Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 7 6 8
Số người đang truy cập
2 2 2
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể Đảng
(ảnh minh họa từ nguồn http://dinocommunity.wordpress.c...g-tt-hn/)
Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong ngành y tế: Quyết liệt lấy xây để chống

“... Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng, đạo đức, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ công chức đối với công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) và thực hành tiết kiệm chống lãng phí (THTKCLP), lấy xây để chống và quan trọng là phải gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”... Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà TS. Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng - Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành y tế tại Hội nghị tổng kết công tác PCTN và THTKCLP của cơ quan Bộ Y tế năm 2008, triển khai nhiệm vụ năm 2009.

 

PCTN và THTKCLP từ cái nhỏ nhất

Báo cáo tại hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế - Phó trưởng ban Thường trực - Ban Chỉ đạo PCTN Bộ Y tế, cho biết, năm 2008, công tác PCTN của Bộ Y tế đã đạt được kết quả trên nhiều lĩnh vực: trước hết là công tác tổ chức cán bộ; tiếp đến là công tác cải cách hành chính; quản lý KCB; xây dựng cơ bản; phân bổ và sử dụng ngân sách nghiên cứu khoa học; thực hiện quyền tự chủ về tài chính, biên chế và giao khoán kinh phí hoạt động cho các cơ quan, đơn vị có đủ điều kiện; công tác xã hội hóa, liên doanh liên kết và đầu tư trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước để PCTN và THTKCLP; quản lý các dự án của ngành; thực hiện thu phí, lệ phí đào tạo; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; thanh tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo... Về công tác THTKCLP, trong năm 2008, Bộ Y tế đã thực hiện khá hiệu quả như: hoãn mua xe ôtô cho lãnh đạo Bộ dù xe đã cũ; tổ chức hội nghị trực tuyến để giảm chi phí đi lại của đại biểu; các vụ, cục phối hợp đi công tác trong cùng thời gian và địa điểm để tiết kiệm kinh phí...

 

 Bộ trưởng Bộ Y tế TS. Nguyễn Quốc Triệu chủ trì hội nghị. Ảnh: TM

Là đơn vị thực hiện nhiệm vụ “gác cổng lĩnh vực ATVSTP”, PGS.TS. Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP cho biết, để việc PCTN và THTKCLP có hiệu quả, Cục ATVSTP đã áp dụng thực hiện ISO trong cải cách hành chính hoạt động qua việc đưa các văn bản pháp quy, thông báo liên quan đến ATVSTP lên trang website của Cục; đáng kể nhất là việc tháng 11/2008, Cục ATVSTP đã lần đầu tiên chính thức áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng thực phẩm chức năng nhập khẩu nhằm công khai minh bạch hoạt động này. Công tác tài chính cũng được Cục ATVSTP phân cấp triệt để qua việc 70% vốn các chương trình mục tiêu quốc gia được chuyển xuống địa phương quản lý; 30% còn lại do các Bộ, ngành TƯ liên quan và Cục ATVSTP quản lý. Tuy nhiên mọi chế độ chi tiêu đều phải tuân thủ theo quy chế chi tiêu nội bộ để minh bạch về tài chính và tránh lãng phí. Cục trưởng Nguyễn Công Khẩn cũng cho biết, tới đây Cục ATVSTP sẽ tiến hành tin học hoá quản lý hành chính nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn cũng như hậu kiểm quản lý chất lượng thực phẩm; ký cam kết giữa chính quyền và đoàn thể trong việc tiết kiệm điện, nước, xăng xe và văn phòng phẩm...

Một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm khác của ngành y tế là thuốc, vaccin và sinh phẩm y tế, theo TS. Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, để đảm bảo công khai, minh bạch trong việc cấp phép và cải cách hành chính, Cục đã áp dụng việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuốc của doanh nghiệp theo cơ chế một cửa đồng thời lập hòm thư góp ý tại Văn phòng Cục về công tác PCTN... Cục cũng đã thực hiện việc triệt để phân cấp công tác quản lý giá thuốc và công bố lưu hành mỹ phẩm cho các địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, giảm chờ đợi phiền hà cho doanh nghiệp... Đẩy mạnh THTKCLP từ những cái nhỏ nhất như điện, xăng xe, điện thoại, văn phòng phẩm... do đó riêng tiền tiết kiệm từ văn phòng phẩm của Cục Quản lý Dược trong năm 2008 là 56 triệu đồng...

 

 (ảnh minh họa từ nguồn vietcatholic.net/pics/thamnhung.jpg)

Phát huy vai trò của cấp ủy Đảng trong công tác PCTN

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhấn mạnh, năm 2008 công tác PCTN và THTKCLP ngành y tế bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động; trên một số lĩnh vực những hành vi tiêu cực đã được từng bước ngăn chặn, kiềm chế và đẩy lùi, tạo tiền đề quan trọng cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, do tính chất đặc thù của công tác PCTN và THTKCLP vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa lâu dài, do đó phải được tiến hành kiên quyết, kiên trì, không chủ quan và liên tục với những bước đi vững chắc có trọng tâm, trọng điểm và gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Để PCTN và THTKCLP có hiệu quả hơn nữa, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị cần phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, gắn kết công tác xây dựng Đảng với nâng cao chuyên môn, quản lý cán bộ và đẩy mạnh thanh, kiểm tra. Bên cạnh đó, các đơn vị cần đẩy mạnh luân chuyển cán bộ, cải cách thủ tục hành chính và công khai minh bạch thủ tục hành chính cần được thực hiện triệt để nhằm nâng cao hiệu quả PCTN, lãng phí...

Theo Ban Chỉ đạo PCTN Bộ Y tế, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TƯ3, TƯ9 (khóa X) và Luật PCTN, Luật THTKCLP, trong năm 2009, ngành y tế tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm như: tăng cường vai trò của cấp uỷ Đảng, phối hợp chặt chẽ giữa đoàn thể với chính quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương và biện pháp PCTN và THTKCLP tại đơn vị mình cũng như trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong công tác này. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của ngành y tế... Đồng thời tăng cường kiểm soát hoạt động công vụ của cơ quan và những người được thực thi nhiệm vụ có liên quan đến các lĩnh vực nhạy cảm như cấp phép, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, trang thiết bị, quản lý tài chính... Ban Chỉ đạo PCTN và THTKCLP của Bộ Y tế cũng nhấn mạnh trong năm 2009 sẽ xử lý nghiêm minh các cán bộ, công chức thi hành nhiệm vụ, công vụ có biểu hiện tiêu cực, hành vi tham nhũng, gây khó khăn, phiền hà... vi phạm Luật PCTN và Luật THTKCLP...

Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 của Bộ Y tế

Mục đích và yêu cầu của kế hoạch

Trong tiến trình phát triển đất nước hiện nay, phòng chống tham nhũng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước ta; ngày 23/9/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã phê duyệt Kế hoạch số 880/KH-BYT về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 của Bộ Y tế.

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã phê duyệt Kế hoạch số 880/KH-BYT
về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm
2020 của Bộ Y tế.

 


Mục đích của chiến lược này nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị y tế trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ viên chức ngành y tế liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của cán bộ, công chức, viên chức y tế và nhân dân, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển.

Mục tiêu cụ thể của kế hoạch là ngăn chặn làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong việc hoạch định chính sách, xay dựng và thực hiện phấp luật, nhất là trong quá trình ban hành và tổ chức thi hành các văn bản áp dụng pháp luật trong ngành y tế. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của các cơ quan hành chính trực thuộc Bộ Y tế, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựng nền công vụ hiệu quả, minh bạch, phục vụ nhân dân và xã hội với đội ngũ cán bộ viên chức ngành y tế trung thực, công tâm, liêm khiết, tận tụy, chuyên nghiệp và được trả lương hợp lý; các chuẩn mực đạo đức công vụ, y đức, đạo đức nghề nghiệp được trau dồi, giữ gìn và củng cố. Hoàn thiện thể chế, tạo lập môi rường y tế hướng tới sự bình đẳng, công bằng, minh bạch, đảm bảo chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Nâng cao nhận thức, vai trò của cán bộ, công chức, viên chức y tế về phòng chống tham nhũng, về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phòng chống tham nhũng; thúc đẩy sự tham gia chủ động của các tổ chức, đoàn thể xã hội, các phương tiện truyền thông và công dân trong nỗ lực phòng chống tham nhũng; xây dựng văn hóa và tạo thói quen phòng chống tham nhũng trong đời sống cán bộ, công chức, viên chức trong ngành y tế.

Yêu cầu đảm bảo tính nguyên tắc, định hướng trong việc thực hiện chiến lược và kế hoạch thực hiện chiến lược; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về chiến lược; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, coi trọng công tác phòng ngừa ngăn chặn. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực phát hiện, năng lực xử lý tham nhũng; công tác phòng chống tham nhũng phải được đặt trong mối quan hệ tổng hòa với chương trình tổng thể về cải cách hành chính trong các cơ quan, đơn vị y tế, gắn chặt với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường thực hiện 12 điều y đức, các quy định của pháp luật và của Bộ Y tế về thực hiện Luật phòng chống tham nhũng.

Nội dung kế hoạch và tổ chức thực hiện

Nội dung kế hoạch thực hiện chiến lược của Bộ Y tế tập trung chủ yếu vào các khâu tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung chiến lược và các chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng đối với cán bộ viên chức trong ngành y tế và nhân dân. Thực hiện các giải pháp chiến lược tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trên cơ sở bình đẳng, công bằng, minh bạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong phát hiện, xử lý tham nhũng; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng chống tham nhũng; theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chiến lược; đánh giá, tổng hợp báo cáo, sơ kết việc thực hiện chiến lược.

Lộ trình thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng Bộ Y tế từ nay đến năm 2020 được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn thứ nhất (từ nay đến năm 2011) toàn ngành thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch thực hiện chiến lược; chủ động đưa các nội dung của chiến lược vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp được nêu trong chiến lược; nâng cao năng lực quản lý, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc gây bức xúc trong nhân dân, tập trung rà soát các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; tổ chức sơ kết việc thực hiện giai đoạn thứ nhất vào cuối năm 2011; bổ sung, hoàn thiện kế hoạch thực hiện cho phù hợp với yêu cầu của chiến lược ở giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn thứ hai (từ năm 2011 đến năm 2016) phát huy kết quả đã đạt được , tập trung thực hiện nhiệm vụ đề ra trong giai đoạn thứ hai; thực hiện các giải pháp về hoàn thiện thể chế, tập trung vào những lĩnh vực còn trì trệ, yếu kém; mở rộng các biện pháp phòng ngừa như kiểm soát tài sản, thu nhập của cấn bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng thực thi công vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng; tổ chức sơ kết việc thực hiện giai đoạn thứ hai vào cuối năm 2016, bổ sung hoàn thiện kế hoạch thực hiện với yêu cầu chiến lược giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn thứ ba (từ năm 2016 đến năm 2020) phát huy kết quả đã đạt được , tập trung thực hiện nhiệm vụ đề ra trong giai đoạn thứ ba; tiếp tục làm tốt các giải pháp đã đề ra ở giai đoạn trước; triển khai các giải pháp còn lại nhằm đảm bảo thắng lợi các mục tiêu chiến lược đề ra; tổng kết, đánh giá việc thực hiện chiến lược vào năm 2020.

Phân công trách nhiệm thực hiện

Để thực hiện chiến lược này Bộ Y tế đã giao cho Cục Quản lý khám chữa bệnh đánh giá và đề ra giải pháp khắc phục tình trạng nhũng nhiễu người bệnh, tình trạng lạm dụng bảo hiểm y tế, nêu cao y đức và tinh thần thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế. Cục Quản lý dược đánh giá và hoàn thiện quy trình cấp phép xuất, nhập khẩu thuốc, mỹ phẩm, cấp phép kinh doanh liên quan đến ngành dược, mỹ phẩm. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đánh giá tình hình việc cấp giấy phép liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình và hoàn thiện quy trình cấp phép cho doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến thực phẩm. Cục Y tế dự phòng và môi trường đánh giá tình hình thực hiện các dự án/chương trình đạt hiệu quả, công tác chống dịch bệnh, chuẩn bị, dự báo, vệ sinh môi trường và phòng ngừa bệnh tật. Cục Phòng chống HIV/AIDS đánh giá tình hình thực hiện các dự án/chương trình đạt hiệu quả, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Vụ Pháp chế kiểm tra thúc đẩy việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế; đầu mối triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong ngành y tế, công khai, minh bạch công tác thi đua khen thưởng. Văn phòng Bộ là đầu mối công tác cải cách hành chính, rà soát, quản lý văn bản theo quy định; thực hành tiết kiệm trong quản lý, sử dụng tài sản công, phương tiện, thiết bị, điện nước, hội họp, văn phòng phẩm... Thanh tra Bộ là đầu mối việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra kế hoạch và đột xuất theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ; đầu mối tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Bộ, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng ban hành các văn bản hướng dẫn về thanh tra, kiểm tra; việc phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm; tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Vụ Trang thiết bị & công trình y tế đánh giá, hoàn thiện việc chuẩn hóa bệnh viện, tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng nhiệm vụ và hiệu quả, tiết kiệm; xây dựng, hoàn thiện quy trình lập, phê duyệt, quản lý các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị áp dụng thống nhất. Vụ Kế hoạch tài chính là đầu mối quản lý, xây dựng hoàn thiện quy chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí áp dụng thống nhất; quy trình thẩm định, xét duyệt quyết toán ngân sách; phân bổ, quản lý sử dụng ngân sách; thẩm định, phê duyệt đề án, dự án, hướng dẫn thống nhất áp dụng. Vụ Tổ chức cán bộ xem xét đánh giá công tác quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm cán bộ; vận hành cơ chế luân phiên, luân chuyển cán bộ; chống tiêu cực trong tuyển dụng, đề bạt; thực hiện quy chế dân chủ, văn hóa trong ứng xử, đạo đức, nghề nghiệp, y đức... Vụ Khoa học đào tạo xây dựng hoàn thiện văn bản hướng dẫn thanh tra tuyển sinh, thanh tra giáo dục cho các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Y tế; xây dựng, hoàn thiện văn bản quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ trong ngành y tế. Vụ Bảo hiểm y tế thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; phòng ngừa tiêu cực, lạm dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh. Vụ Hợp tác quốc tế phòng chống tham nhũng trong việc đoàn ra, đoàn vào; hợp tác quốc tế có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tiết kiệm; hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng. Tổng cục Dân số & kế hoạch hóa gia đình phòng ngừa tham nhũng trong các chương trình/dự án thuộc lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình. Vụ Sức khỏe bà mẹ-trẻ em phòng ngừa tham nhũng trong các chương trình/dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Vụ Y dược cổ truyền xây dựng, hoàn thiện quy chế cấp phép hành nghề y dược học cổ truyền; thanh tra, kiểm tra lĩnh vực y dược học cổ truyền. Viện Chiến lược và chính sách y tế công khai, minh bạch trong việc xây dựng, hoạch định, trình duyệt, ban hành chính sách, chiến lược của ngành; phòng chống tham nhũng trong việc lập, thực hiện các chương trình/đề án. Các cơ quan Báo sức khỏe & đời sống, Tạp chí Dược học, Tạp chí Y học thực hành, Báo Gia đình & xã hội thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế; phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm; thông tin, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng, các nội dung chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phòng chống tham nhũng của ngành y tế. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế xây dựng kế hoạch chương trình phòng chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch thường xuyên tự kiểm tra các hoạt động của cơ quan, đơn vị gắn liền với phòng chống tham nhũng; chịu sự chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế về việc thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm-chống lãng phí; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công khai, minh bạch trong mọi hoạt động tại đơn vị; nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; thường xuyên học tập, phổ biến pháp luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hệ thống các Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng gắn với kế hoạch chung của địa phương, phù hợp với đặc điểm và kế hoạch phòng chống tham nhũng của ngành y tế; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của Bộ Y tế.

Muốn phòng chống tham nhũng có hiệu quả ngoài các giải pháp chiến lược nêu trên việc đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong quần chúng nhân dân về biểu hiện và tác hại của tham nhũng và trách nhiệm của xã hội trong công tác phòng chống tham nhũng; tạo điều kiện để nhân dân tích cực chủ động tham gia vào việc phòng chống tham nhũng là hết sức quan trọng. Bộ Y tế đang hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế, những vấn đề bức xúc, nhạy cảm như bảo hiểm y tế, hành nghề y dược tư nhân, y dược học cổ truyền; đấu thầu mua thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao; thu, chi, quản lý sử dụng viện phí, các khoản phí và lệ phí liên quan đến khám chữa bệnh và điều trị, xã hội hóa đầu tư trang thiết bị y tế... Nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội-nghề nghiệp trong công tác phòng chống tham nhũng. Thực hiện việc khen thưởng những người tố cáo, phát hiện những hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, gây rối nội bộ cơ quan đơn vị và ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

 

Ngày 02/03/2010
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
Theo http://suckhoedoisong.vn/20090403052147951p0c61/quyet-liet-lay-xay-de-chong.htm
Và Kế hoạch phòng chống tham nhũng của Bộ Y tế)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích