Ấn Độ đang vật lộn với dịch sốt bùng nổ?

Ngày 21/9/2016. BBC News-Ấn độ đang vật lộn với dịch sốt bùng nổ? (Is India in the throes of a fever outbreak?). Mỗi ngày các tin tức đã loan đều buồn bã: người dân bị đau ốm khắp mọi nơi, các bệnh sốt do vi-rút đang gây khó khăn cho thành thố, thị trấn hay một số làng xã ở Ấn Độ.

Thủ đô Delhi đang chiến đấu với dịch bệnh chikungunya, tiếp theo Haryana đang chiến đấu với bệnh sốt rét, xuống phía nam trung tâm công nghệ thông tin của Bangalore đang vật lộn với 2 dịch bệnh trên. Sốt xuất huyết trở lại với mức độ tồi tệ hơn ở Kolkata và các khu vực lân cận, các bệnh viện ở khu vực đông dân cư Uttar Pradesh rất nhiều bệnh nhân bị sốt. Có phải Ấn Độ đang bị bao vây bởi “dịch sốt”? Nghiên cứu được thực hiện bởi Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (Indian Council of Medical Research_ICMR) có trụ sở tại Delhi, một trong những cơ quan nghiên cứu y khoa lớn nhất thế giới đã đưa ra một số manh mối.
 

Các bệnh viện tại Delhi bị quá tải bệnh nhân mắc các bệnh sốt do vi-rút

 

'Dịch sốt đột ngột gia tăng' (Fever upsurge)

Mỗi phòng thí nghiệm trong 40 phòng thí nghiệm của ICMR trên khắp Ấn Độ kiểm tra mọi thứ lên tới 1.000 mẫu máu trong 1 tháng. 12% trong số này có kết quả dương tính sốt xuất huyết từ tháng 1/2016 tăng lên 5% so với cùng kỳ năm ngoái và 10% của số mẫu xét nghiệm dương tính virus chikungunya từ tháng 7/2016, các mẫu máu kiểm tra cũng tăng gấp đôi tại các phòng lab này từ khi bắt đầu mùa mưa. Cả bệnh sốt xuất huyết và chikungunya là các bệnh do vi-rút được lây truyền do muỗi đốt vào ban ngày, mùa mưa kéo dài cung cấp nhiều nơi nước đọng hơn cho những con muỗi mang dịch bệnh trú ngụ và sinh sản. Sốt xuất huyết có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời và chikungunya gây tàn tật cho bệnh nhân do cơn đau khớp dữ dội. TS. Soumya Swaminathan, giám đốc ICMR cho biết: “Có sự bùng nổ dịch bệnh sốt xuất huyết và chikungunya trên khắp cả nước trong năm nay”.

Đó không phải là tất cả, trên khắp Ấn Độ 70 người tử vong và hơn 36.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết từ tháng 1/2016, theo Bộ Y tế (MOH) hầu hết số ca mắc được báo cáo từ West Bengal và Orissa ở phía đông và Kerala và Karnataka ở phía nam. Cũng vậy, hơn 14.650 ca mắc vi-rút chikungunya được phát hiện cho đến nay với 9.427 ca ở Karnataka, là nơi bị ảnh hưởng dịch bệnh tồi tệ nhất, tiếp theo là Delhi và phía tây Maharashtra.Sự gia tăng bệnh sốt rét cũng tiếp tục: Ấn Độ đã ghi nhận hơn 800.000 ca mắc và 119 ca chết sốt rét trong năm nay.


Vi-rút Chikungunya gây tàn tật cho bệnh nhân do những cơn đau dữ dội

Có phải là đại dịch không? (Epidemic?)

Trong tâm trí bạn, những con số này bao gồm các ca bệnh và tử vong được ghi nhận. Có thể dễ dàng có thêm hàng ngàn ca bệnh và tử vong mà chưa được báo cáo tại quốc gia rộng lớn này và với một cơ sở y tế công cộng yếu kém như thế vì vậy sự gia tăng số ca mắc có phải là một “đại dịch” sốt ở quốc gia này? Một lý do về sự gia tăng này là các xét nghiệm kiểm tra tăng và báo cáo các ca sốt, ít nhất là tại các thành phố và thị trấn vì vậy tổng số ca mắc tiếp tục gia tăng: ví dụ chỉ các ca sốt xuất huyết đã tăng từ 28.292 ca trong năm 2010 lên đến gần 100.000 ca trong năm 2015, số ca tử vong “chính thức” do sốt xuất huyết mỗi năm trong giai đoạn này dao động giữa 110 và 242 ca.


Theo truyền thống Ấn Độ cố gắng xử lý các vi-rút do muỗi truyền khi bên ngoài “mờ sương”

Cũng vậy, Ấn Độ không còn xa lạ với các bệnh sốt nhiệt đới như sốt xuất huyết, sốt rét, thương hàn, bệnh cúm thông thường, bệnh trùng xoán móc câu trong mùa mưa. Nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng, nước đọng, muỗi phát triển và bạn dễ bị sốt, “bệnh của vùng áp thấp nhiệt đới”, theo lời của nhà báo người Ba Lan và tác giả Ryszard Kapuściński. Các bệnh nhân đến bệnh viện và các phòng khám, phàn nàn về các triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau mỏi, nổi mẩn ngứa, mê sảng và ho cùng các triệu chừng khác nhưng các chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng góp phần gây ra dịch bệnh.

'Lượng mưa không thể dự đoán' (Unpredictable rainfall)

TS. Swaminathan cho biết: “Lượng mưa trở nên không thể dự đoán, muỗi thích nghi với môi trường thành thị có hoạt động xây dựng diễn ra quanh năm, dẫn tới các vũng nước đọng nơi chúng sinh sản dễ dàng”, các vi-rút do muỗi truyền cũng đang biến đổi và phát triển kháng với thuốc điều trị. Theo truyến thống Ấn Độ có gắng xử lý các virus này bằng “phun sương” ngoài trời tạo ra một lớp sương mỏng thuốc diệt côn trùng làm giảm tỷ lệ sống sót của muỗi nhưng phương pháp này ít hiệu quả vì chỉ tấn công muỗi trưởng thành chứ không diệt được ấu trùng (loăng quăng/bọ gậy). Muỗi có vòng đời 3 tuần do đó cần tiêu diệt sớm các ấu trùng này bằng bất cứ biện pháp nào trước khi chúng trưởng thành thì việc loại trừ ổ bệnh mới đạt hiệu quả. Vì vậy những gì Ấn Độ cần hơn là các chương trình tiêu diệt ấn trùng, đó là các thuốc diệt côn trùng được chấp thuận bởi WHO có thể được đặt trong thùng chứa nước, rác, nhà vệ sinh và các nguồn chứa nước. Chính quyền cho biết MOH đã phân phát các thuốc diệt côn trùng như trên trong cộng động để tiêu diệt ấu trùng.


Hơn 1 triệu người mắc bệnh sốt rét tại Ấn Độ mỗi năm

Ấn Độ cũng có kế hoạch đưa ra các thử nghiệm đối với muỗi bị nhiễm vi khuẩn ngăn chặn sốt xuất huyết, vi khuẩn trong tế bào Wolbachia không thể lây truyền sang người và hoạt động như là một văc-xin đối với muỗi mang bệnh sốt xuất huyết Aedes aegypti và ngăn vi-rút phát triển trong cơ thể có vi khuẩn này. Hy vọng là chúng sẽ phát triển, sinh sản và trở nên chiếm đa số trong các con muỗi, do đó giảm số ca mắc sốt xuất huyết. Cho đến nay Ấn Độ quản lý để thực hiện tất cả điều này trên phạm vi rộng lớn với sự tham gia rộng rãi hơn trong cộng đồng, tuy nhiên sốt và sốt rét sẽ tiếp tục xảy ra tại quốc gia này.

Ngày 27/09/2016
CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Biên dịch từ BBC News)