Bệnh do ký sinh trùng sán dây đường ruột có liên quan đến vật chủ con người

Giới thiệu bệnh:

Loại ký sinh trùng Dipylidium caninum thuộc họ Dilepididae được tác giả Linnaeus (đây cũng chính là một trong hai tác giả tìm ra và đặt tên cho loài sán lá gan lớn) phát hiện ra năm 1758 và bổ sung một số chi tiết cho vòng đời vào năm 1892 do tác giả Railliet gọi tên là giun đũa chó bào tử đôi (double-spored dog tapeworm). Một số thuật ngữ đồng nghĩa với loài Dipylidium caninum Taenia canina (Linnaeus.,1758), T.cucumerina (Bloch.,1782), Dipylidium cucumerina (Bloch.,1782; Leuckart., 1863) và D.sexcoronatum (V.Razt., 1900).

Dipylidium caninum còn được gọi là sán dây dưa chuột (cucumber tapeworm), đây là sán dây trong quá trình nhiễm bệnh có liên quan đến một số loài bọ chét, bao gồm chó, mèo và vật cưng nuôi trong gia đình, đặc biệttrẻ em thường tiếp xúc với chúng.

Bệnh do Dipylidium caninum có tên gọi là Dipylidiasishay nhiễm trùng sán dây của chó (dog tapeworm infection).
 

Phân bố địa lý:

Vì đây là một loại ký sinh trùng hay gặp trên họ chó và mèo, phân bố khắp thế giới. Một số báo cáo có đề cập đến bệnh có thể lây nhiễm trên loài mèo hoang dại, mèo sống trong rừng nhiệt đới hoặc nơi đất hoang trong rừng rậm, mèo sống trong rừng cọ, nhiễm trên cầy hương, chồn hương (civet cat), con linh cẩu (hynea), chó rừng (Jackal), chó sống hoang dại hay bán thuần hóa ở Australia (dingo) và loài cáo (fox). Trên người, nhất là trẻ em, sự nhiễm loài ký sinh trùng Dipylidium caninum này được báo cáo có mặt trên nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ, đặc biệt Argentina và châu Á bao gồm Việt Nam.

Điểm qua vật chủ trung gian truyền bệnh: Bọ chét có nhiều loài: Ctenophalides canis, C. felis felis, C. felis orientis. Bọ chét có thân hình dẹp, chân dài nên di chuyển rất nhanh như bò trên da ký chủ hoặc bằng những bước nhảy rất xa. Bọ chét trưởng thành hút máu ký chủ, nhưng ấu trùng thì ăn phân của cha mẹ chúng, bọ chét trưởng thành có thể sống đến 2 tháng mà không cần phải hút máu. Con cái đẻ trứng, trứng rớt xuống đất hoặc sàn nhà, trứng nở thành ấu trùng dạng vòi, rồi thành nhộng. Ở môi trường thuận lợi bọ chét hoàn thành vòng đời khoảng 3 tuần. Bọ chét rất dễ phát hiện, nằm ở vùng không lông hay ít lông như bụng, háng. Gây cho ký chủ ngứa ngáy, viêm da, mụn loét, rụng lông. Nguy hiểm nhất là truyền những bệnh khác ngoài sán dây Dipyllidium caninum như vi khuẩndịch hạch.
 

Hình thái học:

Giun trưởng thành có kích thước trung bình, dài từ 10-70cm hoặc khoảng 18 inches. Toàn bộ đốt chuỗi (strobia) sán sinh sản gồm một chuỗi hàng trăm đốt hình elíp hay hình đốt dài. Đầu có hình thoi, kích thước 0.25-0.5mm đường kính và có 4 miệng hình oval hay hình ly rất sâu và một đuôi kích thước trung bình., vòi có hình gậy, có khả năng thụt ra thụt vào, kích thước 185micron. Miệng của vòi hình cong có đến 1-7 hàng răng và số hàng răng tùy thuộc tuổi của giun; những răng trên hàng thứ nhất là lớn nhất và trên hàng cuối cùng là nhỏ nhất. Phần cổ vừa ngắn vừa thanh mảnh, rộng 0.2mm; những đốt sán chưa trưởng thành gần cổ thì chiều rộng hơn chiều dài và dần dần trở nên hơi vuông khi trưởng thành; những đốt sán già và trưởng thành và có chửa (gravid segments) thì có hình quả bí ngô, to tròn; mỗi đốt sán chứa 2 cơ quan sinh dục đực và cái và hai lỗ sinh dục định vị tại bờ bên của đốt sán. Tinh hoàn của các đốt sán trưởng thành có nang trứng nhỏ, số lượng từ 100-200, phân bố trên toàn bộ đốt sán và càng về cuối đốt sán có hình tua. Buồng trứng hai thùy cà có tuyến noãn hoàn (vitellin glands) hình khối gần chỗ lỗ sinh dục; tử cung phát triển thành một bộ phận không thể thiếu, giống hình mạng lưới; những đốt sán có chửa (gravid segments) có kích thước 12 x 2.7mm chứa đầy trứng trong các tử cung hình đa giác như những tử cung của mẹ chứa màng và phôi thai.

Sán Dipylidium caninum trưởng thành sống trong ruột non của chó hoặc mèo. Nó dùng giác bám vào thành ruột bởi một cấu trúc gọi là rostellum. Loài sán này có 6 hàng răng dính chặt.

Trứng sán hay chùm trứng hoặc thường thấy dạng quả bóng chứa đầy trứng (egg clusters/egg balls) được thải từ vật chủ ra ngoài theo phân và được tiêu hóa bởi các bọ chét, rồi bọ chét lại được tiêu hóa bởi một động vật có vú khác sau khi ấu trùng sán dây này phát triển từng phần. Chẳng hạn, các bọ chét có thể làm lan rộng nhiễm bệnh bao gồm Ctenocephalides canisCtenocephalides felis. Trong mỗi màng phôi thai hay nang trứng chứa từ 5-15 trứng đính kèm, trứng có vỏ mỏng và hình cầu, đường kính kích thước 5-40micron và chứa 3 đôi móc rất sắc trong bọc; vỏ trứng thường không nhìn thấy trong phân vì sự phân hủy và tan rã của các đốt sán có chửa không thương xuyên xảy ra trong ruột của vật chủ.

 
Tầm quan trọng về khâu nhiễm bệnh cho người:

Nhiễm bệnh với D. caninum trên người thường không biểu hiện triệu chứng, dù vậy cũng có một số tác giả báo cáo về triệu chứng lâm sàng như đau bụng, tiêu chảy, ngứa và ngứa taị hậu môn (Reddy, 1982). Tuy nhiên, không có một bàn luận nào về tính sinh bệnh ở vật chủ chó và mèo, tác giả Chappell trình bày rằng nhiễm trùng trên người thường giới hạn chỉ một con sán. Nếu quá trình này giống nhau trên chó và mèo thì tác động của nhiễm cũng giống nhau trên cả hai. Một số báo cáo khác cho thấy bằng chứng trái ngược, đén 25% trường hợp nhiễm có liên quan đa nhiễm nhưng không thấy tính sinh bệnh khác biệt nào được đề cập (Currier 1973)

Hầu hết tất cả trường hợp nhiễm trên người được phát hiện là trên trẻ em, thậm chí là trẻ rất nhỏ (Reid và cs.,1992). Nguyên do thường gặp nhất của mô hình nhiễm bệnh này là gần gũi và lien quan đến thời gian chơi của trẻ với với các vật cưng chó, mèo. Đặc biệt hành vi ôm con vật hôn miệng-miệng giữa con người với con vật, các thầy thuốc khuyên rằng “thói quen hôn chó không được khích lệ với trẻ”(Reddy.,1982; Currier, Kinzer và DeShields.,1973; Reddy.,1982; Reid, Perry và Evans.,1992)

 
Chu
kỳ sinh học:

Sán trưởng thành sống trong ruột non của vật chủ chính (definitive host). Những đốt sán có chửa (gravid segments) tách khỏi chuỗi đổt sán hoặc thành đốt đơn độc hoặc thành chuỗi đốt sán ngắn hơn, rồi sau đó chúng di chuyển tự do và gây kích ứng tại chỗ hậu môn. Đốt sán có chửa cuối cùng của D.caninum có xu hướng cong, giống giun kim E.vermicularis đi ra khỏi hậu môn vào ban đêm hoặc giai đoạn bất hoạt cả ngày(Beaver và cs., 1984). Tuy nhiên, những đốt sán có thể tìm tháy trong phân.bằng cách di chuyển theo nhu động (contractile motion) của các đốt sán có chửa, cỏ trứng chứa trứng bị ly giải, rơi vải trên nền nhà và xung quanh hậu môn vật chủ và trứng này được tiêu hóa bởi ấu trùng bọ chét của chó (larvae of dog flea), bọ chét mèo và bọ chét người (ctenocephalides canis, C.felix hay Pulex irritants). Đẻ trứng trong ruột non, vỏ trứng o­ncosphere bị ly giải, di chuyển đến hemocoel và phát triển thành ấu trùng đóng nang/kén (cysticerrcoid larvae), trong khi đó ấu trùng của bọ chét biến hóa đến giai đoạn trưởng thành, giai đoạn này đỏi hỏi mất hai tuần. Vật chủ chính bị bệnh do tình cờ ăn ấu trùng của bọ chét nàygiai đoạn nhiễm; cysticercoid bị phóng thích, đầu sán lồi ra và dính vào thành ruột của vật chủ chính, sán sẽ trưởng thành sau đó 3-4 tuần.

 
 
Đường lây truyền:
những động vậtnhư chó, mèo cắn côn trùng, bọ chét có lông mao và nuốt vào; ở người thì hầu hết các ca nhiễm bệnh dipylidiasis ở trẻ em, có thể do phơi nhiễm/tiếp xúc với các động vật này hoặc tuổi dung nạp của trẻ. Sự lan truyền bệnh xảy ra do ăn tình cờ những bọ chét bị nhiễm mà các bọ chét này có trong thực phẩm, nước và móng tay. Tiếp xúc mật thiết với các vật nuôi như liếm, hôn giữa miệng các trẻ với chó là một đường lây quan trọng để chuyển cysticercoid đến lưỡi của chó vào vật chủ người. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý rằng túi trứng (sac) đào thải ra ngoài trực tràng của vật chủ rồi phát tán đi khắp nơi. Các đoạn của thân sán (segment) có kích thước bằng hạt gạo và các đoạn này có thể di chuyển. Cuối cùng là các segment này bên ngoài môi trường sẽ bị khô và trông giông như hạt vừng. Khi túi trứng (sac) vở ra và trứng của sán được phóng thích. Bản thân các trứng này không gây nhiễm trên các động vật có vú, mà chúng phải phát triển đạt đến một giai đoạn đặc biệt trước khi nó nhiễm vào vật chủ có vú [1]; điểm thứ 2 là bọ chét không gây hại trực tiếp vật chủ nhưng nó mang mầm bệnh lây lan nhanh và khó tiêu diệt chúng [2];

Bệnh học và triệu chứng học:

Triệu chứng học do số lượng sán ký sinh và mức đáp ứng nhạy cảm của bênh nhân (susceptibility of patient) đói với những sản phẩm chuyển hóa gây ra nó. Biểu hiện triệu chứng có thể từ nhẹ đến trung bình với các dấu chứng và triệu chứng sau: chán ăn, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa nhẹ, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và ngứa vùng xung quanh hậu môn (Faust và cs., 1970).

Chẩn đoán:
 

Người ta chẩn đoán được bệnh này dựa trên quá trình tìm thấy những đốt sán (gravid proglottids) hoặc là đốt riêng rẽ hoặc là chuỗi đốt ngắn hơn trong phân bệnh nhân. Những đốt sán này thường bò nhung nhúc ra khỏi ruột của vật chủ.Những đốt sán có hình dạng quả bí ngô với hiện diện 2 lỗ sinh dục; bọc trứng có chứa trứng hiếm khi tìm thấy trong phân.

Điều trị:

            Với trẻ em nhiễm bệnh thường gây ra tiêu chảy và bồn chồn, khó chịu. Với tất cả trường hợp nhiễm sán dây này, thuóc lựa chọn hàng đầu vẫn là niclosamide hoặc praziquantel. Hướng tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trên người chính là điều trị cho động vật bị nhiễm và giết cả bọ chét.
-Niclosamide: đây là thuốc lựa chọn hàng đầu, hàm lượng viên nén 500mg/ viên, trẻ em 1-2 tuổi uống 1 viên; 2-6 tuổi (11-34kg) uống 2 viên; và người lớn uống 4 viên. Thuốc được uống bằng cách nhai và khi đói và sẽ sạch sau 2 giờ điều trị (Chitchang và cs., 1982).
-Praziquantel cũng là thuốc rất hiệu quả, được cho liều 25mg/kg cân nặng , liều duy nhất (viên hàm lượng 600mg).

Dự phòng:

Loại sán dây truyền qua trung gian vật chủ chó và mèo có mặt khắp nơi. Trong chu kỳ sinh bệnh, loại sán này lấy bọ chét làm trung gian vật chủ quan trọng. Trứng thải qua phân của vật chủ do sán trưởng thành sống trong ruột của mèo hoặc chó nhiễm phải bọ chét có mang ấu trùng ngoài môi trường. Trong bọ chét, ấu trùng phát triển thành nang trùng và sống ở ruột và cuối cùng phát triển thành sán trưởng thành. Chó hay mèo nhiễm sán khi nuốt các bọ chét chứa nang trùng sán này (tapeworm cyst). Hiểu đựợc mô hình truyền bệnh như vậy, chúng ta nên:
-Giáo dục sức khỏe cho trẻ em bằng cách khuyên không nên âu ếm các vật nuôi quá đáng. Điều trị định kỳ (periodic treament) cho chó và mèo sẽ giảm bệnh lây cho người.
-Diệt bọ chét ở các vật nuôi và vật chơi bằng thuốc diệt côn trùng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả (Beaver và cs., 1984). Một số loại thuốc có thể diệt bọ chét như:
+Dipterex 0.3-0.5 %.
+Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xịt cho chó.
+Vòng đeo cổ Preventef (diazenon) trừ được bọ chét trong 4 tháng.
+Frontline với hoạt chất fipronil xịt và xoa lên lông chó, mèo trừ bọ chét 2 tháng.
+Hoặc dùng cho uống định kỳ lufenuron, 1 tháng 1 viên.

 

Ngày 21/02/2008
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang