẽ làm tổn thương não phổi và hệ hô hấp và thậm chí đa cơ quan. Sốt xuất huyết | COVID-19 | Quá trình lây nhiễm | – Do virus Dengue gây ra. – Lây qua đường truyền máu do muỗi truyền sang người qua vết đốt của muỗi vằn Aedes. – Muỗi vằn hút máu ở người bệnh bị sốt xuất huyết và truyền bệnh cho người khỏe mạnh. | – Do virus SARS-CoV-2 gây ra. – Lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc gần. – Một số trường hợp bị mắc bệnh do tiếp xúc với bề mặt như nắm cửa, bàn ghế… | Thời gian ủ bệnh | Từ 3-10 ngày, thường là 5-7 ngày | Từ 1-14 ngày, trung bình là 4-7 ngày | Triệu chứng thông thường | – Sốt cao đột ngột từ 39 – 41 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày – Đau đầu, nhức mỏi toàn thân – Đau bụng, buồn nôn – Da và kết mạc sung huyết – Chấm xuất huyết ngoài da | – Ho, hắt hơi, đau rát họng – Ớn lạnh, tức ngực – Mất vị giác và khứu giác – Ngạt mũi, chảy nước mũi – Buồn nôn, nôn – Tiêu chảy | Triệu chứng trở nặng | – Đột nhiên đau bụng và cảm giác đau tăng dần. – Bồn chồn trong người, vật vã, li bì – Số lần và số lượng đi tiểu giảm hơn – Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, mũi…, chảy máu niêm mạc, nội tạng. – Đi ngoài ra máu, nôn ra máu. – Giảm tiểu cầu. – Da xung huyết, dễ bị bầm tím khi va đập – Sốc giảm thể tích, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan. | – Khó thở kéo dài từ 5-8 ngày. – Thiếu oxy. – Suy hô hấp cấp sau 8-12 ngày. – Suy đa cơ quan |
Nguồn: WHO
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tóm tắt điểm chung và khác nhau giữa sốt xuất huyết và COVID-19
Điểm chung và khác nhau giữa 2 bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, ảnh: VTC14
|