Tình hình sốt rét năm 2022: Thách thức gia tăng, lạc quan thận trọng
Số ca mắc và tử vong sốt rét vẫn còn ở mức cao đáng lo ngại và đang bùng phát trở lại ở một số khu vực, tuy vậy những thành tựu gần đây đã truyền cảm hứng lạc quan. Những cột mốc mới đạt được chính là sự kiện vắc-xin sốt rét đầu tiên trên thế giới được phê duyệt và các kết quả từ các ứng viên vắc-xin sốt rét mới và từ các thử nghiệm kiểm tra các biện pháp can thiệp tổ hợp sáng tạo. Mặc dù đã đạt được những thành tựu trong 15 năm đầu của thiên niên kỷ này, cuộc chiến chống sốt rét đang có dấu hiệu chững lại trong vài năm gần đây với sự tái bùng phát và gia tăng số ca mắc tại một vài quốc gia lưu hành bệnh cao và đại dịch COVID-19 còn làm cho tình hình này trở nên trầm trọng hơn do sự gián đoạn các hoạt động can thiệp1. Trong năm 2020, ước tính sốt rét đã gây ra 627.000 ca tử vong và 241 triệu ca mắc, với 77% số ca tử vong là ở trẻ em dưới 5 tuổi1. Nhìn chung, 90% số ca mắc sốt rét và tử vong được báo cáo từ châu Phi, và 6 quốc gia – Nigeria, DRC, Uganda, Mozambique, Angola, và Burkina Faso – chiếm 55% tổng số ca bệnh toàn cầu. Các biện pháp can thiệp chính sử dụng để phòng ngừa sốt rét bao gồm phòng chống véc-tơ bằng màn tẩm hoá chất tồn lưu lâu dài (long lasting insecticidal bednets_LLINs) và phun tồn lưu trong nhà (indoor residual spraying_IRS). Tuy nhiên,tình trạng véc-tơ Anopheles kháng với pyrethroids (loại hoá chất chủ yếu được dùng choLLINs)đã lan rộng và tình trạng kháng hoá chất cũng đang ngày một đe doạ đến hiệu quả của IRS. Bên cạnh các biện pháp phòng chống véc-tơ, việc điều trị kịp thời bệnh nhân sốt rét bằng liệu pháp kết hợp các thuốc có gốc artemisinin (artemisinin-based combination therapy_ACTs) cũng được khuyến nghị tại tất cả các vùng có sốt rét falciparum lưu hành. ACTs đóng vai trò then chốt trong công tác phòng chống sốt rét trong 20 năm qua2, với artemether-lumefantrine là liệu pháp ACT được sử dụng rộng rãi nhất tại châu Phi. Tuy nhiên, ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) Plasmodium falciparum kháng artemisinin đã lan rộng ở khu vực Đông Nam Á3, làm giảm hiệu lực điều trị của một số loại thuốc ACT4. Đáng báo động hơn, các báo cáo gần đây từ Rwanda5,6 và Bắc Uganda7,8 cho thấy sự xuất hiện của ký sinh trùng kháng artemisinin ở châu Phi.Thất bại của hoạt động artemisinin có thể đe doạ tới hoạt động của các thuốc kết hợp như lumefantrine; thất bại của cả hai thành phần của ACT có thể gây ra hậu quả khốc liệt cho lục địa này9. Để đối phó với sự xuất hiện của ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, việc xác định các phương pháp tiếp cận điều trị mới trở nên rất quan trọng. Mặc dù đã có nhiều loại thuốc kháng sốt rét mới được phát hiện, chúng vẫn đang trong các giai đoạn phát triển lâm sàng khác nhau (www.mmv.org). Một loại thuốc như vậy, KAF-156, đã được phát hiện có hiệu quả chống lại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc artemisinin trong một thử nghiệm nhỏ trên người lớn10, và nó hiện đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm Giai đoạn 2 trên trẻ em khi dùng chung với lumefantrine (NCT 04546633). Một chiến lược điều trị mới nổi khác là sử dụng artemisinins cùng với hai thuốc kết hợp tác dụng kéo dài (long-acting) thay vì chỉ dùng một loại, tương tự với phương pháp tiếp cận điều trị đối với HIV và lao phổi (vd., triple ACTs.). Triple ACTs (Triple ACTs là liệu pháp kết hợp một loại thuốc artemisinin với hai loại thuốc kết hợp có sẵn) đã cho thấy hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành tại các khu vực có ký sinh trùng kháng thuốc artemisinin11,12, và có thể hữu ích nhưmột liệu pháp “lấp chỗ trống tạm thời” (“stop-gap”) đối với sốt rét kháng thuốc cho tới khi có các loại thuốc sốt rét mới, hoặc để ngăn ngừa và/hoặc trì hoãn sự phát triển của kháng thuốc sốt rét tại các khu vực vẫn chưa xuất hiện tình trạng kháng13. Trước những lo ngại về khả năng dung nạp và tính an toàn của thuốc, các câu hỏi vẫn đang được đặt ra như loại chất nào sẽ được sử dụng, cách thức và thời điểm triển khai một chiến lược như vậy. Một trong những biện pháp can thiệp khó nắm bắt nhất để hỗ trợ công tác phòng chống sốt rét là một loại vắc-xin sốt rét hiệu quả có thể ngăn ngừa các ca tử vong và sốt rét ác tính. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác đã đặt ra một mục tiêu chiến lược là có được một loại vắc-xin sốt rét với hiệu lực >75% đến năm 203014. Tuy nhiên, mục tiêu này lại là một thách thức không hề nhỏ, và có rất ít ứng viên vắc-xin có thể chứng minh hiệu lực thuyết phục15. Vắc-xin sốt rét RTS,S/AS01 là loại vắc-xin duy nhất được thử nghiệm tới Giai đoạn 3 có hiệu lực tái tạo (reproducible efficacy) trên những quần thể khác nhau. Loại vắc-xin dựa trên protein tái tổ hợp này nhắm vào các protein circumsporozoite (CSP – protein tiết ra trong giai đoạn thoa trùng của KSTSR) củaP. falciparum biểu hiện ở giai đoạn nhiễm bệnh tiền hồng cầu. Mặc dù RTS,S đã cho thấy có hiệu quả nhưng hiệu lực chung trong thử nghiệm Giai đoạn 3 vẫn thấp, với hiệu lực bảo vệ khỏi sốt rét lâm sàng đạt 36% và khỏi sốt rét ác tínhđạt 32% trong 4 năm sau khi tiêm vắc-xin ở những trẻ em bắt đầu được tiêm các mũi theo liệu trình lúc 5 – 17 tháng tuổi và thêmliều tăng cường sau đó 21 tháng16. RTS,S có hiệu lực cao nhất (~60–70%) trong 6 tháng đầu tiên sau khi tiêm, nhưng nhanh chóng giảm dần, và hạn chế hoặc không còn ý nghĩa đến khoảng 18 tháng17. Sự suy giảm hiệu lực vắc-xin này nhìn chung được thể hiện bằng sự sụt giảm các đáp ứng kháng thể chống lại CSP18, mặc dù các mối tương quan chắc chắn về khả năng bảo vệ vẫn chưa rõ ràng. Việc xác định các mối tương quan và cơ chế góp phần vào hiệu lực của vắc-xin sốt rét ở những vùng lưu hành dịch vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu tích cực.
Một nhân viên y tế đang tiêm vắc xin sốt rét đầu tiên trên thế giới cho một em bé Kenya. Kenya đã tiêm ít nhất một liều cho 300.000 trẻ em tính đến nay. Ảnh: Brian ongoro/AFP qua Getty Images
Sau khi có được những kết quả từ thử nghiệm Giai đoạn 3, WHO đã khởi động các nghiên cứu triển khai thí điểm RTS,S tại Malawi, Kenya và Ghana bắt đầu từ năm 201919. Các nghiên cứu triển khai này đã cho thấy rằng việc phân phối vắc-xin là khả thi, với tỷ lệ chấp nhận vắc-xin trong cộng đồng cao,khẳng định nhu cầu đối với vắc-xin. Điều quan trọng là, các nghiên cứu này cũng tái khẳng định tính an toàn và hiệu lực của vắc-xin,thấy rằng việc tiêm phòng có khả năng giảm 30% số ca sốt rét ác tính1. Từ những kết quả này, vào tháng 10 năm 2021, sau 30 năm phát triển, vắc-xin RTS,S đã được WHO phê duyệt sử dụng cho trẻ em sống tại các khu vực lan truyền sốt rét do P. falciparummức độ từ trung bình tới cao. Mặc dù vắc-xin RTS,S hiện đã được WHO phê duyệt, số lượng liều chỉ có sẵn trong thời gian ngắn.GlaxoSmithKline (GSK), công ty dược đã sản xuất ra loại vắc-xin này, đã cam kết tài trợ lên tới 10 triệu liều vắc-xin cho các khu vực triển khai thí điểm như Ghana, Kenya, và Malawi đến hết năm 2023, và sẽ cung cấp lên tới 15 triệu liều mỗi năm tính đến hết năm 2028khi được đặt hàng nếu vắc-xin này được khuyến nghị sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm 10–15% liều lượng cần thiết hàng năm nếu được cung cấp cho tất cả trẻ em sống ở những nơi lưu hành bệnh cao20. GSK đã cam kết chuyển giao công nghệ sản xuất RTS,S cho Bharat Biotech (BBIL), và đến năm 2029, BBIL dự kiến sẽ là nhà cung cấp duy nhất loại vắc-xin này,cùng với công suất sản xuất cũng tăng lên.Do hiệu lực tương đối thấp của RTS,S và số lượng liều sẵn dùng không nhiều, các loại vắc-xin sốt rét mới cần phải đạt được mục tiêu có hiệu lực >75% của WHO tính đến năm 2030. Một ứng cử viên như vậy là R21, một loại vắc-xin tiểu đơn vị gốc CSP có cấu trúc tương tự RTS,S nhưng với nhiều kháng nguyên CSP hơn trong hạt giống vi-rút (virus-like particle). Trong một thử nghiệm giai đoạn 2, R21 gần đây đã cho thấy có hiệu lực bảo vệ 71-77% chống lại đợt sốt rét lâm sàng đầu tiên trong năm đầu tiên sau khi tiêm vắc-xin ở những trẻ em sống tại một khu vực có lan truyền sốt rét theo mùa21. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ báo cáo sự bảo vệ qua một mùa lan truyền sốt rét; tính bền vững của biện pháp bảo vệ này và liệu R21 có hiệu quả ở những vùng có bệnh sốt rét lây truyền quanh năm hay không vẫn chưa rõ ràng. Các thử nghiệm giai đoạn 3 tại 4 quốc gia với thời gian theo dõi lâu hơn đang được tiến hành.Ngoài ra, một vài loại vắc-xin khác cho cả hai loài P. falciparum và Plasmodium vivax đang được nghiên cứu phát triển, nhắm đến từng giai đoạn trong vòng đời của Plasmodium, bao gồm thoa trùng/tiềnhồng cầu, vô tính/hồng cầu, và hữu tính/muỗi22. Một biện pháp can thiệp đầy hứa hẹn khác để phòng chống sốt rét là liệu pháp dự phòng không liên tục (intermittent preventive therapy_IPT) – cung cấp đủ liều điều trị thuốc sốt rét cho các nhóm dân số có nguy cơ để điều trị triệt để các ca nhiễm hiện hữu và ngăn ngừa các ca nhiễm mới. IPT với sulfadoxine-pyrimethamine (SP) được đưa vào thời điểm tiêm chủng định kỳ ở trẻ sơ sinh (IPTi) đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả vừa phải chống lại sốt rét trong năm đầu tiên của trẻ23, nhưng nó chỉ được khuyến nghị sử dụng tại các khu vực có mức độ kháng SP thấp. Vì vậy mà việc thực hiệnIPTi rất thấp,chỉ một quốc gia (Sierra Leone) gần đây áp dụng chiến lược này. Liệu pháp hoá dự phòng sốt rét theo mùa (Seasonal malaria chemoprevention_SMC) bằng cách sử dụng SP hàng tháng cộng với amodiaquine trong suốt mùa lan truyền là một chiến lược đã được chứng minh có thể giảm tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ nhỏ24, và hiện đang được triển khai tại một số khu vực của Tây và Trung Phi nơi lan truyền sốt rét hàng năm chỉ giới hạn trong vài tháng. Tuy nhiên, cả IPTi lẫn SMC đều không được khuyến cáo ở những khu vực có mức độ kháng SP cao và/hoặc lây truyền sốt rét quanh năm như ở phần lớn Trung và Đông Phi25. Tại các khu vực này,ACT dihydroartemisinin-piperaquine (DP) đã nổi lên là một ứng cử viên tuyệt vời để sử dụng như IPT ở trẻ em26,kểcả như liệu pháp hoá dự phòng sốt rét lâu năm tại các khu vực có lan truyền sốt rét quanh năm27. IPT trong suốt thai kỳ (IPTp)với DP cũng đã được chứng minh hiệu quả hơn IPTp với SP để ngăn ngừa sốt rét trong thai kỳ tại những khu vực có kháng SP cao28,29, mặc dù IPTp với SP có thể mang lại các kết quả sinh nở tích cựckhông chịu tác động từ hoạt động kháng sốt rét của SP30. Như đã nêu ở trên, có những lo ngại quan trọng về sự chọn lọc kháng thuốcthông qua IPT,mặc dù mô hình cho thấy rằng vấn đề đó có thể được hạn chế thông qua phòng ngừa nhiễm bệnh và/hoặc tối ưu hoá nồng độ thuốc đích31. Do đó các nghiên cứu IPT nên được theo dõi chặt chẽ để phát hiện các bằng chứng kiểu gen và kiểu hình của kháng thuốc sốt rét. Một mối quan tâm khác nữa là việc ngăn ngừa sốt rét ở trẻ em có thể làm chậm quá trình đạt được miễn dịch chống sốt rét, làm gia tăng nguy cơ sốt rét sau khi ngừng IPT (sốt rét tái bùng phát). Mặc dù một số nghiên cứu đã báo cáo sự tái bùng phát sau khi ngừng IPT32,33, các nghiên cứu khác đã báo cáo hoặc không tăng23hoặc là có bằng chứng về sự bảo vệ bền vững34sau khi ngừng IPT. IPT tác động như thế nào đến việc đạt được miễn dịch đối với sốt rét vẫn còn là một lĩnh vực điều tra quan trọng. Sau cùng, các dữ liệu mới thú vị cho thấy rằng sự kết hợp các biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét sẽ có thể có hiệu quả hơn các biện pháp đơn lẻ. Việc tiêm chủng cho các đối tượng người lớn chưa từng mắc sốt rét do thoa trùng P. falciparumkèmvới phòng bệnh bằng chloroquine hoặc pyrimethamine mang lại sự bảo vệ lâu dài chống lạimầm bệnh được kiểm soátnhư hoặc một chủngP. falciparum35 tương đồng hoặc chủng dị loại.Một nghiên cứu tiếp theo được thực hiện trên những người trưởng thành Mali phơi nhiễm với sốt rét gần đây đã được hoàn thành (NCT03952650), với các kết quả được kỳ vọng cao. Tuy nhiên, sẽ cần phải có các nghiên cứu về chiến lược này ở trẻ em bị phơi nhiễm với sốt rét,do các nghiên cứu tiêm chủng trước đây cho thấy hiệu lực hạn chế trên trẻ em mặc dù hiệu lực của vắc-xin cao hơn ở người lớn36. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng khác gần đây được tiến hành tại Tây Phi, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng việc kết hợp biện pháp hoá dự phòng sốt rét theo mùa (SMC) trên trẻ em với amodiaquine + sulfadoxine-pyrimethamine (AQ + SP) cùng với tiêm vắc-xin RTS,S đã có hiệu quả vượt trội so với từng biện pháp riêng lẻ37. Sự can thiệp kép đầy hứa hẹn này đáng được nghiên cứu thêm ởnhững nơicó sự lây lan sốt rét theo mùa. Tuy nhiên, ở những nơi sốt rét lây truyền quanh năm và/hoặc kháng SP cao, các phác đồIPT + vắc-xin thay thếcần được đánh giá khẩn cấp. Tóm lại, dù đạt được những thành tựu trước đó, số ca mắc và tử vong do sốt rét vẫn còn ở mức cao đáng kể và đang tái bùng phát ở một số khu vực, bên cạnh đó khả năng phòng ngừa và kiểm soát sốt rét bằng các công cụhiện có đang bị thách thức bởi tình trạng véc-tơ kháng hoá chất và KST Plasmodium kháng thuốc. Rõ ràng, cần phải tập trung đổi mới và có các biện pháp can thiệp mới để đạt được các mục tiêu mà chiến lược “Gánh nặng lớn dẫn đến Tác động lớn” (“high burden to high impact”_HBHI) của WHO nêu bật nhằm giảm thiểu số ca mắc và tử vong tại những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do sốt rét gây ra.Có nhiều lý do cho sự lạc quancẩn trọng, bao gồm việc phê duyệt vắc-xin sốt rét đầu tiên trên thế giới và kết quả từ các ứng viên vắc-xin mới và từ thử nghiệm các biện pháp can thiệp tổ hợp sáng tạo. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng trốngnghiên cứu quan trọng, và hiện đang rất cần sự ưu tiên và tài trợ cho việc phát triển các chiến lược điều trị, dự phòng và vắc-xin mới chống lại sốt rét. Tham khảo
1.WHO. World Malaria Report, 2021. (World Health Organization, 2021). 2.Bhatt, S. et al. The effect of malaria control on Plasmodium falciparum in Africa between 2000 and 2015. Nature 526, 207–211 (2015). 3.Ashley, E. A. et al. Spread of artemisinin resistance in Plasmodium falciparum malaria. N. Engl. J. Med. 371, 411–423 (2014). 4.Phyo, A. P. et al. Declining efficacy of artemisinin combination therapy Against P. Falciparum malaria on the Thai-Myanmar Border (2003–2013): the role of parasite genetic factors. Clin. Infect. Dis. 63, 784–791 (2016). 5.Uwimana, A. et al. Emergence and clonal expansion of in vitro artemisinin-resistant Plasmodium falciparum kelch13 R561H mutant parasites in Rwanda. Nat. Med. 26, 1602–1608 (2020). 6.Uwimana, A. et al. Association of Plasmodium falciparum kelch13 R561H genotypes with delayed parasite clearance in Rwanda: an open-label, single-arm, multicentre, therapeutic efficacy study. Lancet Infect. Dis. 21, 1120–1128 (2021). 7.Balikagala, B. et al. Evidence of artemisinin-resistant malaria in Africa. N. Engl. J. Med. 385, 1163–1171 (2021). 8.Asua, V. et al. Changing prevalence of potential mediators of aminoquinoline, antifolate, and artemisinin resistance across Uganda. J. Infect. Dis. 223, 985–994 (2021). 9.Fidock, D. A. & Rosenthal, P. J. Artemisinin resistance in Africa: how urgent is the threat? Med 2, 1287–1288 (2021). 10.White, N. J. et al. Antimalarial Activity of KAF156 in Falciparum and Vivax Malaria. N. Engl. J. Med. 375, 1152–1160 (2016). 11.van der Pluijm, R. W. et al. Triple artemisinin-based combination therapies versus artemisinin-based combination therapies for uncomplicated Plasmodium falciparum malaria: a multicentre, open-label, randomised clinical trial. Lancet 395, 1345–1360 (2020). 12.Peto T. J. et al. Triple therapy with artemether-lumefantrine plus amodiaquine versus artemether-lumefantrine alone for artemisinin-resistant, uncomplicated falciparum malaria: an open-label, randomised, multicentre trial. Lancet Infect. Dis. https://doi.org/10.1016/S1473-3099(21)00692-7 (2022). [Online ahead of print]. 13.van der Pluijm, R. W., Amaratunga, C., Dhorda, M. & Dondorp, A. M. Triple artemisinin-based combination therapies for malaria—a new paradigm? Trends Parasitol. 37, 15–24 (2021). 14.Malaria Vaccine Funders Group. Malaria vaccine technology roadmap. https://www.who.int/publications/m/item/malaria-vaccine-technology-roadmap (2013). Accessed date 27 April 2022. 15.Beeson, J. G. et al. Challenges and strategies for developing efficacious and long-lasting malaria vaccines. Sci. Transl. Med. 11, eaau1458 (2019). 16.Rts SCTP. Efficacy and safety of RTS,S/AS01 malaria vaccine with or without a booster dose in infants and children in Africa: final results of a phase 3, individually randomised, controlled trial. Lancet 386, 31–45 (2015). 17.Olotu, A. et al. Seven-year efficacy of RTS,S/AS01 malaria vaccine among young African children. N. Engl. J. Med. 374, 2519–2529 (2016). 18.Olotu, A. et al. Four-year efficacy of RTS,S/AS01E and its interaction with malaria exposure. N. Engl. J. Med. 368, 1111–1120 (2013). 19.Malaria Policy Advisory Committee Meeting. Update on RTS,S malaria vaccine implementation programme. https://cdn.who.int/media/docs/default-source/malaria/mpacdocumentation/mpac-april2018-mvip-update-session7.pdf?sfvrsn=e6467dad_2 (2018). Accessed date 27 April 2022. 20.Hogan, A. B., Winskill, P. & Ghani, A. C. Estimated impact of RTS,S/AS01 malaria vaccine allocation strategies in sub-Saharan Africa: a modelling study. PLoS Med 17, e1003377 (2020). 21.Datoo, M. S. et al. Efficacy of a low-dose candidate malaria vaccine, R21 in adjuvant Matrix-M, with seasonal administration to children in Burkina Faso: a randomised controlled trial. Lancet 397, 1809–1818 (2021). 22.Duffy, P. E. & Patrick Gorres, J. Malaria vaccines since 2000: progress, priorities, products. NPJ Vaccines 5, 48 (2020). 23.Aponte, J. J. et al. Efficacy and safety of intermittent preventive treatment with sulfadoxine-pyrimethamine for malaria in African infants: a pooled analysis of six randomised, placebo-controlled trials. Lancet 374, 1533–1542 (2009). 24.Partnership, A.-S. Effectiveness of seasonal malaria chemoprevention at scale in west and central Africa: an observational study. Lancet 396, 1829–1840 (2020). 25.WHO. World Malaria Report, 2015. (World Health Organization, 2015). 26.Cisse, B. et al. Randomized trial of piperaquine with sulfadoxine-pyrimethamine or dihydroartemisinin for malaria intermittent preventive treatment in children. PLoS onE 4, e7164 (2009). 27.Muhindo, M. K. et al. Intermittent preventive treatment with dihydroartemisinin-piperaquine and risk of malaria following cessation in young Ugandan children: a double-blind, randomised, controlled trial. Lancet Infect. Dis. 19, 962–972 (2019). 28.Desai, M. et al. Intermittent screening and treatment or intermittent preventive treatment with dihydroartemisinin-piperaquine versus intermittent preventive treatment with sulfadoxine-pyrimethamine for the control of malaria during pregnancy in western Kenya: an open-label, three-group, randomised controlled superiority trial. Lancet 386, 2507–2519 (2015). 29.Kakuru, A. et al. Dihydroartemisinin-piperaquine for the prevention of malaria in pregnancy. N. Engl. J. Med. 374, 928–939 (2016). 30.Roh, M. E. et al. Overall, anti-malarial, and non-malarial effect of intermittent preventive treatment during pregnancy with sulfadoxine-pyrimethamine on birthweight: a mediation analysis. Lancet Glob. Health 8, e942–e953 (2020). 31.Wallender, E. et al. Identifying an optimal dihydroartemisinin-piperaquine dosing regimen for malaria prevention in young Ugandan children. Nat. Commun. 12, 6714 (2021). 32.Greenwood, B. M. et al. Mortality and morbidity from malaria after stopping malaria chemoprophylaxis. Trans. R. Soc. Trop. Med. Hyg. 89, 629–633 (1995). 33.Menendez, C. et al. Randomised placebo-controlled trial of iron supplementation and malaria chemoprophylaxis for prevention of severe anaemia and malaria in Tanzanian infants. Lancet 350, 844–850 (1997). 34.Schellenberg, D. et al. Intermittent preventive antimalarial treatment for Tanzanian infants: follow-up to age 2 years of a randomised, placebo-controlled trial. Lancet 365, 1481–1483 (2005). 35.Mwakingwe-Omari, A. et al. Two chemoattenuated PfSPZ malaria vaccines induce sterile hepatic immunity. Nature 595, 289–294 (2021). 36.Oneko, M. et al. Safety, immunogenicity and efficacy of PfSPZ Vaccine against malaria in infants in western Kenya: a double-blind, randomized, placebo-controlled phase 2 trial. Nat. Med. 27, 1636–1645 (2021). 37.Chandramohan, D. et al. Seasonal malaria vaccination with or without seasonal malaria chemoprevention. N. Engl. J. Med. 385, 1005–1017 (2021).
|