Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Thừa Thiên - Huế
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Tin tức - sự kiện chung
Các hoạt động địa phương
Các hoạt động chuyên môn chung

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 1 7 6 3
Số người đang truy cập
6 1 3
 Tin tức - Sự kiện Các hoạt động chuyên môn chung
A Lưới-Thừa Thiên Huế (ảnh st)
Hiệu quả phòng chống sốt rét năm 2005-2008 và giải pháp kiểm soát sốt rét biên giới tại huyện A Lưới

Đặc điểm tình hình

A Lưới là một huyện miền núi, thuộc vùng sâu, vùng xa và vùng trọng điểm sốt rét của tỉnh Thừa Thiên trong nhiều năm nay. Huyện gồm 20 xã và 1 thị trấn trong đó có 12 xã nằm dọc tuyến biên giới Việt-Lào. Hàng năm, bệnh sốt rét tại huyện chiếm 60% số bệnh nhân sốt rét của toàn tỉnh. Phần lớn người dân sinh sống ở đây là các đồng bào các dân tộc thiểu số, chiếm trên 80%, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, còn tồn tại nhiều phong tục tập quán, thói quen không có lợi cho sức khoẻ, hơn nữa gần đây hai cửa khẩu S3 (Hồng Vân) và S10 (A Đớt) đã nối thông biên giới hai nước Việt-Lào, các côngtrình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình Thủy điện A Lưới đangthi công, các hộ dân ở Lào sang định cư dọc biên giới như 30 hộ của huyện Ka Lưm, tỉnh Xêkông-Lào di dân tự do sang định cư tại cửa khẩu A Đớt và sự biến động khó kiểm soát. Do vậy công tác phòng chống sốt rét càng trở nên phức tạp. Đứng trước tình hình trên, trong những năm qua được sự chỉ đạo của lãnh đạo sở Y tế, của Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới và đặc biệt sự chỉ đạo về chuyên môn của Trung tâm phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh Thừa Thiên Huế; Trung tâm y tế A lưới đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn sốt rét quay trở lại trên địa bàn và đã hạ thấp tỷ lệ mắc sốt rét từ năm 2005 đến năm 2008, không có tử vong xảy ra, đạt và vượt các mục tiêu phòng chống sốt rét hằng năm đã xây dựng.

Đối với công tác phòng chống sốt rét nội địa

Đã triển khai công tác cấp màn miễn phí bổ sung và tẩm màn bằng hoá chất diệt muỗi cho 21 xã, thị trấn của toàn huyện hàng năm.Xây dựng hệ thống giám sát, phát hiện sốt rét từ tuyến thôn bản, xã, thị trấn và báo cáo kết quả qua các buổi giao ban hàng tháng tại Trung tâm Y tế huyện dưới sự chủ trì của Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh. Công tác đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả cán bộ y tế từ tuyến huyện đến xã, thị trấn, thôn bản được quan tâm để nâng cao năng lực và chất lượng công tác. Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, chú trọng công tác này ở tuyến thôn bản để thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi phòng chống bệnh của người dân. Phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng phác đồ quy định của Bộ Y tế cho các bệnh nhân được điều trị tại các tuyến.

Một trong những hoạt động phòng chống sốt rét quan trọng để góp phần hạ thấp tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rétlà tổ chức công tác phòng chống sốt rét ngoại lai. A Lưới có 12 xã giáp biên giới với huyện Tù Muồi và huyện Tà Ôi của nước bạn Lào, người dân vùng biên giới giữa 2 nước có quan hệ đồng tộc, tình trạng thăm thân, trao đổi hàng hoá qua lại giữa hai nước rất phổ biến, vì vậy công tác phòng chống sốt rét ngoại lai luôn được chú trọng, địa phương đã xây dựng một kế hoạch cụ thể cho từng năm.

  Để bảo đảm nhiệm vụ công tác, Trung tâm Y tế huyện đã xây dựng hệ thống quản lý bằng các giải pháp như củng cố mạng lưới y tế thôn bản tại các xã biên giới, coi đây là lực lượng chủ yếu để quản lý các đối tượng từ Lào sang Việt Nam và từ Việt
Nam sang Lào. Phối hợp với các Trạm Kiểm soát biên giới của Bộ đội Biên phòng nắm số lượng giao lưu tại hai cửa khẩu S3 và S10, ngoài ra phối hợp các Tổ Biên phòng cơ sở chốt ở các đường mòn tại các xã thông thương với Lào để quản lý số lượng những người từ Lào sang và những đối tượng sang Lào.Y tế thôn bản và y tế xã, thị trấn thường xuyên liên hệ với chính quyền địa phương để nắm thêm những đối tượng đi và đến tại địa phương. Hàng tháng các Trạm Y tế xã, thị trấn giao ban mạng lưới Y tế thôn bản nắm số lượng giao lưu báo cáo cụ thể cho huyện và tỉnh vào ngày giao ban phòng chống sốt rét hàng tháng tại Trung tâm y tế. Giám sát và phát hiện bệnh bằng lam máu xét nghiệm những bệnh nhân được chuyển từ Lào sang nằm điều trị tại Trung tâm y tế A Lưới. Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ cho nhũng người thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy trong đó có đối tượng thường xuyên đi Lào. Năm 2007, đã kết hợp với Đồn Biên phòng xây dựng hai điểm kính tại 2 cửa khẩu biên giới, lấy máu xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét cho tất cả đối tượng qua lại cửa khẩu để chủ động điều trị kịp thời.

Các giải pháp phòng chống sốt rét ngoại lai

Để công tác kiểm soát và quản lý sốt rét tuyến biên giới Việt-Lào có hiệu quả, có chất lượng, hàng năm đã mở các lớp tập huấn cho đội ngũ tham gia làm công tác phòng chống sốt rét trên địa bàn về các biện pháp phòng, chống và các kỹ năng quản lý, giám sát các đối tượng giao lưu từ tuyến thôn bản đến tuyến huyện. Riêng về những đối tượng nguy cơ mắc sốt rét đã thực hiện các giải pháp như sau:

Đối với những đối tượng từ Lào sang Việt Nam

Toàn bộ những đối tượng người từ Lào sang Việt nam, kể cả người Lào thăm thân và người Việt đi làm ăn xa trở về, đều thực hiện lấy lam máu phát hiện ký sinh trùng sốt rét và cho uống ngay một liều thuốc phỏng đoán ngay tuần đầu tiên, đồng thời điều trị kịp thời cho những đối tượng có biểu hiên lâm sàng bệnh sốt rét.

Đối với những đối tượng Việt Nam sang Lào

Tất cả những đối tượng ra khỏi vùng bảo vệ đều được cấp một liều thuốc tự điều trị khi có sốt nghi ngờ mắc sốt rét, đối với những người đi lâu ngày đều có cấp thuốc tự điều dự trữ mang theo, một số đối tượng còn được cấp màn chống muỗi.

Công tác truyền thông phòng chống sốt rét

Thông qua màng lưới y tế thôn bản và y tế xã, thị trấn ở các cuộc họp thôn bản và sinh hoạt Câu lạc bộ, công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ đều được quan tâm để tuyền truyền kiến thức phòng chống bệnh sốt rét cho những đối tượng có nguy cơ, những đối tượng thường xuyên xa nhà, đồng thời quán triệt cho những đối tượng mới đến, những biện pháp phòng chống tại chỗ, đồng thời trang bị những kiến thức cơ bản về lâm sàng của bệnh sốt rét để họ khai báo với y tế cơ sở khi có những dấu chứng đầu tiên.

Diễn biến tình hình sốt rét tại huyện A Lưới từ năm 2005-2008

TT

Nội dung

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tổng cộng

1

Bệnh nhân sốt rét

243

403

256

130

1.232

2

Sốt rét thể ác tính

0

0

0

0

0

3

Tử vong sốt rét

0

0

0

0

0

4

Số lam máu XN

6.020

6.189

5.549

5.455

23.213

5

Số ký sinh trùng

51

63

28

15

157

6

P. falciparum

38

55

26

12

130

7

P. vivax

13

8

3

3

17

8

Số người giao lưu

4.228

4.124

3.400

3.570

16.322

 

Tình hình sốt rét tại huyện A Lưới từ năm 2005 đến năm 2008 đã chuyển biến biến tích cực với sự can thiệp các biện pháp có hiệu quả. Số bệnh nhân sốt rét giảm 46,50% (130/243), không để sốt rét thể ác tính, tử vong và dịch sốt rét xảy ra trong nhiều năm. Ký sinh trùng sốt rét giảm dần qua các năm. Số người giao lưu, đi lại có nguy cơ mắc sốt rét đã có giải pháp kiểm soát để tác động biện pháp phòng chống. Công tác phòng chống sốt rét nói chung và việc kiểm soát, quản lý sốt rét trên tuyến biên giới Việt-Lào nói riêng mà Trung tâm Y tế huyện A Lưới đã đạt được trong những năm qua mặc dù hiệu quả bước đầu đã được khẳng định, kết quả đạt được chưa thật sự bền vững nhưng đã góp phần tích cực vào công tác phòng chống sốt rét trên địa bàn. Hy vọng năm 2009, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, của Sở Y tế và sự chỉ đạo về mặt chuyên môn của Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh kết hợp với những kinh nghiệm sẵn có trong những năm qua cùng với Dự án Phòng chống Sốt rét do Quỹ Toàn Cầu tài trợ được chính thức khởi động vào năm 2009, địa phương sẽ quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc công tác kiểm soát và quản lý sốt rét ở tuyến biên giới nói riêng và công tác phòng chống sốt rét trên địa bàn huyện nói chung, góp phần hoàn thành mục tiêu phòng chống sốt rét năm 2009 mà Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng đã chỉ đạo.

 

Ngày 26/02/2009
BS.CKII. Lê Quang Phú
Giám đốc Trung tâm Y tế huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích