Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 13/10/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 8 2 2 3 6 1
Số người đang truy cập
1 8 5
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Một số điểm chính trong Báo cáo sốt rét thế giới 2022-Phần 1: Sự kiện chính trong năm 2021–2022

Viện trợ bổ sung lần thứ bảy của Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét

Vào năm 2021, Quỹ Toàn cầu Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét (Quỹ Toàn cầu_QTC) đã chuyển hơn 40% kinh phí đầu tư cho bệnh sốt rét toàn cầu.

Vào tháng 9 năm 2022, QTC đã huy động khoản viện trợ bổ sung tổng cộng là 15,9 tỷ đô la Mỹ thông qua các quốc gia và đối tác, đây là khoản bổ sung lớn nhất trong lịch sử của Quỹ Toàn cầu.

Khoản bổ sung không đạt mục tiêu 18 tỷ đô la Mỹ vào thời điểm chi phí của các mặt hàng y tế đang tăng lên do đại dịch vi-rút corona (COVID-19), xung đột và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Sự thiếu hụt có nghĩa là nguồn bổ sung hiện tại sẽ gặp áp lực đáng kể để duy trì và mở rộng mức độ bao phủ các biện pháp can thiệp sốt rét.

Để tối ưu hóa tác động của các nguồn lực hạn chế, thậm chí càng cần phải tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả, có hiệu lực và phù hợp các nguồn lực sốt rét và các nguồn lực khác của hệ thống y tế.

Các quốc gia cần có khả năng xác định việc kết hợp tối ưu của các can thiệp phù hợp với bối cảnh địa phương của mình và cách thức tốt nhất để cung cấp chúng cho tất cả những người có nhu cầu dựa trên dữ liệu địa phương.

Khuyến nghị mới của Tổ chức Y tế Thế giới

Vào tháng 6 năm 2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố hướng dẫn về các khuyến nghị mới và cập nhật. Các hướng dẫn khuyến khích các quốc gia điều chỉnh các khuyến nghị phù hợp với các bối cảnh dịch bệnh tại địa phương để có tác động tối đa.

Các hướng dẫn cập nhật đưa ra các khuyến nghị về điều trị dự phòng sốt rét ngắt quãng trong thai kỳ (intermittent preventive treatment of malaria in pregnancy_IPTp), điều trị thuốc dự phòng sốt rét quanh năm(perennial malaria chemoprevention_PMC) và điều trị thuốc dự phòng sốt rét theo mùa (seasonal malaria chemoprevention_SMC), điều trị dự phòng sốt rét ngắt quãng ở trẻ em trong độ tuổi đi học (intermittent preventive treatment of malaria in school-aged children_IPTsc), điều trị thuốc dự phòng sốt rét sau khi xuất viện (post-discharge malaria chemoprevention _PDMC), điều trị thuốc toàn dân (mass drug administration _MDA) và loại trừ sốt rét.

Việc sử dụng IPTp với sulfadoxine-pyrimethamine (SP) ở những khu vực có mức độ lan truyền bệnh sốt rét Plasmodium falciparum từ trung bình đến cao tiếp tục được khuyến cáo mạnh mẽ.

IPTp-SP hiện được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai, bất kể số lần mang thai.

Một khuyến nghị cập nhật về SMC và PMC hỗ trợ việc sử dụng rộng rãi hơn biện pháp dự phòng bằng thuốc ở trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc sốt rét ác tính ở những khu vực có cả sự lây truyền theo mùa và quanh năm.

WHO cũng đã đưa ra một khuyến nghị mới về việc sử dụng IPTsc ở những nơi có mức độ lan truyền bệnh sốt rét quanh năm hoặc theo mùa từ trung bình đến cao. IPTsc nên áp dụng cho trẻ em từ 5–15 tuổi và việc này không ảnh hưởng đến các biện pháp can thiệp dự phòng bằng thuốc cho trẻ em dưới 5 tuổi, vốn là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét ác tính cao nhất.

PDMC hiện nay được khuyến nghị để ngăn ngừasốt rét ở trẻ em bị thiếu máu nặng sống ở những khu vực có mức độ lây truyền từ trung bình đến cao sauxuất viện khi những trẻ em này có nguy cơ tái nhập viện hoặc tử vong cao.

Các khuyến nghị mới về MDA đưa ra hướng dẫn về việc giảm nhanh gánh nặng sốt rét ở những bối cảnhtrong tình trạng khẩn cấp và ở các khu vực có mức độ lan truyền từ trung bình đến cao. Chúng cũng cung cấp hướng dẫn về việc sử dụng MDA để giảm sốt rét P. falciparum ở những nơi có mức độ lây truyền từ rất thấp đến thấp và để giảm lây truyền P. vivax.

Khuyến nghị loại trừ sốt rét bao gồm các chiến lược “đại chúng” áp dụng cho toàn bộ dân số của một khu vực địa lý được phân định, cho dù đó là một làng, thị trấn hay huyện; các chiến lược “có mục tiêu” áp dụng cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với dân số chung; và các chiến lược “có chỉ điềm” được kích hoạt để đáp ứng với các trường hợp riêng lẻ.

Các sáng kiến khu vực mới do WHO phối hợp với các đối tác đưa ra

Chiến lược đối phó với tình trạng kháng thuốc sốt rét ở Châu Phi

Sự xuất hiện kháng một phần artemisinin ở Khu vực Châu Phi của WHO với sự phát tán nhanh thấy rõ của các đột biến liên quan đến kháng một phần artemisinin là mối quan tâm lớn. Sự xuất hiện này không lan rộng từ tiểu vùng sông Mekong Mở rộng (GMS) mà được phát hiện từ đầu trên lục địa này.

Liệu pháp kết hợp dựa trên artemisinin (ACTs) vẫn còn hiệu quả; khả năng kháng các thuốc ACT đi kèm đang sử dụng hiện nay chưa được xác nhận, nhưng có một số tín hiệu đáng lo ngại cần được điều tra và hành động trước khi ACT bắt đầu thất bại.

Do sự phụ thuộc nặng nề vào ACTs ở Châu Phi, mối đe dọa kháng một phần artemisinin và kháng thuốc đi kèm phải được theo dõi và giải quyết khẩn cấp.

Vào tháng 11 năm 2022, WHO đã đưa ra Chiến lược ứng phó với tình trạng kháng thuốc sốt rét ở Châu Phi, nhằm mục đích cung cấp hướng dẫn cho các bên liên quan chính trong cộng đồng sốt rét.

Chiến lược giải quyết mối đe dọa kháng thuốc sốt rét ở Khu vực Châu Phi của WHO thông qua bốn trụ cột:

Trụ cột I – Tăng cường giám sát hiệu lực và tình trạng kháng thuốc sốt rét.

Trụ cột II – Tối ưu hóa và điều chỉnh tốt hơn việc sử dụng các phép chẩn đoán và điều trị để hạn chế áp lực thuốc thông qua các biện pháp ưu tiên mua trước.

Trụ cột III – Đối phó với tình trạng kháng thuốc bằng cách hạn chế sự lây lan của ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc.

Trụ cột IV – Khuyến khích nghiên cứu và đổi mới để tận dụng tốt hơn các công cụ hiện có và phát triển các công cụ mới chống lại tình trạng kháng.

Mỗi trụ cột bao gồm một tập hợp các biện pháp can thiệp có thể được thực hiện ở cấp địa phương, khu vực và toàn cầu. Các quốc gia thực hiện cần điều chỉnh các can thiệp trong chiến lược cho phù hợp với bối cảnh địa phương của họ.

Sáng kiến ngăn chặn sự lây lan của Anopheles stephensi

Anopheles stephensi có nguồn gốc từ Nam Á và một phần của Bán đảo Ả Rập đã mở rộng phạm vi của nó trong thập kỷ qua với các phát hiện được báo cáo ở Djibouti (2012), Ethiopia và Sudan (2016), Somalia (2019) và Nigeria (2020).

những nơi của khu vực châu Phi của WHOđã báo cáo vềAn. stephensi, nó đã được phát hiện kháng nhiều loại hóa chất diệt côn trùng sử dụng trong y tế công cộng, đặt ra thêm một thách thức đối với công tác phòng chống loài này.

Sự xâm nhập của An. stephensi ở châu Phi hạ Sahara – nơi gánh nặng bệnh sốt rét cao nhất và hơn 40% dân số sống trong môi trường đô thị – làm dấy lên mối lo ngại, bởi vì nó được cho là đã khiến sốt rétquay trở lại ở thành phố Djibouti và gây ra ítnhất một đợt bùng phát dịch bệnh tại Ethiopia.

Vào tháng 9 năm 2022, một sáng kiến mới đã được đưa ra nhằm ngăn chặn An. stephensi phát tán xa hơn trên lục địa châu Phi và để xác định xem có thể loại trừ loài muỗi này khỏi các khu vực mà nó đã xâm nhập hay không.

Sáng kiến kêu gọi toàn quốc ứng phó với An. stephensi là một phần của đápứng toàn diện đối với véc-tơ sốt rét bằng cách tăng cường hợp tác, tăng cường giám sát, cải thiện trao đổi thông tin, xây dựng hướng dẫn và ưu tiên nghiên cứu.

Khung toàn cầu về ứng phó với bệnh sốt rét ở khu vực đô thị

Đến năm 2050, gần 7/10 người trên toàn cầu sẽ sống ở các thành phố và các khu vực đô thị khác. Ở các quốc gia lưu hành bệnh sốt rét, nhiều người có khả năng sống ở khu vực thành thị hơn là khu vực nông thôn.

Tại 10 quốc gia có gánh nặng cao nhất ở Khu vực Châu Phi của WHO, hơn 40% dân số được coi là sống ở khu vực thành thị.

Khu vực thành thị và nông thôn có thể khác nhau về động lực lan truyền và gánh nặng của bệnh sốt rét và các bệnh do véc tơ truyền khác.

Nhìn chung, quá trình đô thị hóa sẽ làm giảm sự lan truyền bệnh sốt rét. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa không có kế hoạch sẽ dẫn đến lan truyền khu trú (focal transmission), dẫn đến gánh nặng bệnh tật cao bất cân xứng đối với người nghèo thành thị.

Sự xâm lấn của các vectơ thích nghi với việc sinh sản trong môi trường đô thị, chẳng hạn như sự phát tán gần đây của An. stephensi ở Khu vực Châu Phi của WHO, có thể khiến nguy cơ mắc sốt rét ở người dân thành thị ngày càng tăng.

Các phương pháp giảm gánh nặng bệnh tật ở vùng nông thôn có thể không hiệu quả ở môi trường thành thị hoặc có thể cần thực hiện ở quy mô nhỏ hơn, có mục tiêu hơn.

Ứng phó với bệnh sốt rét ở khu vực đô thị đòi hỏi phải có dữ liệu về các yếu tố quyết định vốn chỉ liên quan đến hệ sinh thái đô thị và giải thích liệu lan truyền sốt rét và gánh nặng bệnh tật có phải hạn chế ở một khu vực hay không.

Lãnh đạo từ các cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp và tài chính, giới nghiên cứu, học viện và các lĩnh vực khác có xu hướng tập trung ở khu vực thành thị, tạo cơ hội lớn hơn cho các chính sách, chiến lược và hành động lồng ghép, đa ngành.

Khi quá trình đô thị hóa gia tăng nhanh chóng, người ta tập trung nhiều hơn vào các thành phố lành mạnh hơn, bao gồm cả ý chí chính trị toàn cầu nhằm giải quyết các mối đe dọa do biến đổi khí hậu gây ra.

Vào tháng 10 năm 2022, TCYTTG và Chương trình Định cư Con người của Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) đã cùng nhau đưa ra Khuôn khổ Toàn cầu về ứng phó với bệnh sốt rét ở khu vực thành thị (Global framework for the response to malaria in urban areas), nhằm vào các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan.

Khuôn khổ là biện pháp ứng phó với bệnh sốt rét ở các thị trấn và thành phố; nó nêu bật vai trò trung tâm của lãnh đạo thành phố và sự cần thiết phải đảm bảo rằng ứng phó với bệnh sốt rét là một phần của chương trình nghị sự về sức khỏe và phát triển đô thị rộng lớn hơn. Nó cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện đáp ứng có mục tiêu dựa trên dữ liệu trong thiết kế các biện pháp can thiệp sốt rét. Nếu được thực hiện, khuôn khổ được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao sức khỏe và hạnh phúc.

              Triển khai
vắc xin sốt rét RTS,S/AS01 các khu vực lan truyền sốt rét vừa đến cao

Vào tháng 10 năm 2021, WHO đã khuyến nghị vắc-xin sốt rét RTS,S/AS01 để phòng ngừa sốt rét do P. falciparum ở trẻ em sống ở các vùng có mức độ lây truyền trung bình đến cao (theo định nghĩa của WHO); vào tháng 7 năm 2022, WHO đã cấp phép cho vắc xin RTS,S.

Vào tháng 12 năm 2021, hội đồng quản trị của Gavi, Liên minh vắc-xin (Gavi) đã phê duyệt khoản đầu tư ban đầu gần 160 triệu đô la Mỹ (trong giai đoạn 2022–2025) để hỗ trợ triển khai rộng rãi vắc-xin sốt rét ở các quốc gia đủ điều kiện của Gavi.

Gavi đã ước tính rằng nhu cầu vắc xin ở trạng thái ổn định sẽ vượt quá 80–100 triệu liều mỗi năm. Dự đoán về khoảng cách giữa cung và cầu, WHO đã phối hợp xây dựng khuôn khổ phân bổ nguồn cung cấp vắc xin sốt rét giới hạn, nhằm hướng dẫn việc phân bổ các liều vắc-xin hạn chế một cách công bằng và minh bạch, dựa trên các nguyên tắc đạo đức và bằng chứng tốt nhất hiện có.

Vào tháng 8 năm 2022, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) thông báo rằng họ đã đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin do GSK sản xuất, để cung cấp 18 triệu liều vắc xin sốt rét có sẵn trong 3 năm tới (2023–2025).

Kể từ tháng 6 năm 2022, WHO và Gavi đã hỗ trợ hơn 20 quốc gia thông qua các hội thảo đa quốc gia tập trung vào việc phát triển các ứng dụng cho Gavi. Một phần quan trọng của sáng kiến này là điều chỉnh việc triển khai vắc-xin sốt rét ở cấp địa phương do WHO hỗ trợ, dựa trên hướng dẫn từ khuôn khổ phân bổ nguồn cung cấp vắc-xin sốt rét hạn chế.

Các trường hợp khẩn cấp về nhân đạo và y tế

Các quốc gia lưu hành bệnh sốt rét đã và đang đối phó với các trường hợp khẩn cấp về y tế và nhân đạo không liên quan đến đại dịch COVID-19. Vào năm 2021, ước tính có khoảng 268 triệu người đang phải đương đầu với các trường hợp khẩn cấp nhân đạo so với 301 triệu người vào năm 2020.

Xung đột, nạn đói và lũ lụt là những nguyên nhân chính gây ra các trường hợp khẩn cấp nhân đạo này, đôi khi càng thêm tồi tệ do các đợt bùng phát dịch bệnh.

Các quốc gia cần hỗ trợ nhân đạo nhất vào năm 2021 theo số người bị ảnh hưởng là Afghanistan, Colombia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Mali, Myanmar, Nigeria, Somalia, Nam Sudan, Sudan, Uganda và Yemen.

Gián đoạn dịch vụ sốt rét trong thời kì đại dịch COVID-19

Bốn mươi sáu quốc gia đã lên kế hoạch cho các chiến dịch sử dụng màn tẩm hóa chất diệt côn trùng (insecticide-treated mosquito net_ITN) vào năm 2020 nhằm phân phát khoảng 272 triệu màn. Đến cuối năm 2020, 74% tổng số màn ITN dự kiến phân phối vào năm 2020 đã được cấp phát.

Năm 2021, có 43 quốc gia đã lên kế hoạch cho các chiến dịch ITN, trong đó có 14 quốc gia dự định chỉ phân phối màn ITN của năm 2020 chuyển sang.

Tổng cộng 171 triệu màn ITN đã được lên kế hoạch phân phối vào năm 2021; 70 triệu màn ITN trong số này đã được chuyển sang từ năm 2020. Tổng cộng 128 triệu (75%) màn ITN đã được phân phát vào năm 2021.

Tám quốc gia – Benin, Eritrea, Indonesia, Nigeria, Quần đảo Solomon, Thái Lan, Uganda và Vanuatu – đã phân phối dưới 60% sô màn ITN của mình. Bảy quốc gia – Botswana, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Haiti, Ấn Độ, Pakistan và Sierra Leone – đã không cấp phát bất kỳ màn ITN nào theo kế hoạch. Ấn Độ, Nigeria và Uganda – các quốc gia được hỗ trợ biện pháp tiếp cận tác động lớn gánh nặng lớn(high burden high impact _HBHI) – đã phân phối lần lượt 0%, 53% và 26% số màn ITN được lên kế hoạch phân bố vào năm 2021 của mình.

            ■
Kết quả từ Vòng 3 của khảo sát nhanh về các dịch vụ y tế thiết yếu (essential health services_EHS) được thực hiện từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2021 cho thấy rằng tại Khu vực Châu Phi của WHO, tình trạng gián đoạn trong chẩn đoán và điều trị đã giảm đáng kể vào cuối năm 2021, với bảy quốc gia báo cáo tình trạng gián đoạn so với 16 quốc gia vào năm 2020 và 9 quốc gia vào quý 1 năm 2021.

(tiếp theo Phần 2)

Ngày 20/04/2023
PGS.TS. Hồ Văn Hoàng, An Khang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích