Việc nghiên cứu và tìm hiểu về một tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các tác nhân ký sinh trùng nhiệt đới bị lãng quên là rất quan trọng bởi nếu bỏ qua, chúng dễ dàng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng của bệnh nhân và cả cộng đồng nếu nguy cơ lây nhiễm cao.
Naegleria fowleri phát triển trong môi trường các vật dụng nước ngọt ấm (warm freshwater bodies) và đi vào cơ thể người thông qua đường mũi. Sau đó, nó đi vào trong não ăn các tế bào mạch máu và mô não, gây nên nhu mô não sưng phồng. Nó có thẻ giết chết người trong vòng 1 tuần. Trong số 143 ca được ghi nhận kể từ năm 1962, chỉ có 4 ca sống sót và nhiễm trùng thì rất hiếm.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về một tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các tác nhân ký sinh trùng nhiệt đới bị lãng quên là rất quan trọng bởi nếu bỏ qua, chúng dễ dàng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng của bệnh nhân và cả cộng đồng nếu nguy cơ lây nhiễm cao.
Một số đơn bào có các giai đoạn đời sống thay đổi giữa các giai đoạn tăng sinh (ví dụ thể tư dưỡng) và nang “ngủ”. Như các nang, đơn bào có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt như khi phơi nhiễm trong điều kiện nhiệt độ quá mức hoặc hóa chất độc hại, hay vẫn tồn tại trong thời gian dài không có chất dinh dưỡng, nước, oxy. Một nang của các loài ký sinh trùng có thể sống bên ngoài vật chủ và cho phép lan truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác.
Bất kỳ nhiễm trùng đơn bào nào cũng có thể không biểu hiện triệu chứng hoặc rất nhẹ trên cá nhân bình thường, nhưng có thể đe dọa tính mạng trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, đặc biệt trên các bệnh nhân HIV/AIDS). Bằng chứng cho thấy nhiều người khỏe mạnh là nơi “che dấu”một số lượng nhỏ Pneumocystis carinii trong phổi của họ. Song, tác nhân này lại là mối đe dọa tử vong do viêm phổi trên các bệnh nhân HIV/AIDS. Toxoplasma gondii, một loại đơn bào thường gặp, thường gây bệnh nhẹ sau thời gian nhiễm trùng tiềm tàng kéo dài.
Đơn bào đứng về thuyết tiến hóa là những động vật hình thành sớm nhất, nên được gọi là nguyên sinh động vật để phân biệt với hậu sinh động vật (sinh vật đa bào). Chúng có phân bố ở khắp nơi (đất, nước ngọt, nước mặn, trong cơ thể sinh vật khác). Đây là nét khác biệt chính so với thực vật nguyên sinh (được xem là những sinh vậtđơn bào không có khả năng chuyển động và thực hiện trao đổi chất qua quá trình quang hợp).
Đơn bào (protozoa) là các vi sinh vật đơn bào kích thước nhỏ có thể sống tự do hoặc sống ký sinh một cách tự nhiên. Chúng có thể nhân lên trong cơ thể người, điều này giúp chúng sống sót và cho phép chúng gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Sự lan truyền bệnh do đơn bào từ đường tiêu hóa của người này đến người khác thông qua con đường điển hình là phân miệng (fecal-oral route), chẳng hạn lây qua nguồn thực phẩm hoặc nước uống nhiễm bệnh, hoặc tiếp xúc giữa người với người.
Trong 10 năm trở lại đây, vấn đề sức khỏe, đặc biệt lĩnh vực ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh trên hệ thần kinh trung ương do Angiostrongylus cantonensis và Gnathostoma spinigerum ở người đã trở thành gánh nặng nghiêm trọng cho toàn cầu. Trong khi các bệnh do động vật lây truyền sang người trong bối cảnh one Health chưa được giải quyết triệt để thì các bệnh do ký sinh trùng truyền nói chung và bệnh giunđầu gai thể thần kinh đang nổi như vấn đề y tế sức khỏe quan trọng cần quan tâm.
Brennan GP, Fairweather I, Trudgett A, Hoey E, McCoy, McConville M, Meaney M, Robinson M, McFerran N, Ryan L, Lanusse C, Mottier L, Alvarez L, Solana H, Virkel G, Brophy PM.
Exp Mol Pathol. 2007 Apr;82(2):104-9. Epub 2007 Feb 15. Review.
Giun lươn Strongyloides spp. gây bệnh cho người có thể xuất phát từ 3 loài trong giống Strongyloides, sự phân bố ưu thế từng loài tùy thuộc vào vùng địa lý, sự di chuyển dân di biến động và nhóm dân tỵ nạn, hay các bệnh viện tâm thần và nơi điều trị các bệnh nhân suy giảm miễn dịch đã phân tích cho thấy tỷ lệ từng loài của mỗi nơi cũng khác nhau.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích