Trong y học, ứ mật là một tình trạng mà ở đó mật không thể từ gan đi vào tá tràng. Hai sự khác biệt cơ bản là loại tắc nghẽn của ứ mật mà ở đó tắc nghẽn cơ học trong đường mật như đã xảy ra do sỏi hoặc khối ác tính (mechanical blockage) và loại chuyển hóa (metabolic types) của ứ mật mà trong đó có sự rối loạn trong khâu hình thành mật có thể xảy ra vì các khuyết tật di truyền hoặc mắc phải như thể một phản ứng ngoại ý của nhiều loại thuốc khác nhau.
Trong thực hành lâm sàng và điều trị bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm và bệnh nội khoa, nhiều khi chúng ta không thể nhớ được hết tất cả các hội chứng của bệnh để đưa đến quy kết cho một bệnh điển hình theo y văn báo cáo. Đặc biệt về lĩnh vực ký sinh trùng, có rất nhiều hội chứng hoặc bệnh lý đặt tên theo ngữ cảnh, theo thành phố hoặc theo tên tác giả lần đầu tiên đã phát hiện và định nghĩa rồi cập nhật cho chúng, song hiếm thầy thuốc nào nhận ra đó nó trên lâm sàng mà phần lớn chỉ là mô tả triệu chứng, dấu chứng để rồi nghĩ đến bệnh mà điều trị theo triệu chứng hoặc bệnh nguyên.
Bệnh giun đũa chó, mèo ở người (Toxocariasis) là một bệnh do động vật truyền sang người của một loại ấu trùng thuộc giống Toxocaraspp. Trong thực hành lâm sàng nhi khoa, từ lâu hội chứng hay bệnh này dường như bị lãng quên. Mãi đến 10 năm gần đây, khi sẵn có các xét nghiệm huyết thanh miễn dịch với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phát hiện và chẩn đoán đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng là không nhỏ. Người nhiễm ấu trùng do nuốt phải trứng có phôi (chứa ấu trùng L2 của Toxocara spp. phát triển hoàn chỉnh) trong môi trường nhiễm.
“Thử máu tìm giun” đang là mốt mà các phòng khám tại Thành phố Hồ Chí Minh đua nhau mở ra, thậm chí, nhiều phòng khám còn chỉ định xét nghiệm nhiều loại ký sinh trùng… không có ở Việt Nam.
Trong số hơn 86 triệu người dân Việt Nam, có 67 triệu người (chiếm đến 90% dân số) ở 53/63 tỉnh, thành phố sống trong vùng dịch tễ của bệnh giun truyền qua đất. Trong số này, có 4 triệu trẻ mầm non, mẫu giáo, 6 triệu trẻ là học sinh tiểu học và 19 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là những nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh. Đây chỉ là một trong những con số mà ngành y tế cảnh báo về một nhóm bệnh đang dần… bị bỏ quên.
Vi khuẩn kháng kháng sinh đã thực sự là một vấn đề đáng lo ngại. Hiện sự kháng thuốc không chỉ khu trú ở một loài vi khuẩn là tụ cầu vàng mà còn lan tràn ở nhiều loại vi khuẩn khác như vi khuẩn gram âm, gram dương, phế cầu khuẩn, vi khuẩn viêm màng não… Chính vì thế, chống kháng thuốc đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy làm chủ đề cho Ngày sức khỏe thế giới năm nay và“Chống kháng thuốc- phải hành động ngay từ hôm nay”
Được sự tài trợ của Tổ chức Y tế thế giới, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã tổ chức tập huấn kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán các bệnh giun sán cho 10 tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên từ ngày 9/8-12/8/2011.
Ca bệnh thứ nhất:Bệnh nhân Tống T.S.,nam, 52 tuổi làm nghề thuốc bắc, vào viện với triệu chứng liệt nhẹ 2 chi dưới trong vòng 2 ngày trước khi nhập viện vì có dấu hiệu xuất huyết não không rõ nguyên nhân. Tiền sử du lịch đến nhiều quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Pháp, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan và đặc biệt không có cao huyết áp.
50 triệu người trên thế giới mắc bệnh từ động vật;3/4 loại bệnh bắt nguồn từ động vật; 14 loại bệnh chính mà con người mắc phải từ động vật; Bảo tồn động vật để tránh lây nhiễm bệnh dịch; Tiềm ẩn lây bệnh từ động vật hoang dã; Bệnh từ động vật ngày càng dễ lây sang người; Cảnh giác với các bệnh từ động vật truyền sang người
Bộ Y tế đã có hướng dẫn việc thực hiện bổ sung vitamin A cho trẻ nhỏ từ 6 đến 60 tháng tuổi kết hợp tẩy giun đường ruột cho cho trẻ em từ 12 đến 60 tháng tuổi. Đây là một biện pháp góp phần tích cực trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đối tượng còn non yếu này.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích