Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 16/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 3 5 3 4 9
Số người đang truy cập
1 3
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
WHO bật đèn xanh cho vắc-xin sốt rét đầu tiên trên thế giới – dù nó vẫn chưa hoàn hảo

Ngày 6/10, WHO phát thông cáo cụ thể về vắc-xin sốt rét có tên RTS,S/AS01, tên biệt dược là Mosquirix. Dù đây là vắc-xin ngừa sốt rét cho trẻ em đầu tiên được phê duyệt nhưng vắc-xin này chỉ có tỉ lệ hiệu quả vào khoảng30 %, yêu cầu tiêm 4 mũi và khả năng bảo vệ giảm dần sau vài tháng, theo AP. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết vắc-xin Mosquirix có thể hỗ trợ quá trình chống lại bệnh sốt rét ở châu Phi.

Kho vũ khí chống lại bệnh sốt rét của thế giới vừa có một khẩu “bazooka”thần kỳ mới. Nhưng đây không phải là loại vũ khí dễ sử dụng, nó chỉ bắn trúng mục tiêu khoảng 30 - 40%, và vẫn chưa rõ ai sẽ trả tiền cho nó.Vũ khí mới này là vắc-xin RTS,S (còn được gọi là Mosquirix) của hãng dược GlaxoSmithKline, vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng rộng rãi vào ngày 6/10.

Theo các nghiên cứu tại châu Phi tới nay, Mosquirix - vốn không phải vắc xin mRNA,kích hoạt hệ miễn dịch ngăn ngừa Plasmodium falciparum-loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất phổ biến ở châu Phi. Đây không chỉ là vắc-xin sốt rét đầu tiên được phép sử dụng, mà còn là vắc-xin đầu tiên được chấp thuận sử dụng để chống lại một bệnh ký sinh trùng ở người, vốn phức tạp hơn rất nhiều so với bệnh từ vi-rút hoặc vi khuẩn. Sau các nghiên cứu lâm sàng, vắc-xin đã được đưa vào sử dụng ở các 3 nước Kenya, Malawi vàGhana trong chương trình tiêm chủng đại trà.

WHO khuyến nghị sử dụng

WHO đã đưa ra khuyến nghị vắc-xin này sau khi nó cho thấy các kết quả tích cực trong chương trình thí điểm tại Ghana, Kenya và Malawi. RTS,S đã cắt giảm 40% số ca mắc sốt rét và giảm gần một phần ba số ca nhập viện vì căn bệnh có khả năng gây chết người này.



Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết:
“Vắc-xin sốt rét cho trẻ em này đã được mong chờ từ lâu và nó chính là một bước đột phá mới đối với
các ngành khoa học, sức khỏe trẻ em và phòng chống sốt rét”.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO gọi việc phê duyệt vắc-xin RTS,S là “một khoảnh khắc lịch sử”.Ông cho biết: “Vắc-xin sốt rét cho trẻ em này đã được mong chờ từ lâu và nó chính là một bước đột phá mới đối với các ngành khoa học, sức khỏe trẻ em và phòng chống sốt rét”.

RTS, S đã được Cơ quan quản lýDược phẩm châu Âu chấp thuận vào năm 2015 nhưng WHO muốn chờ đợi kết quả của chương trình thí điểm sau cùng này trước khi khuyến nghị sử dụng ở các quốc gia có tỉ lệ mắc sốt rét trung bình và cao. Dự kiến nó sẽ được sử dụng chủ yếu châu Phihạ Sahara, nơi căn bệnh do muỗi truyền này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ em, cướp đi hơn 260.000sinh mạng mỗi năm.

Ông David Schellenberg từ Chương trình Sốt rét Toàn cầu (Global Malaria Program) cho biết: “Sự kiện này mở ra một lộ trình hoàn toàn mới đối với phòng chống sốt rét”.Ông cũng khẳng định vắc-xin RTS,S này giúp các quan chức y tế có thêm một công cụ mạnh mẽ để chiến đấu chống lại sốt rét.Ôngcho biết thêm rằng kết hợp cùng với màn ngủ, hóa chất phun diệt muỗi và các loại thuốc sốt rét mới, vắc-xin này sẽ có tác động lớn đối với những khu vực mà sốt rét vẫn là một vấn đề dai dẳng.

Bà Matshidiso Moeti, giám đốc khu vực WHO tại châu Phi cho biết bà hết sức vui mừng với quyết định này của WHO. Bà phát biểu: “Nhiều thế kỷ qua, sốt rét đã đeo bámchâu Phi hạ Sahara, khiến cho người dân chịu sự đau khổ triền miên”. Gần 95% tổng số ca sốt rét trên toàn cầu là ở châu Phi. Bà nói: "Giờ đây, lần đầu tiên chúng ta đã có vắc-xin sốt rét được khuyến nghị sử dụng rộng rãi. Do đó, khuyến cáo hôm nay mang lại tia hy vọng cho lục địa này".


Một nữ y tá đang tiêm loại vắc-xin sốt rét đầu tiên trên thế giới trong một chương trình thí điểm tại Ghana năm 2019.
Tổ chức Y tế thế giới hiện nay đã khuyến nghị sử dụng vắc-xin này tại các nước có tỉ lệ mắc sốt rét vừa và cao.
Ảnh: Cristina Aldehuela/AFP

Hiệu quả của vắc-xin mới

Theo báo New York Times, vắc xin cho thấy hiệu quả khoảng 50% trong ngăn ngừa bệnh sốt rét ác tính trong năm đầu tiên thử nghiệm lâm sàng.Bà Mary Hamel - người đứng đầu chương trình triển khai vắc xin sốt rét của WHO - cho biết vì sốt rét ác tính chiếm tới một nửa số ca tử vong do sốt rét nên 50% là con số "đáng tin cậy"."Tôi mong chờ chúng ta sẽ nhìn thấy hiệu quả của vắc xin", bà Hamel nói.

Ngoài ra, một nghiên cứu mô hình năm ngoái ước tính nếu vắc-xin được triển khai tới các quốc gia có tỉ lệ mắc sốt rét cao, vắc xin có thể giúp ngăn ngừa 5,4 triệu ca bệnh và 23.000 ca tử vong mỗi năm ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tuy nhiên, theo báo NPR, vắc-xin sẽ chưa được tung ra khắp châu Phi ngay lập tức. Hiện vẫn chưa rõ số tiền mua vắc-xin sẽ tới từ đâu. Bên cạnh đó, loại vắc-xin này đòi hỏi quá trình tiêm chủng phức tạp, yêu cầu 4 mũi tiêm dàn trải trong hai năm đầu đời của trẻ. Và căn cứ vào khả năng ngừa sốt rét 30- 40% thì có thể thấy rằng loại vắc xin này kém hiệu quả hơn nhiều so với kỳ vọng của các quan chức y tế.

Ông Pedro Alonso, người đứng đầu Chương trình Sốt rét Toàn cầu của WHO cũng cho biết một phần của vấn đề là do sốt rét là một căn bệnh phức tạp. Ông chỉ ra: “Đây là một căn bệnh ký sinh trùng”. Vòng đời của ký sinh trùng diễn ra theo nhiều giai đoạn ở các bộ phận khác nhau của cơ thể người và trên vật chủ muỗi. Ông nói: “Về mặt sinh học của sinh vật gây bệnh, nó có mức độ phức tạp hơn so với vi-rút”.

Phải mất nhiều thập kỷ nghiên cứu mới phát triển được vắc-xin RTS,S. Alonso rất muốn thấy một loại vắc-xin có hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa sốt rét nhưng các nhà khoa học vẫn còn khá xa để tới được đích đó. “Nhưng cái mà chúng ta đạt được hiện giờ là một loại vắc-xin có thể được triển khai, được chấp nhận, an toàn và có thể mang lại tác động to lớn trong việc cứu sinh mạng và tránh được các triệu chứng của bệnh sốt rét”, ông Alonso phát biểu.

"Đây là một bước tiến rất lớn. Dù không phải là vắc-xin hoàn hảo, vắc-xin Mosquirix vẫn sẽ ngăn hàng trăm nghìn trẻ em tử vong", Julian Rayner, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Cambridge nhận định.

Dĩ nhiên, Mosquirix mới chỉ là bước đầu. Công nghệ vắc xin mRNA tiên tiến giờ đây có thể “dạy” cho cơ thể con người cách ứng phó những dịch bệnh cụ thể. Thực tế cho thấy, vắc xin R21 của trường Đại học Oxford đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng đã có thể đạt tới mức hiệu quả 77% và mức an toàn tương đối.

Hiện các biện pháp phòng ngừa và thuốc điều trị sốt rét đều đã có, song một vắc-xin hiệu quả sẽ là cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng trước căn bệnh này. Đặt trong bối cảnh cả thế giới đang ứng phó với Covid-19, những ảnh hưởng của bệnh sốt rét đối với kinh tế thậm chí còn nặng nề hơn. Khoảng 88 triệu người dân châu Phi đang sống trong tình trạng cực nghèo. COVID-19 đảo ngược mọi thành tựu tiến bộ đã có sau hàng thập niên nỗ lực với những thành tựu phát triển của thế giới nói chung và châu Phi nói riêng.

Các quốc gia quyết định sử dụng RTS,S vẫn cần phải tính toán sẽ phải trả bao nhiêu tiền để mua vắc-xin và làm thế nào để đưa nó vào các chương trình tiêm chủng trẻ em của họ. GlaxoSmithKline đã tài trợ 10 triệu liều vắc-xin cho các chương trình thí điểm và hiện đã cam kết cung cấp 15 triệu liều mỗi năm với mức giá cao hơn chi phí 5%. GSK cũng cho biết có kế hoạch chuyển giao sản xuất cho một nhà sản xuất ở Ấn Độ.

Ngày 08/10/2021
An Khang và Thái Hoàng
(Biên dịch và tổng hợp từ WHO, NPR, AP,Axios,New York Times)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích