Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 13/10/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 8 2 2 5 1 7
Số người đang truy cập
2 0 3
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Phòng ngừa sốt rét quay trở lại: các chiến lược, thách thức và định hướng tương lai (Phần 1)

Để đạt được chứng nhận của Tổ chức Y tế Thế giới về công nhận một quốc gia hay vùng lãnh thổ không còn sốt rét (WHO certification for malaria-free status) là cả một quá trình trải qua nhiều thế kỷ chịu đựng bệnh sốt rétvà hàng thập niên nổ lực không ngừng nghỉ để làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong liên quan đến sốt rét. Tuy nhiên, Các chứng nhận này khôngcó nghĩa là chúng ta không còn trách nhiệm với đất nước đó. Các mối đe dọa tái xâm nhập trở lại vẫn đang hiện hữu cần phải tiếp tục nổ lực để phòng ngừa sốt rét quay trở lại (prevention of re-establishment - POR) và để duy trình tình trạng không còn sốt rét tại các quốc gia này.

Để quản lý một cách hiệu quả và ngăn ngừa sốt rét quay trở lại (PoR) từ các ổ lan truyền sốt rét tại chỗ, một tiếp cận đầy đủ và rõ ràng với đa thành phần là rất quan trọng và cần thiết. Tiếp cận bao gồm báo cáo ca bệnh, phát hiện sớm tất cả ca bệnh và điều trị kịp thời và hiệu quả cả trong hệ thống tư nhân và Nhà nước. Ngoài ra, Điều tra dầy đủ tất cả ca bệnh, duy trì hệ thống giám sát côn trùng đầy đủ (entomological surveillance systems), tăng cường các cam kết chính trị, một tiếp cận đa ngành và nâng cao hợp tác quốc tế là các yếu tố then chốt.Bằng cách tiếp cận và nhấn mạnh các yếu tố đang góp phần vao nguy cơ sốt rét quay trở lại, chỉ ra các chiến lược thành công và các bước thực hành tốt nhất của các nước,thảo luận về các thách thức và cung cấp cái nhìn có giá trị cho định hướng tương lai, điều này nhằm góp phần vào các nổ lực đang tiếp diễn cua các nước châu Á TháiBình Dương tại các vùng không còn sốt rét, chuẩn bị các bước ngăn ngừa sốt rét quay trở lại và giảm các gánh nặng mà căn bệnh sốt rét đang gây ra.

Điều gì xảy ra sau khi loại trừ sốt rét? Cần phòng ngừa sốt rét quay trở lại?

Hãy nhìn vào trong vài năm đến một số nước châu Á đạt đến loại trừ sốt rét (LTSR), ngăn chặn được lan truyền sốt rét tại chỗ. Điều này diễn ra sau nhiều thế kỷ chịu đựng và nhiều thập niên nổ lực chống chọi và làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do căn bệnh này gây ra. Tuy nhiên, sau khi LTSR thì trách nhiệm của một nước đó không kết thúc sau khi có chứng nhận của TCYTTG, vì mối đe dọa sốt rét quay trở lại đang còn tiếp tục hiện hữu, sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng nếu chúng ta lãng quên. Và chính vì thế mà chúng ta học nhiều bài học từ các nước khác đang giữ sốt rét và TCYTTG khuyến cáo nên duy trì tình trạng loại trừ sốt rét.

Một số hoạt động đề xuất tăng cường trong ngăn ngừa sốt rét quay trở lại

Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong công tác phòng chống (PCSR) và loại trừ sốt rét (LTSR). Tuy nhiên, nguy cơ lan truyền sốt rét tại chỗ và ngoại lại đưa vào vẫn còn tiềm ẩn, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và nhiều dịch bệnh truyền nhiễm khác liên tục đan xen nhau diễn ra, nên sẽ rất khó khăn về kinh phí, nguồn nhân lực y tế chung cho công tác phòng chống dịch cũng như LTSR.

Để duy trì các thành quả đạt được và hướng tới mục tiêu LTSR bền vững vào năm 2030. Việt Nam cần tiếp tục triển khai các hoạt động ứng phó sốt rét một cách đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo các hoạt động PCSR và LTSR luôn bền vững, không để hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sốt rét quay trở lại, nhằm mục đích đảm bảo duy trì bền vững thành quả LTSR trên quy mô toàn tỉnh. Để làm được điều đó, việc đánh giá công tác PCSR bền vững và chuyển đổi, xây dựng các hoạt động đáp ứng sốt rét bền vững, xây dựng hướng dẫn lập kế hoạch phòng ngừa sốt rét quay trở lại (PoR) cho các tỉnh đã có chứng nhận LTSR.

Để hướng đến thực hiện làm thế nào PoR cho tốt nhất, trong bối cảnh nhiều khu vực sốt rét vẫn còn biến động nghiêm trọng, không những sốt rét do P. falciparum mà còn có cả “non-falciparum” nữa, do đó các mục tiêu cần tăng cường thực hiện là duy trì năng lực các điểm kính hiển vi trong chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh sốt rét, nâng cao năng lực điều tra và đáp ứng khi nghi ngờ có lây truyền sốt rét tại chỗ; phải đảm bảo luôn luôn có đủ nguồn lực về kinh phí, nhân lực - đặc biệt nhân lực có kinh nghiệm và thực hiện công việc chuyên ngành, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc vật tư, hóa chất và cập nhật chỉnh sửa thêm các hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật thực hiện hoạt động ngăn ngừa sốt rét quay trở lại sao cho phù hợp với tình hình mới.

Việc suy trì năng lực xét nghiệm chẩn đoán sốt rét, cần duy trì mạng lưới các phòng xét nghiệm và các hệ thống phòng xét nghiệm tham chiếu, các phòng xét nghiệm liên xã, BVĐK khu vực, Trung tâm Y tế các huyện và thị xã, nâng cao và đào tạo lại các xét nghiệm viên mới để có thể đáp ứng được các hoạt động xét nghiệm, phát hiện, chẩn đoán, theo dõi và quản lý ca bệnh trong thời gian đến. Ngoài ra, cần rà soát,cơ cấu lại, kiện toàn hệ thống các điểm kính hiển vi xét nghiệm KSTSR tại các tuyến trung ương, tuyến tỉnh, thị xã, huyện, xã; tập huấn đào tạo lại về xét nghiệm KSTSR cho các xét nghiệm viên (XNV).Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng nội kiểm (Internal Quality Control-IQC), tiến hành một trong các khâu đánh giá chất lượng ngoại kiểm (External Quality Control-EQC), theo dõi các bên trong việc tuân thủ các quy trình thực hành chuẩn (Standard Opeational Procedures-SOPs) của các xét nghiệm viên; phải đảm bảo các nguồn vật tư tiêu hao và hóa chất phục vụ cho xét nghiệm tìm KSTSR, cung cấp đủ test chẩn đoán nhanh (Rapid Diagnostics Tests - RDTs) cho các cơ sở y tế (cả tuyến tỉnh,huyện, xã) với các test chẩn đoán nhanh có chất lượng và hạn dùng.

Tiếp tục duy trì các hoạt động quản lý ca bệnh sốt rét (malaria case management), cần có các thống cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng tốt được vận hành trên phạm vi toàn tỉnh; các cơ sở khám, chữa bệnh lưu ý những trường hợp có sốt và có yếu tố dịch tễ liên quan đến nhiễm sốt rét (đã từng đến, hoặc đang ở hoặc người trở về từ các vùng sốt rét lưu hành hoặc có tiền sử mắc sốt rét trước đó) để từ đó chỉ định lấy lam máu, test chẩn đóan nhanh xét nghiệm tìm KSTSR. Triển khai tập huấn, đào tạo lại công tác chẩn đoán và điều trị sốt rét, quản lý ca bệnh cho các nhân viêny tế được giao quản lý trường hợp bệnh (bao gồm điều tra và phân loại trường hợp bệnh) khi có các văn bản mới và hướng dẫn mới được triển khai; Phổ biến cho các cơ sở y tế (CSYT) về hệ thống chuyển tuyến hiện hành để chuyển bệnh nhân mắc bệnh sốt rét nặng đến cơ sở y tế tuyến trên như các bệnh viện; Tiếp tục phân bố, duy trì cung ứng đầy đủ và dự trữ thuốc sốt rét tại các tuyến/cơ sở y tế để điều trị và các trường hợp ngoại lai, tránh bị động trong việc thiếu thuốc để điều trị.

Củng cố các hệ thống giám sát dịch tễ (GSDT) và xử lý các ổ bệnh, duy trì hệ thống phát hiện sớm, điều trị kịp thời, thông báo ca bệnh bắt buộc, điều tra từng trường hợp bệnh và điều tra ổ bệnh.Tiến hành tập huấn thường kỳ về giám sát sốt rét cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện và các cơ sở y tế chịu trách nhiệm thông báo,điều tra và phân loại từng trường hợp bệnh; Đảm bảo quy trình điều tra, đáp ứng với các ổ bệnh sốt rét được đưa vào các khóa tập huấn giám sát sốt rét cho cán bộ chuyên trách sốt rét; Chuẩn bị một số cơ số vật tư, hóa chất diệt vector cho điều tra và đáp ứng ổ bệnh (chẩn đoán, điều trị và kiểm soát vector).Yêu cầu các CSYT báo cáo trường hợp bệnh để điều tra phân loại trường hợp bệnh trong vòng 48 giờ kể.Tổ chức các lớp tập huấn lại về phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm.

Duy trì công tác phối hợp liên ngành, phối hợp với các phòng quản lý xuất nhập cảnh, sở lao động thương binh và xã hội của các tỉnh để duy trì công tác PCSR qua biên giới và sàng lọc sốt rét cho người nhập cư, những người từ vùng sốt rét ở nước ngoài về (châu Phi, Nam Mỹ, châu Á).Đề xuất các biện pháp huy động sự tham gia của các ban/nghành tổ chức chính trị, xã hội các cấp để quản lý các đối tượng dân di biến động về từ vùng có sốt rét lưu hành, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp sốt rét ngoại lai.Nâng cao nhận thức về nguy cơ sốt rét quay trở lại cho người dân và cung cấp các biện pháp dự phòng (nếu có đúng quy định).Củng cố các hành vi và thực hành phòng chống bệnh sốt rét trong các nhóm dân cư có nguy cơ hay nhóm đích.Cung cấp các biện pháp dự phòng khi có yêu cầu.

Cần có kế hoạch và kế hoạch phân bố kinh phí, thuốc, hóa chất, vật tư thực hiện đề phòng sốt rét quay trở lại hàng năm, chứ không nên để bị động cả về kinh phía lẫn con người và vật tư, hóa chất, thuốc men: Lý tưởng là 100% điểm kính hiển vi có XNV soi lam đã được tập huấn và được tập huấn lại tối thiểu 2 năm 1 lần; 100% nhân viên làm công tác PCSR được tập huấn tối thiểu 2 năm 1 lần về các nội dung kỹ thuật; 100% các trường hợp nghi ngờ sốt rét được xét nghiệm chẩn đoán sốt rét trong vòng 24 giờ; 100% các bệnh nhân sốt rét được điều trị đúng đúng phác đồ trong vòng 24 giờ sau khi được chẩn đoán xác định; 100% bệnh nhân được điều tra và báo cáo theo quy định; 100% báo cáo tháng của các cơ sở gởi/nộp đúng hạn, đầy đủ thông tin theo yêu cầu; 100% các tỉnh có báo cáo giám sát vecor sốt rét hàng năm tại các vùng nguy cơ của tỉnh. Đồng thời, để năm được nhóm dân nguy cơ thì số liệu thống kê dân số nguy cơ sốt rét phải thường xuyên được cập nhật trong báo cáo sốt rét hàng tháng.

Về chính sách, xã hội và giáo dục truyền thông cần tiếp tục nghiên cứu, kiện toàn hệ thống,chế độ,chính sách trong công tác phòng ngừa sốt rét quay trở lại, đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Các nguồn ngân sách nhà nước (nguồn kinh phí trung ương và từ địa phương),luôn đảm bảo kinh phí mua thuốc, hóa chất, kể cả các loại vật tư dự phòng cho chẩn đoán, điều trị, hóa chất phun tồn lưu, tẩm màn cho người dân vùng sốt rét có nguy cơ quay trở lại.Đưa bệnh sốt rét vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 4 của Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15.

Về nguồn lực và hợp tác Quốc tế: Duy trì mạng lưới cán bộ chuyên trách sốt rét ở các tuyến từ Trung ương đến tuyến xã, chủ động liên hệ với các tổ chức quốc tế như WHO, CDC Mỹ..., triển khai các hoạt động PoR, lồng ghép với các hoạt động phòng chống các bệnh truyền nhiễm khác. Phải làm thế nào huy động nguồn ngân sách và đầu tư để luôn bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phòng ngừa sốt rét quay trở lại, bao gồm ngân sách của trung ương, địa phương và các nguồn viện trợ khác, đồng thời phân bố và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ. Duy trì công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (IEC) và truyền thông thay đổi hành vi (BCC) nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ sốt rét quay trở lại (PoR).


Hình 1. Hướng dẫn giám sát sốt rét du khách trở về từ vùng sốt rét lưu hành

Giám sát tất cả trường hợp bệnh ngoại lai và phòng ngừa sốt rét quay trở lại thông qua khâu phát hiện sớm, quản lý tốt, chặt chẽ các trường hợp mắc sốt rét ngoại lai tránh lây lan ra cộng đồng.Củng cố hệ thống theo dõi giám sát bệnh sốt rét, củng cố hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm (eCDS),cung cấp các thiết bị, tập huấn cán bộ sử dụng hệ thống báo cáo.Tổ chức phân vùng dịch tễ nguy cơ mắc sốt rét, tăng cường giám sát mật độ vector, sự phân bố và kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền bệnh sốt rét; lồng ghép các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét với phòng chống muỗi truyền các bệnh do vector truyền(Vector-borne Diseases-VBDs) khác.

Điều trị diệt giao bào và tiệt căn sốt rét do P.vivaxP.ovale, điều trị diệt giao bào, chống lây lan đối với P.falciparum, P. malariae, P. knowlesi. Hỗ trợ người bệnh và các nhân viên y tế để đảm bảo người bệnh được uống thuốc đúng, đủ liều và liệu trình và theo dõi trong quá trình điều trị. Nếu có thể, xét nghiệm hoạt độ enzyme G6PD cho bệnh nhân bị nhiễm KSTSR do P.vivaxhay P. ovaleđể đảm bảo an toàn cho người bệnh khi sử dụng thuốc điều trị tiệt căn primaquine phosphate (PQ) dài ngày hoặc tafenoquine (TQ) liều duy nhất một ngày.


Còn nữa-Tiếp theo Phần 2

Ngày 29/11/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích