Bệnh onchocerciasis còn được biết đến là bệnh “mù lòa đường sông” nguyên nhân do ký sinh trùng giun chỉ Onchocerca volvulus được lan truyền sang người thông qua ruồi đen đốt thuộc giống Simulium. Các triệu chứng bệnh bao gồm ngứa nghiêm trọng, bệnh ngoài da gây mất thẩm mỹ và suy giảm thị lực, kể cả gây mù vĩnh viễn.
Ngày 16/1/2015. Geneva - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chứng nhận Ghana không còn bệnh giun Guinea (WHO certifies Ghana free of dracunculiasis). Tổng giám đốc của WHO đã chứng nhận Ghana không còn sự lan truyền bệnh Guinea theo sau khuyến nghị của Ủy ban Quốc tế về chứng nhận thanh toán bệnh giun Guinea (International Commission for the Certification of Dracunculiasis Eradication -ICCDE).
Giun Dracunculus medinensis hay còn gọi là Guinea worm là một loại giun gây nên bệnh có tên gọi là Dracunculiasis, còn được gọi là bệnh giun guinea. Về phân loại khoa học, giun Dracunculus medinensis thuộc giới Animalia, ngành Nematoda, lớp Secernentea, bộ Camallanida, siêu họ Dracunculoidea, họ Dracunculidae, giống Dracunculus, loài D. medinensis(Linnaeus, 1758) và hai loài khác D. medinensis and D. insignis
Giun lươn Strongyloides stercoralis (S. stercoralis) là một trong những tác nhân ký sinh trùng gây bệnhphổ biến nhất ở ngườivà phân bố trên phạm vi toàn cầu,có tầm quan trọng về mặtlâm sàng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, nhất là cộng đồng sống ở khu vực nông thôn.
Cập nhật ngày 4/8/2014. Ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocara canis/cati) hay còn gọi là giun tròn ký sinh ở chó/mèo có khả năng lây nhiễm sang người đang phổ biến ở cộng đồng và là vấn đề được người bệnh cũng như thầy thuốc quan tâm giải quyết.
Q: Bạn Lê Thị Trí, 26 tuổi, quê ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định có hỏi 2 năm trước đây bị nhiễm ấu trùng giun lươn đã được Phòng khám Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn điều trị khỏi và không còn bị ngứa nhưng khoảng 2 tháng nay ngứa xuất hiện trở lại và làm xét nghiệm lại không có nhiễm 6 loại giun sán như bác sĩ giải thích nên muốn chọn loại thuốc chống ngứa phù hợp với thể trạng và bệnh tình của bạn.
Tháng 3/2014. WHO - Từ hơn 650.000 trường hợp nhiễm giun vào năm 1988 đến nay không còn trường hợp nào, Nigeria đã làm ngừng thành công sự lan truyền bệnh giun Guinea, còn gọi là dracunculiasis. Hàng ngàn tình nguyện viên tiêm chủng bại liệt đã giúp đỡ kiểm tra từng hộ gia đình trên toàn quốc nhằm đảm bảo rằng không có trường hợp còn lại trước khi nước này có thể được chứng nhận là quốc gia không cònbệnh giun Guinea vào tháng 12/2013.
Cập nhật tháng 4/2014. WHO - Nhiễm giun truyền qua đất (soil-transmitted helminth infections) là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới và ảnh hưởng đến cộng đồng nghèo nhất và bị tước đoạt nhất. Chúng được truyền bởi trứng hiện diện trong phân người mà lần lượt làm ô nhiễm đất ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém.
Tẩy giun sán hay còn gọi là sổ giun sán đã được mọi người biết đến từ lâu và trở thành nhu cầu cần thiết cho mỗi gia đình trong điều kiện môi trường nhiễm bệnh giun sán ở nước ta rất phổ biến, tuy nhiên để hiểu hết những thực hành tẩy giun sán tại cộng đồng cũng như cơ sở y tế còn nhiều khía cạnh chưa thấu đáo. Do vậy, bài viết này như một chia sẻ về các câu hỏi và vấn đề xoay quanh tẩy giun tuổi học đường nói riêng và điều trị giun sán cho tất cả mọi người nói chung.
Cập nhật tháng 3/2014. WHO- Bệnh giun chỉ bạch huyết, với tên gọi phổ biến là bệnh phù chân voi, là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (neglected tropical disease), nhiễm trùng thường xảy ra khi ký sinh trùng giun chỉ được truyền sang người thông qua muỗi và thường mắc phải trong thời thơ ấu gây thiệt hại ẩn dấu với hệthống bạch huyết.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích